Để giúp các em ôn tập và rèn luyện kỹ năng chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Địa lí năm 2020 - Sở GD&ĐT Thái Bình có đáp án. Mời các em cùng tham khảo!
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI BÌNH |
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LƠP 10 THPT NĂM HỌC: 2019-2020 Môn: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian giao đề) |
Câu I.
1. Cho bẳng số liệu:
Cơ cấu sử dụng lao động theo ngành ở nước ta giai đoạn 1995-2007
(Đơn vi: %)
Năm Ngành kinh tế |
1995 |
2000 |
2005 |
2007 |
Nông, lâm, thủy sản |
71,2 |
65,1 |
57,2 |
53,9 |
Công nghiệp và xây dựng |
11,4 |
13,1 |
18,2 |
20,0 |
Dịch vụ |
17,4 |
21,8 |
24,6 |
26,1 |
Tổng số |
100 |
100 |
100 |
100 |
Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu sử dụng lao động theo ngành ở nước ta giai đoạn 1995-2007.
2. Đời sống của người dân Việt Nam ngày cáng cải thiện được biểu hiện như thế nào?
Câu II.
1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20 và kiến thức đã học, hãy kể tên 4 tỉnh có sản lượng thủy sản khai thác dẫn đầu cả nước. Nêu những thuận lợi về tự nhiên để phát triển ngành khai thác thủy sản của nước ta.
2. Cho biết việc đầu tư trồng rừng đem lại lợi ích gì đối với môi trường sinh thái.
Câu III.
1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28 và kiến thức đã học, hãy chứng minh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều thuận lợi về tự nhiên để phát triển ngành khai thác và nuôi trồng thủy hải sản.
2. Các đảo và quần đảo của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có ý nghĩa như thế nào về kinh tế và quốc phòng đối với cả nước?
Câu IV. Cho bảng số liệu
Tốc độ tăng trưởng đàn gia súc của nước ta giai đoạn 1990-2015
(Đơn vị: %)
Năm Đàn gia súc |
1990 |
2000 |
2010 |
2015 |
Đàn bò |
100 |
132,4 |
186,3 |
172,1 |
Đàn lợn |
100 |
164,7 |
223,3 |
226,3 |
(Nguồn: Niên giám thống kê, NXB Thống kê năm 2013)
1. Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng đàn gia súc của nước ta giai đoạn 1990-2015.
2. Nhận xét và giải thích về tốc độ tăng trưởng đàn gia súc cảu nước ta giai đoạn 1990-2015.
ĐÁP ÁN
Câu I.
1. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu sử dụng lao động theo ngành ở nước ta giai đoạn 1995 - 2007 qua bảng số liệu:
- Quan sát bảng số liệu đã cho ta thấy, nhìn chung cơ cấu sử dụng lao động theo ngành ở nước ta có nhiều thay đổi:
+ Tỉ lệ lao động trong ngành nông - lâm - thủy sản có xu hướng giảm mạnh và giảm đi 17,3% (tức là giảm 1,44% /năm).
+ Tỉ lệ lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ có xu hướng tăng lên. Ngành công nghiệp - xây dựng tăng 8,6% và dịch vụ tăng 8,7%.
=> Kết luận: Như vậy, cơ cấu sử dụng lao động theo ngành ở nước ta giai đoạn 1995 – 2007 thay đổi tích cực theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, phù hợp với sự phát triển của đất nước hiện nay.
2. Đời sống người dân Việt Nam ngày càng cải thiện được biểu hiện ở:
- Trong thời gian qua, đời sống người dân Việt Nam đã và đang được cải thiện (về thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, phúc lợi xã hội,...).
- Tỉ lệ người lớn biết chữ đạt 90,3% (năm 1999)..
- Mức thu nhập bình quân trên đầu người gia tăng.
- Người dân được hưởng các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn. Năm 1999, tuổi thọ bình quân của nam giới là 67,4 và của nữ giới là 74.
- Tỉ lệ tử vong, suy dinh dưỡng của trẻ em ngày càng giảm, nhiều dịch bệnh đã bị đẩy lùi.
Câu II.
1.
* Bốn tỉnh có sản lượng thủy sản khai thác dẫn đầu cả nước là: Kiên Giang Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận và Cà Mau.
* Những thuận lợi về tự nhiên để phát triển ngành khai thác thủy sản của nước ta:
- Bờ biển dài 3.260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 1 triệu km.
- Nguồn lợi hải sản khá phong phú, có những loài có giá trị xuất khẩu cao (trữ lượng hải sản 3,9 – 4,0 triệu tấn)
- Có 4 ngư trường trọng điểm là:
+ Ngư trường Cà Mau - Kiên Giang.
+ Ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu.
+ Ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh
+ Ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
- Ở một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế.
- Ven bờ có nhiều đảo và vụng, vịnh tạo điều kiện cho các bãi cá đẻ.
2. Những lợi ích của việc đầu tư trồng rừng đối với môi trường sinh thái
- Góp phần bảo vệ, bảo tồn nguồn gen sinh vật, các hệ sinh thái tự nhiên,...
- Tăng độ che phủ, bảo vệ môi trường, giữ đất chống xói mòn, giữ nước ngầm ở vùng đồi núi, chắn cát bay, bảo vệ bờ biển ở vùng ven biển, góp phần làm giảm bớt lũ lụt, khô hạn.
- Rừng còn giữ vai trò điều hoà khí hậu, bảo vệ sự sống.
- Góp phần làm hạn chế sự biến đổi khí hậu.
Câu III.
1. Chứng mình vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều thuận lợi về tự nhiên để phát triển ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản:
* Đánh bắt thủy sản:
- Vùng có đường bờ biển dài, tất cả các tỉnh đều giáp biển và có khả năng phát triển ngành đánh bắt nuôi trồng thủy sản
- Vùng biển rộng, có nhiều bãi tôm, bãi cá lớn.
- Có hai ngư trường trọng điểm: Ninh Thuận, Bình Thuận và quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa.
* Nuôi trồng thủy sản:
- Ven biển có nhiều vụng, đầm phá, vùng nước mặn, nước lợ thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản (nuôi tôm hùm, tôm sú).
2. Ý nghĩa của các đảo và quần đảo ở Duyên hải Nam Trung Bộ đối với cả nước về kinh tế và quốc phòng:
* Về kinh tế:
- Các đảo tập trung nhiều nguồn lợi thủy hải sản, thuận lợi cho khai thác thủy sản, điển hình là ngư trường trọng điểm Hoàng Sa – Trường Sa.
- Nhiều đảo có cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn , kì thú có thể kết hợp phát triển du lịch biển - đảo: đảo Lý Sơn, Cù Lao Chàm (Đà Nẵng), Cù Lao Xanh (Quy Nhơn), Hòn Tre (Nha Trang)...
- Các đảo ven bờ có nhiều tổ chim yến có thể khai thác cho mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn (yến sào).
* Về an ninh - quốc phòng
- Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều đảo và quần đảo lớn quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, đảo Lý Sơn, đảo Phú Quý.
- Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương.
- Các đảo tập trung đông dân cư sinh sống => Việc khẳng định chủ quyền đối với các đảo và quần đảo của vùng là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.
Câu IV:
1. Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng đàn gia súc của nước ta giai đoạn 1990 - 2015
Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng đàn gia súc của nước ta giai đoạn 1990 – 2015
2. Nhận xét và giải thích về tốc độ tăng trưởng đàn gia súc của nước ta giai đoạn 1990 - 2015
* Nhận xét:
- Nhìn chung đàn gia súc và gia cầm đều tăng lên nhanh trong giai đoạn 1990 – 2015
- Đàn lợn tăng nhanh hơn đàn bò và tăng liên lục: từ 100% (1990) lên 226,3% (2015)
- Đàn bò nhìn chung tăng lên nhưng không ổn định:
+ Giai đoạn đầu 1990 – 2010: tăng lên nhanh, liên tục (từ 100% lên 186,3%)
+ Giai đoạn sau 2010 – 2015: giảm xuống (từ 186,3% xuống 172,1%)
* Giải thích:
- Với chính sách đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi và đưa chăn nuôi tiến lên trở thành ngành sản xuất chính => đàn gia súc nước ta ngày càng tăng nhanh.
- Nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm chăn nuôi (thịt, sữa) ngày càng lớn.
- Đàn lợn tăng nhanh hơn bò do:
+ Thịt lợn hiện nay là nguồn cung cấp chủ yếu trong khẩu phần ăn của người dân nước ta, nhu cầu tiêu thụ luôn lớn, đặc biệt các vùng đô thị dân cư đông.
+ Các vùng đồng bằng nước ta có nguồn phụ phẩm lương thực, hoa màu lớn (ĐBSH, ĐBSCL) tạo điều kiện cho chăn nuôi lợn phát triển.
- Giai đoạn 2010 – 2015, đàn bò có giảm sút do ảnh hưởng của thời tiết (rét đậm, rét hại) và dịch bệnh lây lan khiến số lượng bò giảm sút.
Trên đây là nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Địa lí năm 2020 - Sở GD&ĐT Thái Bình có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !