YOMEDIA

Giải Hóa 11 SGK nâng cao Chương 5 Bài 34 Ankan - Cấu trúc phân tử và tính chất vật lí

 
NONE

Dưới đây là Hướng dẫn giải Hóa 11 SGK nâng cao Chương 5 Bài 34 Ankan - Cấu trúc phân tử và tính chất vật lí được hoc247 biên soạn và tổng hợp, nội dung bám sát theo chương trình SGK Hóa học 11 nâng cao giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn tập kiến thức hiệu quả hơn. 

ADSENSE

Bài 1 trang 142 SGK Hóa 11 nâng cao

Dựa vào hình 5.1, hãy vẽ mô hình rỗng và mô hình đặc của CH4 và C2H6

Hướng dẫn giải:

Mô hình dạng rỗng và đặc của CH4

Mô hình của C2H6


Bài 2 trang 142 SGK Hóa 11 nâng cao

Bạn em đang phân vân không hiểu 2 công thức dưới đây biểu diễn 2 chất khác nhau hay cùng một chất:

a) Em hãy nêu ý kiến của mình và giải thích cho bạn

b) Hãy trình bày cách thức giải bài tập này bằng mô hình làm từ những chất liệu có sẵn quanh ta.

Hướng dẫn giải:                                                           

Hai công thức biểu diễn cùng một chất vì nguyên tử C ở trạng thái sp3sp3 Phân tử có dạng tứ diện, nguyên tử C có tâm tứ diện, ở 4 đỉnh tứ diện là các nguyên tử H, Br, F và chúng có thể hoán đổi vị trí cho nhau.


Bài 3 trang 142 SGK Hóa 11 nâng cao

Những công thức cấu tạo nào sau đây biểu diễn cùng một chất? Vì sao? Hãy chọn tên chúng và chỉ rõ bậc của từng nguyên tử C.

Hướng dẫn giải:

a), b) cùng một chất là : 2,4 – đimetyl pentan

Phân tử có 4 bậc I, 1C bậc II, 2C bậc III.

c), g) cùng một chất là: 2, 3 – đimetyl pentan

Phân tử có 4C bậc I, 1C bậc II; 2C bậc III

d), e) cùng chất là: 2, 4, 4 – trimetyl hexan

Phân tử có 5C bậc I, 2C bậc II, 1C bậc III, 1C bậc IV


Bài 4 trang 143 SGK Hóa 11 nâng cao

Biết rằng thành phần chủ yếu của xăng dầu là hiđrocacbon.

a) Vì sao xăng dầu phản được chứa trong các bình chứa chuyên dụng và phải bảo quản ở nơi những kho riêng?

b) Vì sao tàu chở dầu khí bị tai nạn thường gây ra thảm họa cho một vùng biển rộng.

c) Vì sao khi các chi tiết máy hoặc đồ dùng bị bẩn dầu mỡ người ta thường dùng xăng hoặc dầu hỏa để lau rửa?

d) Vì sao khi bị cháy xăng dầu không nên dùng nước để dập?

Hướng dẫn giải:

Câu a:

Xăng, dầu, dễ bay hơi và rất dễ gây ra phản ứng nổ nên phải bảo quản trong bình chứa chuyên dụng ở những kho riêng.

Câu b:

Dầu không tan trong nước bị tác thành từng lớp nổi lên mặt nước do tác động sóng biển và thủy triều váng dầu trôi đi rất xa, thấm qua sa màng tế bào sinh vật sống trên biển, gây hủy hoại môi trường biển ảnh hưởng đến môi trường sinh thái biển.

Câu c:

Dầu là hỗn hơp hiđrocacbon dễ bị hòa tan trong dung môi xăng cũng là hỗn hợp hiđrocacbon. Vì vậy đồ dùng bị bẩn dầu mỡ người ta thương dùng xăng hoặc dầu hỏa để lau rửa.

Câu d:

Xăng dầu cháy không nên dùng nước dập vì xăng dầu vừa nhẹ hơn nước vừa không tan trong nước. vì vậy khi xăng dầu cháy mà dùng nước sẽ làm cho xăng dầu loãng ra, tiếp xúc với không khí nhiều hơn, làm cho cháy lớn và cháy rộng hơn.


Bài 5 trang 143 SGK Hóa 11 nâng cao

Hãy ghi chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào dấu [...] ở mỗi câu sau:

a) Heptan không tan trong axit sunfuaric loãng [...]

b) Heptan tan tốt trong H2SO4 nguyên chất [...]

c) Heptan tan tốt trong dung dịch NaOH đặc [...]

d) Hepan tan tốt trong benzene [...]

Hướng dẫn giải:

Câu a:

Đ

Câu b:

S

Câu c:

S

Câu d:

Đ

 

Trên đây là nội dung chi tiết Giải bài tập nâng cao Hóa 11 Chương 5 Ankan - Cấu trúc phân tử và tính chất vật lí, với hướng dẫn giải chi tiết, rõ ràng, trình bày khoa học. Hoc247 hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn học sinh lớp 11 học tập thật tốt!

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF