Bài văn mẫu: Cảm nhận về hình ảnh con người lao động trên sông nước qua nhân vật dượng Hương Thư trong đoạn trích Vượt thác của Võ Quảng là một trong những tài liệu hữu ích dành cho các em tham khảo, nhằm giúp các em rèn luyện kĩ năng viết văn được chính xác và hấp dẫn hơn. Chúc các em học tốt! Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Vượt thác để nắm vững hơn những kiến thức cần đạt khi học tác phẩm này.
1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
2. Dàn bài chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu sơ qua và Dượng Hương Thư
- Tham khảo: Có lẽ khi đọc “Vượt thác” của nhà văn Võ Quảng người đọc không chỉ cảm nhận được cảnh sắc thiên nhiên Việt Nam hùng vĩ mà ở đó còn có vẻ đẹp anh dũng của con người lao động trên sông Thu Bồn – không ai khác đó chính là nhân vật dượng Hương Thư.
b. Thân bài
* Hoàn cảnh xuất hiện của nhân vật
- Lái thuyền vượt thác giữa mùa nước to. Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng.
- Thuyền vùng vằng cứ chực tụt xuống.
- Đầy khó khăn nguy hiểm, cần tới sự dũng cảm của con người.
* Miêu tả về vẻ đẹp của dượng Hương Thư khi đang vượt thác
- Ngoại hình và hành động của dượng Hương Thư
- Như một pho tượng đồng đúc
- Các bắp thịt cuồn cuộn
- Hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra
- Cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào
- Giống như một hiệp sĩ của Trường sơn oai linh hùng vĩ.
→ Hành động mạnh mẽ, dứt khoát, dám đương đầu với thác dữ.
⇒ Khắc hoạ vẻ đẹp rắn chắc, dũng mãnh của nhân vật, biểu thị sức mạnh, sự cố gắng hết sức tập trung tất cả tinh thần và nghị lực để chiến đấu với dòng thác.
* Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật trong quá trình miêu tả nhân vật
- Miêu tả dượng Hương Thư được so sánh đối đầu với thác dữ và so sánh dượng Hương Thư khi đang làm việc và ở nhà
- Dùng thành ngữ, so sánh ngang bằng với động tác thả sào và rút sào nhanh như cắt và hình ảnh con người như một pho tượng đồng đúc …
- Dùng hình ảnh cường điệu, tưởng tượng: dượng Hương Thư “giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ” gợi sự liên tưởng với những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đam San, bằng xương, bằng thịt ở thời hiện đại đang hiển hiện trước mắt người đọc, nhằm khắc họa nổi bật.
→ Tôn vinh sức mạnh của con người nhằm chế ngự thiên nhiên dám đối đầu với thiên nhiên.
⇒ Tác giả sử dụng cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh “dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ”
=> Làm nổi bật một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, can đảm, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công việc và thử thách.
c. Kết bài
- Nêu được vẻ đẹp dũng mãnh, kiên cường của con người khi chiến đấu với thiên nhiên để có cái ăn cái mặc
- Cảm xúc của em về nhân vật dượng Hương Thư.
Bài văn mẫu
Đề bài: Cảm nhận về hình ảnh con người lao động trên sông nước qua nhân vật dượng Hương Thư trong đoạn trích “Vượt thác" của tác giả Võ Quảng.
Gợi ý làm bài
Có lẽ khi đọc “Vượt thác” của nhà văn Võ Quảng người đọc không chỉ cảm nhận được cảnh sắc thiên nhiên Việt Nam hùng vĩ mà ở đó còn có vẻ đẹp anh dũng của con người lao động trên sông Thu Bồn – không ai khác đó chính là nhân vật dượng Hương Thư.
Ở đoạn đầu nó như báo hiệu sự khó khăn thử thách đang chờ trước mắt con người. Thuyền phải vượt qua nhiều thác dữ. Nước ngày một lên cao phóng giữa hai hai vách đá dựng đứng. Dượng Hương một mình với cơn lũ thuyền cứ vùng vằng cứ chực trụt xuống. Và cho đến chiều tối, thì con thuyền cũng vượt qua khỏi thác cổ cò. Ở những dòng cuối này người ta lại thấy “dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước” cảnh vật như hòa vào niềm vui chung cùng con người, chiếc thuyền đã vượt qua cơn thác lũ, con người đã chiến thắng được thiên nhiên .
-- Để xem được đầy đủ tài liệu, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HOC247 để dowload tài liệu về máy --
Trước khi vượt qua thác dữ Dượng Hương được sai nấu cơm ăn cho chắc bụng còn có sức chèo thuyền. “Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng “soạc”! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương ghì chặt trên đầu sào, lấy lại thế trụ giúp chú hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. Chiếc sào của dượng Hương dưới sức chống cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống quay đầu quay về lại Hòa Phước”. Hình ảnh dượng Hương với những động tác thuần thục vượt qua cơn lũ rõ ràng và nhanh như cắt. “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.” Dượng hương Thư hoàn toàn khác với một dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ, trong cơn thác lũ người ta thấy một người anh hùng gan dạ, dũng cảm và có kinh nghiệm sức khỏe khi băng qua con thác dữ. Tác giả như vẽ nên một nét đẹp hoàn mỹ – nét đẹp của người dân lao động có thể chiến thắng vượt qua mọi gian nguy.
Bằng nghệ thuật tả người từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác rất tự nhiên và sinh động. Cho người đọc cảm nhận được sức mạnh chiến thắng thiên nhiên của Dượng Hương Thư. Thể hiện sức mạnh của dân lao động không chịu lùi bước trước bất kì khó khăn thử thách nào của thiên nhiên.
Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Hi vọng, bài văn mẫu: Cảm nhận về hình ảnh con người lao động trên sông nước qua nhân vật dượng Hương Thư trong đoạn trích “Vượt thác" của tác giả Võ Quảng sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo.
--- MOD Ngữ văn HOC247 (Tổng hợp và biên soạn)