Nhằm giúp các em học sinh lớp 8 có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị trước kì thi đội tuyển sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Lí thuyết bồi dưỡng ôn thi HSG chương II môn Sinh học 8 năm 2021 được HOC247 biên tập và tổng hợp. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!
LÍ THUYẾT ÔN THI HSG MÔN SINH HỌC 8 CHƯƠNG II
I. Bài Bộ Xương
1. Vai trò của bộ xương:
- Bộ xương tạo nên bộ khung nâng đỡ và giúp cơ thể có hình dạng nhất định.
- Nơi bám cho các cơ.
- Tạo thành khoang cơ thể chứa đựng và bảo vệ nội quan.
- Sinh ra hồng cầu.
2. Cấu tạo của bộ xương
Bộ xương người được chia làm 3 phần : xương đầu, xương thân và xương chi
- Xương đầu : gồm xương sọ và xương mặt
Xương sọ: gồm xương trán, xương đỉnh, xương chẩm, xương thái dương
Xương mặt : xương gò má, xương hàm trên, xương hàm dưới
- Xương thân: gồm cột sống và lồng ngực
+ Cột sống cong hình chữ S gồm:
7 đốt sống cổ
12 đốt sống ngực
5 đốt thắt lưng
5 đốt cùng
1 đốt cụt
+ Lồng ngực gồm 12 đôi xương sườn: 10 đôi sườn thật ( một đầu gắng vào cột sống một đầu gắng vào xương ức) 02 đôi sườn giã ( một đầu gắng vào cột sống , đầu kia tự do)
- Xương chi : Gồm chi trên và chi dưới
+ Xương chi trên : Xương đai vai ( xương đòn, xương bã) xương cánh tay, xương cẳng tay ( xương trụ, xương quay) các xương bàn tay và xương ngón tay
+ Xương chi dưới : Xương đai hông ( xương chậu, xương hán, xương ngồn) xương đùi, xương bánh chè, xương cẳng chân ( xương chày và xương mác) các xương bàn chân và xương ngón chân
- Các loại xương: có 3 loại xương dài, xương ngắn, xương dẹt
- Các loại khớp : có 3 loại :
- Khớp động: có vai trò giúp cơ thể cử đông dễ dàng, linh hoạt trong hoạt động chấn tay
- Khớp bán động: có vai trò giúp cơ thể củ động hạn chế tạo dáng đứng thẳng ( cột sống)
- Khớp bất động : có vai trò cố định, tạo khung vảo vệ các phần bên trong ( hộp sọ)
Câu 1: Tìm những điểm giống nhau và khác nhau giưa xương tay và xương chân ?
Giống nhau : Đều có các phần tương ứng:
Xương tay: xương đai vai , xương cáng tay, xương cẳng tay, các xương bàn tay và xương ngón tay.
Xương chân : Xương đai hông, xương đùi, xương cẳng chân , các xương bàn chân và xương ngón chân.
Khác nhau:
Xương tay
|
Xương chân
|
Câu 2: Ghi tên các bộ phận của xương khớp gối theo thứ tự các số sau:
II. Bài Cấu tạo và tính chất của xương
- Cấu tạo của xương dài: Xương dài gồm 2 phần: Đầu xương và thân xương.
Các phần của xương |
Cấu tạo |
Chức năng |
Đầu xương |
Sụn bọc đầu xương
Mô xương xốp gồm các nan xương |
Giảm ma sát trong các khớp Phân tán lực tác động Tạo các ô chứa tủy đỏ |
Thân xương |
Màng xương Mô xương cứng Khoang xương |
Giúp xương to ra về bề ngang Chịu lực, đảm bào vững chắc Chức tủy đỏ ở tre em sinh hồng cầu, chứ tủy vàng ở người lớn. |
Câu 1: Xương to ra là do đâu? ở lứa tuổi nào xương phát triển nhanh, tại sao ? ở lứa tuổi nào xương bị giòn gãy? Tại sao ?
Trả lời :
+ Xương to ra về bề ngang là do các tế bào màng xương phân chia tao ra những tế bào mới đẩy vào trong và hóa xương
+ Ở tuổi thanh thiếu niên và nhất là tuổi dậy thì xương phát triển rất nhanh. Đến 18-20 tuổi ( với nữ) và 20-25 tuổi ( với nam) thì xương phát triển chặm lại. ở người trưởng thành sụn tăng trưởng không còn khả năng hóa xương do đó người không cao thêm. Người già, xương bị phân hóa nhanh hơn sự tạo thành, đồng thời tỉ lê cốt giao ( chất hữu cơ) giảm vì vậy xương xốp, giòn, dễ gãy và sự phục hồi diễn ra chặm, không chắc chắn
(Xương dài ra do sự phân chia các tế bào lớp sụn tăng trưởng.)
Câu 2: Trình bài thí nghiệm để chứng minh chất hữu cơ quy định tính mềm dẽo của xương còn chất vô cơ quy định tính rắn chắc của xương ? giải thích tại sao ?
Trả lời :
+ Lấy một xương dùi ếch ngăm trong cốc đựng dung dịch axit clohidric 10% sau 10 đến 15 phút lấy ra , uốn lại thấy xương cong và mếm dẽo
Tại vì : Axit HCl đã tác dụng với chất vô cơ của xương làm chất vô cơ bị phân hủy, chỉ còn lại chất hữu cơ đó đó xương dẽo
+ Đốt xương đùi ếch trên ngọ lữa đèn cồn cho đến khi xương không còn cháy nữa, không còn thấy khối bay, để nguội, bốp xương ta thấy xương cứng nhưng vở ra từng mãnh nhỏ
Tại vì khi đốt xương chất hữu cơ đã cháy hết chỉ còn lại chất vô cơ nên xương có đọ rắn chắc. Chất vô cơ quy định tính rắn của xương.
III. Bài Cấu tạo và tính chất của cơ
1). Cấu tạo bắp cơ và TB cơ.
a. Cấu tạo bắp cơ:
- Bên ngoài là màng liên kết, 2 đầu thon có gân, phần bụng phình to. Bên trong bắp cơ có các bó cơ với nhiều sợi cơ.
b. Cấu tạo TB cơ ( sợi cơ).
- TB cơ có nhiều tơ cơ. Tơ cơ được chia thành tơ cơ dầy và tơ cơ mảnh.
+ Tơ cơ dày (có mấu sinh chất) nằm ở đĩa tối.
+Tơ cơ mảnh (trơn) nằm ở đĩa sáng.
* Đơn vị cấu trúc: Là giới hạn giữa tơ cơ mảnh và tơ cơ dày (đĩa tối ở giữa, 2 nữa đĩa sáng ở hai đầu
Tính chất của cơ.
-Tính chất của cơ là sự co và dãn
- Sự co cơ: Là quá trình tơ cơ mảnh của đĩa sáng xuyên sâu vào tơ cơ dày ở đĩa tối làm cho TB cơ ngắn lại
- Co cơ khi có kích thích của môi trường và chịu ảnh hưởng của hệ TK.
IV. Bài Hoạt động cơ
1. Công cơ:
- Khi cơ co sinh ra một lực tác động vào vật làm vật di chuyển tức là đã sinh ra công.
- Công của cơ phụ thuộc vào các yếu tố:
- Trạng thái thần kinh.
- Nhịp độ lao động.
- Khối lượng của vật.
- Cách tính công của cơ:
A = F. s ( F = m . 10 )
- A : Công của cơ ( N.m = J )
- F : Lực tác động (N).
- s : Quãng đường di chuyển vật (m).
2 Sự mỏi cơ
* Mỏi cơ: Là hiện tượng cơ làm việc nặng và lâu dẫn đến giãm biên độ co cơ rồi từ từ ngừng hẳn.
a. Nguyên nhân của sự mỏi cơ:
+ Lượng oxi cung cấp cho cơ thiếu.
+ Năng lượng cung cấp ít.
+ Sản phẩm tạo ra là axítlactic, tích tụ đầu độc cơ làm cơ mỏi.
b. Biện pháp chống mỏi cơ:
- Hít thở sâu.
- Uống nước đường.
- Xoa bóp cơ.
- Cần có chế độ học tập làm việc và nghỉ ngơi hợp lí.
* Để tăng khả năng làm việc của cơ cần:
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, lao động chân tay
- Trạng thái thần kinh sảng khoái
- Khối lượng và nhịp co cơ phù hợp.
V. Bài Tiến hóa hệ vận động, vệ sinh hệ vận động
1. Sự tiến hoá của bộ xương nguời so với bộ xương thú.
Các phần so sánh |
Bộ xương người |
Bộ xương thú |
1. Tỉ lệ sọ não/mặt 2. Lồi cằm xương mặt |
Lớn Phát triển |
Nhỏ Không có |
3. Cột sống 4. Lồng ngực |
Cong ở 4 chỗ Nở rộng sang 2 bên |
Cong hình cung Nở theo chiều lưng-bụng |
5. Xương chậu 6. Xương đùi 7. Xương bàn chân
8. Xương gót chân |
Nở rộng Phát triển, khỏe Xương gót ngắn, bàn chân hình vòm Lớn, phát triển về phía sau |
Hẹp Bình thường Xương gót dài, bàn chân phẳng Nhỏ |
Câu 1: Tìm những đặc điểm chứng minh bộ xương người có cấu tạo hoàn toàn phù hợp với tư thế đứng thẳng và lao động bằng tay.
Bộ xương người có cấu tạo hoàn toàn phù hợp với tư thế đứng thẳng và lao động bằng tay.
- Hộp sọ lớn.
- Lồi cằm ở xương mặt phát triển.
- Cột sống có 4 chỗ cong.
- Lồng ngực mở rộng sang 2 bên.
- Xương chậu mở rộng.
- Bàn chân hình vòm, xương ngón ngắn. Xương gót lớn phát triển về phía sau.
3. Vệ sinh hệ vận động.
* Để có xương chắc khỏe và hệ cơ phát triển cân đối cần chú ý:
- Nên có chế độ dinh dưỡng hợp lí.
- Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng sáng
- Rèn luyện thân thể và lao động vừa sức.
* Để chống cong vẹo cột sống cần chú ý.
- Mang vác đều ở hai vai.
- Tư thế ngồi học, làm việc ngay ngắn, không nghiên vẹo
-----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là toàn bộ nội dung Lí thuyết bồi dưỡng ôn thi HSG chương II môn Sinh học 8 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: