Hoc247 giới thiệu đến các em học sinh Bộ 3 đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Lịch sử 10 của các Trường THPT. Giúp các em tham khảo và rèn luyện đánh giá kiến thức của mình. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích giúp các em trong quá trình học tập.
Đề tham khảo số 1:
Trường THPT Phan Ngọc Hiển |
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT - HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016-2017 MÔN: LỊCH SỬ 10 |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1. Chữ viết đầu tiên của người phương Đông cổ đại là chữ gì?
A. Chữ tượng hình B. Chữ tượng ý
C. Chữ tượng thanh D. Chữ Nôm
Câu 2. Ngành kinh tế chủ yếu trong xã hội cổ đại phương Đông là gì?
A. Thủ công nghiệp B. Thương nghiệp
C. Nông nghiệp D. Công nghiệp
Câu 3. Hoàng đế cuối cùng của Ấn Độ là ai?
A. A-cơ-ba B. Ao-reng-dép
C. Gian-han-ghia D. Sa-gia-ha
Câu 4. Vương triều Gúp-ta do ai sáng lập?
A. Bim-bi-sa-ra sáng lập, vào năm 1500 TCN
B. A-sô-ca sáng lập vào thế kỉ II
C. A-cơ-ba sáng lập vào thế kỉ IV
D. Gúp-ta sáng lập, vào đầu công nguyên
Câu 5. Bắc Kinh và Nam Kinh vừa là trung tâm kinh tế vừa là trung tâm chính trị vào thời kì nào ở Trung Quốc?
A. Thời Minh - Thanh. B. Thời Đường - Tống
C. Thời Tần - Hán D. Thời Xuân Thu - Chiến Quốc
Câu 6. Thời nhà Minh bỏ các chức Thừa tướng, thái uý và thay vào đó bằng chức gì?
A. Quan văn, quan võ B. Tiết độ sứ
C. Các quan thượng thư phụ trách các bộ. D. Không thay thế chức nào
Câu 7. Chế độ quân điền dưới thời nhà Đường là gì?
A. Lấy ruộng đất của địa chủ, quan lại chia cho nông dân
B. Lấy ruộng đất của nông dân giàu chia cho nông dân nghèo
C. Lấy ruộng đất của nhà nước chia bình quân cho mọi người
D. Lấy ruộng công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân
Câu 8. Người nước nào đã tính được một năm có 365 ngày và ¼, nên họ định ra một tháng có 30 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày.
A. Hi Lạp B. Rô-ma C. Trung Quốc D. Ai Cập
Câu 9. Nhóm người gồm 2-3 thế hệ già trẻ cùng có chung dòng máu, đó là biểu hiện của tổ chức nào trong xã hội nguyên thuỷ?
A. Thị tộc B. Bộ lạc
C. Bầy người nguyên thủy D. Người vượn cổ
Câu 10. Khi tư hữu xuất hiện đã dẫn tới sự thay đổi trong xã hội như thế nào?
A. Của cải dư thừa dẫn đến khủng hoảng thừa
B. Xã hội phân chia kẻ giàu, người nghèo dẫn đến phân chia thành giai cấp
C. Những người giàu có phung phí của cải thừa
D. Người tối cổ đã bắt đầu biết chế tác công cụ.
Câu 11. Người tối cổ đã có những phát minh lớn gì ghi dấu ấn trong thời nguyên thuỷ?
A. Giữ lửa trong tự nhiên B. Ghè đẽo công cụ bằng đá thật sắc.
C. Chế tạo công cụ bằng đá D. Giữ lửa và tạo ra lửa
Câu 12. Đặc điểm của thị quốc ở Địa Trung Hải?
A. Địa Trung Hải mỗi quốc gia nhiều thành thị
B. Ở Địa Trung Hải có nhiều phụ nữ sống ở thành thị
C. Ở Địa Trung Hải mỗi thành thị là một quốc gia
D. Ở Địa Trung Hải mỗi thành thị có nhiều quốc gia
Đề tham khảo số 2:
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN |
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 10 Thời gian làm bài: 45 phút |
Câu 1. (5.0 điểm).
Bằng các kiến thức về các cuộc phát kiến địa lý thế kỷ XV-XVI. Em hãy:
a. Trình bày nguyên nhân, điều kiện dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý.
b. Hãy nêu những tác động của các cuộc phát kiến địa lý trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị - xã hội, văn hoá và khoa học kỹ thuật.
Câu 2. (5.0 điểm)
Qua cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075-1077). Em hãy:
a. Trình bày hai sự kiện tiêu biểu của cuộc kháng chiến
b. Phân tích những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý
---------- Hết ----------
Đề tham khảo số 3:
THPT PHAN NGỌC HIỂN |
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT, HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015-2016 MÔN: LỊCH SỬ, KHỐI 10. |
Câu 1 (4,0 điểm)
Xã hội cổ đại phương Đông gồm những tầng lớp nào? Hãy giải thích vì sao ở đây lại hình thành các tầng lớp xã hội đó.
Câu 2 (2,0 điểm)
Thị quốc là gì? Thể chế dân chủ cổ đại biểu hiện ở chỗ nào?
Câu 3 (4,0 điểm)
Hãy nêu những thành tựu văn hóa của Trung Quốc thời phong kiến?
-------------------HẾT----------------
ĐÁP ÁN
Câu 1:
- Ở phương Đông:
- Phân chia thành 3 giai cấp:
- Quý tộc: Tầng lớp có đặc quyền.
- Nông dân công xã: tầng lớp xã hội căn bản và là thành phần sản xuất chủ yếu.
- Nô lệ: làm việc hầu hạ trong cung đình, đền miếu, nhà quý tộc và những công việc nặng nhọc nhất.
- Phân chia thành 3 giai cấp:
- Vì:
- Sản xuất phát triển dẫn đến sự phân hoá xã hội, xuất hiện kẻ giàu người nghèo, tầng lớp quý tộc và bình dân; trên cơ sở đó, giai cấp và nhà nước đã ra đời.
- Đứng đầu giai cấp thống trị là những ông vua chuyên chế và đội ngũ đông đảo quý tộc, quan lại, chủ ruộng đất và tầng lớp tăng lữ. Đó là những người có nhiều của cải và quyền thế, giữ chức vụ tôn giáo hoặc quản lý bộ máy nhà nước, địa phương… Họ sống trong những dinh thự sang trọng, mặc quần áo bằmg tơ lụa, đi kiệu… Sự giàu sang đó là do bổng lộc của nhà nước và chức vụ đem lại.
- Ở các nước phương Đông, cư dân chủ yếu làm nghề nông, vì vậy bộ phận đông đảo nhất và có vai trò to lớn trong sản xuất là nông dân công xã. Họ là lực lượng sản xuất chủ yếu, tiến hành canh tác trên phần ruộng được giao và hợp tác với nhau trong việc đảm bảo thuỷ lợi và thu hoạch. Bằng sức lao động của mình, họ tự nuôi sống bản thân cùng gia đình và nộp một phần sản phẩm cho quý tộc dưới dạng thuế; ngoài ra, còn phải làm một số nghĩa vụ khác như lao động phục vụ các công trình xây dựng, đi lính.
- Nô lệ là tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Họ là những tù binh chiến tranh hay những nông dân nghèo không trả được nợ, bị biến thành nô lệ. Số lượng nô lệ cũng khá đông đảo và phải làm đủ mọi việc, từ hầu hạ trong cung đình, đền miếu
(mỗi ý đúng là 0.5 điểm)
[--xem online hoặc tải về máy--]
Trên đây là một phần của Bộ 3 đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 10 của các trường THPT. Để xem đầy đủ nội dung đề và đáp án các em hãy xem online hoặ tải về máy để thuận lợi cho việc tham khảo và ôn tập của mình. Chúc các em học tốt.