YOMEDIA

Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 8 năm 2021 Trường THCS Khương Đình có đáp án

Tải về
 
NONE

Với mong muốn có thêm tài liệu ôn tập giúp các em học sinh lớp 8 ôn tập, rèn luyện kĩ năng làm đề chuẩn bị cho kì thi đội tuyển sắp tới. HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 8 năm 2021 Trường THCS Khương Đình có đáp án gồm phần đề và đáp án giải chi tiết. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em đạt kết quả học tập tốt.

ADSENSE

TRƯỜNG THCS

KHƯƠNG ĐÌNH

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 8

Thời gian: 90 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

I. Trắc Nghiệm

Chọn ý trả lời đúng trong các câu dưới đây:

Câu 1: Nhân tế bào có chức năng gì?

  1. Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào
  2. Giúp tế bào thực hiện trao đổi chất
  3. Thực hiện các hoạt động sống của tế bào
  4. Là đơn vị cấu tạo và chức năng của cơ thể

Câu 2: Nơi trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài là:

A. Khoang mũi            B. Thanh quản                 C.Khí quản và phế quản           D. Phổi

Câu 3: Cấu tạo thành ruột non gồm:

A. Cơ dọc, cơ chéo                                                       C. Cơ vòng, cơ chéo

B. Cơ vòng, cơ dọc                                                       D. Cơ vòng, cơ dọc, cơ chéo

Câu 4: Dịch mật tiết ra từ:

A. Gan                         B. Tuyến ruột                   C. Tuyến tuỵ                      D. Tuyến vị

Câu 5: Enzim biến đổi thức ăn có trong nước bọt là:

A. Enzim pepsin          B. Enzim lipaza               C. Enzim amilaza               D. Enzim tripsin

Câu 6: Gồm những tế bào xếp sít nhau phủ ngoài cơ thể, lót bên trong các cơ quan rỗng như ống tiêu hoá, dạ dày,…là đặc điểm của:

A. Mô thần kinh          B. Mô lien kết                  C. Mô cơ                            D. Mô biểu bì

Câu 7: Trong thức ăn cơm, gạo có chứa nhiều chất:

A. Protein                    B. Gluxit                           C. Lipit                              D. Muối khoáng

Câu 8: Loại thức ăn có chứa nhiều Lipit là:

A. Mỡ lợn                    B.Rau xanh                      C. Thịt bò                           D. Đậu

 

II. Tự Luận

Câu 1: Sự mỏi cơ là gì? Nguyên nhân của sự mỏi cơ? Biện pháp khắc phục sự mỏi cơ?

 

Câu 2: Trình bày những đặc điểm tiến hoá của bộ xương người so với bộ xương thú?

 

Câu 3: a) Bạch cầu có những hoạt động nào trong việc bảo vệ cơ thể?

            b) Vacxin là gì? Vì sao người được miễn dịch sau khi tiêm phòng vacxin?

 

Câu 4: Sự biến đổi hoá học ở ruột non đươc thực hiện đối với những loại chất nào trong thưc ăn? Sự biến đổi đó diễn ra như thế nào?

 

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

A

D

B

A

C

D

B

A

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1

Vẽ sơ đồ cấu tạo tế bào động vật. Trình bày chức năng cơ bản các bộ phận của tế bào ?

 

Câu 2

         Sự phân hóa khác nhau giữa xương tay với xương chân thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động như thế nào ?

 

Câu 3

Giải thích nhận định sau: Dù răng và dạ dày có nghiền nát thức ăn nhỏ đi đến mức nào chăng nữa thì cơ thể vẫn chết đói nếu tuyến tiêu hóa không hoạt động.

 

Câu 4

Có bạn cho rằng: Tiêm chủng vacxin là để chữa  bệnh.

Em hãy đánh giá quan điểm trên.

 

Câu 5

         Em hãy cho biết biến đổi cơ bản nhất mà hoocmôn testôstêrôn và hooc môn ơstrôgen gây nên ở tuổi dậy thì ?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

- Vẽ được CTTB với chú thích đúng với các bộ phận chính: Màng, TBC, Nhân cùng các bào quan cơ bản:Ti thể, lưới nội chất, Gôn gi, RBX, Trung thể

- Chức năng cơ bản các bộ phận:

         + Màng TB: Giúp TB thực hiện TĐC với môi trường

         + Chất TB: Thực hiện các hoạt động sống của TB

            + Nhân: ĐK mọi HĐ sống của TB

 

----

 -(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1

a, Nêu tóm tắt sự tuần hoàn máu trong hai vòng tuần hoàn của người? Hệ tuần hoàn có tính tự điều chỉnh như thế nào?

b, Huyết áp là gì? Vì sao càng xa tim huyết áp càng nhỏ?

c, Hai người có chỉ số huyết áp là 80/120,150/180. Em hiểu điều đó như thế nào? tại sao người mắc bệnh huyết áp cao không nên ăn mặn?

 

Câu 2

a, Phân biệt sự khác nhau giữa tế bào thực vật  và tế bào động vật?

b,  Phân tích những đặc điểm tiến hoá của hệ cơ người so với hệ cơ thú?

 

Câu 3

a,Chứng minh rằng đồng hoá và dị hoá là hai quá trình mâu thuẫn nhưng thống nhất trong cùng một cơ thể sống?

b, So sánh nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức? Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì?

 

Câu 4

a,  Khi nghiên cứu về chức năng của tủy sống trên một con ếch tủy, một bạn học sinh vô tình đã làm đứt một số rễ tủy, bằng cách nào em có thể phát hiện được rễ nào còn, rễ nào bị đứt. Hãy giải thích.

b, Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha?

 

Câu 5

a, Giải thích vì sao khi thở sâu và giảm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp?

b, Tại sao khi dừng chạy rồi mà chúng ta vẫn phải thở gấp thêm một thời gian rồi mới hô hấp trở lại bình thường?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a,Tuần hoàn máu trong hai vòng tuần hoàn của người là:

- Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu đỏ thẫm từ tâm thất phải →  ĐM phổi  →  Phổi(TĐK nhường CO2 nhậnO2 biến máu đỏ thẩm trở thành máu đỏ tươi)  →  TM phổi         Tâm nhĩ trái.

- Vòng tuần hoàn lớn: Máu đỏ tươi từ tâm thất trái    →   ĐM chủ      

Tế bào của các cơ quan( TĐC nhường O2 cho tế bào,nhận CO2 biến máu đỏ tươi thành máu đỏ thẫm)     →     TM chủ   →   Tâm nhĩ phải.

- Hệ tuần hoàn có tính tự điều chỉnh cao: đặc tính của hệ tuần hoàn làm việc liên tục suốt đời không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan hay khách quan của con người.

+ Pha giãn chung bằng pha làm việc là 0,4 giây, sự nhịp nhàng giữa hai pha co giãn làm cho tim hoạt động nhịp nhàng.

+ Trên thành tim có hạch tự động đảm bảo sự điều hòa hoạt động của tim khi tăng nhịp và giảm nhịp.

+ Hệ tuần hoàn có đội quân bảo vệ cực mạnh tạo ra hệ thống miễn dịch đó là các loại bạch cầu hàng rào bảo vệ, làm cho máu trong sạch.

+ Mao mạch dễ vỡ do đó là cơ chế tự vệ có hiệu quả khả năng đông máu trong máu có hồng cầu và huyết tương, tiểu cầu giải phóng ra enzim và protein hòa tan với ion Ca++ khi mạch vỡ thay đổi áp suất tạo ra tơ máu gây nên đông máu, nhờ có cơ chế này mà hệ tuần hoàn luôn là một dòng trong suốt.

b, Huyết áp là áp lực của máu trong mạch do tim co bóp gây ra. Huyết áp ở trong mạch đạt tối đa tương ứng với thời gian tâm thất co và đạt tối thiểu khi tâm thất dãn. Càng gần tim áp lực càng lớn thì huyết áp lớn và càng xa tim áp lực càng nhỏ thì huyết áp càng nhỏ. Vì năng lượng do tâm thất co đẩy máu đi càng giảm trong hệ mạch, dẫn đến sức ép của máu lên thành mạch càng giảm dần.

c, 120 mmHg là huyết áp tối đa, 80 mmHg là huyết áp tối thiểu. Người có chỉ số này là huyết áp bình thường. Huyết áp 150 mmHg là huyết áp tối thiểu, 180 mmHg là huyết áp tối đa, người có chỉ số này là người cao huyết áp.

* Người bị cao huyết áp không nên ăn mặn vì:

- Nếu ăn mặn nồng độ Na trong huyết tương của máu cao và bị tích tụ hai bên thành mạch máu, dẫn đến tăng áp suất thẩm thấu của mao mạch, mạch máu hút nước tăng huyết áp.

- Nếu ăn mặn làm cho huyết áp tăng cao đẫn đến nhồi máu cơ tim, vỡ động mạch, đột quỵ, tử vong.

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1

Một ngư­ời hô hấp bình th­ường là 18 nhịp/ 1 phút, mỗi nhịp hít vào với một lượng khí là 420 ml. Khi ngư­ời ấy tập luyện hô hấp sâu 12 nhịp/ 1 phút, mỗi nhịp hít vào là 620 ml không khí.

a. Tính l­ưu lư­ợng khí lư­u thông, khí vô ích ở khoảng chết, khí hữu ích ở phế nang của ng­ười hô hấp thư­ờng và hô hấp sâu được thực hiện trong mỗi phút?

b. So sánh lư­ợng khí hữu ích giữa hô hấp thư­ờng và hô hấp sâu trong mỗi phút?

(Biết rằng lư­ợng khí vô ích ở khoảng chết của mỗi nhịp hô hấp là 150 ml ).

 

Câu 2

a. Nêu chức năng của ruột non? Ruột non có cấu tạo như thế nào để phù hợp với chức năng đó?

b. Thành phần nước tiểu đầu khác với máu như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó ?

 

Câu 3

a. Phân biệt trao đổi chất với sự chuyển hóa vật chất và năng lượng

b. Năng lượng được giải phóng ở tế bào được sử dụng vào những hoạt động nào? Cơ thể ở trạng thái “nghỉ ngơi” có tiêu dùng năng lượng không? Vì sao?

 

Câu 4

Trình bày cấu tạo và chức năng của nơron?

 

Câu 5

a. Trình bày thí nghiệm của Các lanstâynơ?

b. Phân tích cơ sở khoa học để kết luận nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho, nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận.

c. Vì sao nói máu, nước mô, bạch huyết là môi trường trong của cơ thể?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a/ khi ng­ười ta hô hấp bình thư­ờng khí l­ưu thông trong 1 phút là :

               18.420 = 7560 (ml)                                                             

L­ưu lư­ợng khí ở khoảng chết mà ng­ười đó hô hấp th­ường trong 1 phút là ( vô ích )

            18.150 = 2700 (ml)                                                                

- Lư­ợng khí hữu ích 1 phút hô hấp th­ường là:

            7560 – 2700 = 4860 (ml)                                                       

b/         Khi ng­ười đó hô hấp sâu:

- L­ưu l­ượng khí l­ưu thông  trong 1 phút là:

            12.620 = 7440 (ml)                                                    

- L­ưu l­ượng khí vô ích ở khoảng chết trong 1 phút là:                                                          12.150 = 1800 (ml)                                                    

-  1 phút ng­ười đó hô hấp sâu với l­ưu l­ượng khí hữu ích là :

            7440 – 1800 = 5640 (ml).

Trong 1 phút l­ượng khí hô hấp sâu hơn hô hấp th­ường là:

5640 – 4860 = 780 (ml)

----

-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1

 Hệ tuần hoàn máu gồm những thành phần nào? Nêu cấu tạo của các thành phần trong hệ mạch, vì sao lại có sự khác nhau đó?
 

Câu 2

 Hãy cho biết một chu kỳ co dãn của tim? Vì sao tim hoạt động liên tục, suốt đời mà không mệt mỏi?
 

Câu 3

 Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào? Nêu mối quan hệ về sự trao đổi chất ở hai cấp độ này?
 

Câu 4
a) Nêu đặc điểm, cấu tạo và chức năng của đại não người? Chứng tỏ sự tiến hóa của người so với động vật khác trong lớp thú?
b) Trên một con ếch đã mổ để nghiên cứu rễ tủy, em Dũng đã vô ý thúc mũi kéo làm đứt một số rễ, bằng cách nào em có thể phát hiện được rễ nào còn, rễ nào mất? Hãy giải thích cơ sở đó?
 

Câu 5
Phân biệt bệnh bướu cổ do thiếu iốt và bệnh Bazơđô?
 

ĐÁP ÁN

Câu 1

* Hệ tuần hoàn máu gồm các bộ phận chủ yếu: Tim, động mạch, tĩnh mạch, mao mạch và hệ bạch huyết

* Hệ mạch gồm có động mạch, tĩnh mạch và mao mạch:
- Động mạch và tĩnh mạch đều được cấu tạo bởi 3 lớp chính: Biểu bì, cơ trơn và mô liên kết tuy nhiên động mạch dày hơn tĩnh mạch vì động mạch dẫn máu từ tim đến cơ quan®phải chịu áp lực lớn còn tĩnh mạch dẫn máu từ cơ quan về tim nên áp lực tác dụng lên thành mạch nhỏ hơn.

- Mao mạch chỉ gồm có một lớp biểu bì dẹt để các chất dinh dưỡng và oxi ở trong máu thấm qua đến tế bào và ngược lại chất bài tiết từ tế bào thấm qua nước mô rồi vào máu một cách dễ dàng

 

Câu 2
- Một chu kỳ hoạt động tim gồm 3 pha, khoảng 0,8 giây, pha co 2 tâm nhĩ 0,1 giây; pha co 2 tâm thất 0,2 giây, giãn chung 0,4 giây.

- Tâm nhĩ co 0,1 giây, ghỉ 0,7 giây, tâm thất co 0,3 giây, nghỉ 0,5 giây®thời gian nghỉ ngơi nhiều đủ phục hồi hoạt động

-----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 8 năm 2021 Trường THCS Khương Đình có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF