YOMEDIA

Đề thi HSG năm 2019 môn Ngữ Văn 10 - Trường THPT Chuyên Tuyên Quang

Tải về
 
NONE

HOC247 chia sẻ đến các em Đề thi HSG năm 2020 môn Ngữ Văn 10 của Trường THPT Chuyên Tuyên Quang. Tài liệu này sẽ giúp các em tham khảo làm quen với cấu trúc ra đề của đề thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn 10, từ đó đặt ra kế hoạch ôn tập thật tốt cho bản thân. Tin rằng, bằng sự nỗ lực và kiên trì của mình, các em sẽ mang về vinh quang cho thầy cô và bạn bè.

ATNETWORK
YOMEDIA

TRƯỜNG THPT CHUYÊN TUYÊN QUANG                              ĐỀ THI HSG DUYÊN HẢI BẮC BỘ

                                                                                                          NĂM HỌC: 2018 – 2019

                                                                                                              MÔN: NGỮ VĂN 10

Câu 1 (8,0 điểm)

Rất lâu trước điện thoại thông minh, Anber Anhxtanh từng tuyên bố “Tôi sợ một ngày nào đó công nghệ sẽ lấn át sự tương tác của con người. Thế giới sẽ có một thế hệ những kẻ ngốc”

Suy nghĩ của anh/chị về nhận định trên của Anber Anhxtanh? 

Câu 2 (12 điểm)

Nhà thơ Cuba Jose Marti nói: “Thiếu tình cảm thì chỉ có thể trở thành người thợ làm những câu thơ có vần, chứ không làm được nhà thơ”

Bằng trải nghiệm về một số tác phẩm thơ mà anh/chị tâm đắc, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

...........HẾT..........

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1 (8 điểm)

a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sự lo lắng của Anber Anhxtanh về sự tương tác giữa con người với công nghệ: Con người tạo ra công nghệ nhưng lại bị chính công nghệ thao túng làm tổn thương, biến dạng tâm hồn con người.

c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:

Nêu vấn đề: Sự tương tác của công nghệ đối với cuộc sống của mỗi con người.

1. Giải thích, cắt nghĩa:

  • Tương tác: Tác động qua lại những chia sẻ để cùng hành động, để hướng tới mục tiêu chung tạo ra sự kết dính giữa con người với con người, con người với xã hội…
  • Công nghệ: Là sản phẩm trí tuệ do con người tạo ra, giúp con người giải quyết vấn đề đem lại lợi ích và năng xuất cho con người, trong đó điện thoại thông minh là một biểu tượng cho sự tương tác bởi nó tích hợp đầy đủ trên mọi phương diện

=> Cách nói của Anhxtanh “tôi sợ một ngày nào đó công nghệ sẽ lấn át..” đã cho thấy sự lo lắng của ông về một hiện thực xảy ra trong tương lai: Con người tạo ra công nghệ nhưng lại bị chính công nghệ thao túng làm tổn thương và “biến dạng” tâm hồn con người. Từ đó mỗi người cần nhìn nhận lại vai trò của công nghệ trong quan hệ nhân tính của con người.

2. Bình luận, chứng minh

Vì sao giữa con người với con người luôn cần có sự tương tác?

  • Sự tương tác giữa con người với con người là sự sẻ chia toàn diện: thông tin, cảm xúc, sự quan tâm, trách nhiệm…chính những tương tác đó giúp con người có nhận thức đầy đủ hơn về bản thân mình, giúp chúng ta mạnh mẽ hơn vì chúng ta ý thức được trách nhiệm và bổn phận của mình, Tương tác giúp cho cuộc đời của cá nhân luôn hiện diện trong cuộc đời của người khác và họ cũng cảm nhận được cuộc đời của người khác trong cuộc đời của mình. Đó là mối quan hệ gắn bó giữa con người với con người trong mối quan hệ tình cảm ở chiều sâu.
  • Tương tác là điều kiện đặc biệt của trí tuệ con người, tương tác giúp cho con người hình thành những kĩ năng, giao tiếp, chia sẻ, hợp tác. Sự trưởng thành trí tuệ của mỗi cá nhân luôn tỉ lệ thuận với tương tác. Con người càng trưởng thành về trí tuệ thì tương tác càng sâu, càng rộng. Và nhờ đó mà con người có thể cùng nhau hoàn thiện những ý tưởng lớn lao, tạo ra một thế giới công nghệ, hiện đại để hỗ trợ đắc lực cho cuộc sống của con người, xã hội.

Công nghệ xuất hiện có tác động thế nào đối với cuộc sống con người?

  • Công nghệ xuất hiện sẽ giúp cho chúng ta tương tác, cảm nhận được về nhau ngay cả khi chúng ta sống xa nhau về không gian địa lí. Thậm chí nó giúp chúng ta tương tác với cả những người mà chúng ta chưa từng gặp mặt, nó giúp chúng ta tham gia vào phong trào của một cộng đồng, bày tỏ quan điểm, cảm xúc trong một cộng đồng mà ta chưa một lần quen biết. Như vậy, nhờ có công nghệ mà sự tương tác giữa con người với con người trở nên đơn giản, thuận tiện và nhanh hơn.
  • Tuy nhiên với sự lạm dụng công nghệ dường như sự tương tác này đang dần xói mòn con người nó biến con người thành “những kẻ ngốc”
  • Một trong những yêu cầu thiết yếu giữa tương tác người với người là thời gian. Con người cần chia sẻ, lắng nghe để nuôi dưỡng sự tinh tế, khả năng cảm nhận về mình về người khác. Sự xuất hiện của công nghệ khiến cho chúng ta bị say mê, cuốn hút và những quan hệ khác khiến cho con người trở nên xa nhau, các giá trị thiết yếu của con người trở nên lỏng lẻo, hời hợt hơn. (Dẫn chứng)
  • Một trong những đặc điểm nổi bật của công nghệ là thế giới ảo, thế giới ấy luôn sẵn sàng mở ra cho chúng ta hoàn toàn có thể sở hữu trọn vẹn với một chiếc điện thoại thông minh và phí thuê bao. Thế giới ảo này gắn liền với lợi nhuận, trở thành lĩnh vực của sự kinh doanh, đánh vào sự tò mò, hiếu kì của con người. Người ta tương tác ảo, tương tác giữa máy tính với máy tính hoàn toàn thay thế cho tương tác thực. Điều này làm giảm thiểu đi sự phát triển của ngôn ngữ, của cảm xúc con người. Tất cả những điều đó khiến cho nhân tinhs và kĩ năng giao tiếp của con người bị khô cạn. Những ngón tay trên bàn phím trở nên linh hoạt hơn thì ngôn ngữ, cảm xúc của con người trở nên đơn giản hơn. Đó là biểu hiện của sự ngốc nghếch (dẫn chứng)
  • Và khi công nghệ hỗ trợ cho người quá nhiều trong cuộc sống nó sẽ triệt tiêu triệt tiêu  khả năng tư duy, sáng tạo của con người.
  • Mặc dù những tương tác trên thế giới ảo là rất phong phú nhưng là những tương tác không có trách nhiệm, thiếu chiều sâu. Chúng ta tương tác, bình luận với các chủ thể vắng mặt vì mà con người tự do thoải mái bình luận, chê bai, chế giễu, sỉ nhục người khác mà không cần suy sét đúng, sai. Chính điều này đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng làm tổn thương tinh thần người khác, thậm chí có những người không chịu được sức ép của dư luận mà phải tìm đến cái chết. Như vậy, càng nhiều quan hệ với thế gưới ảo con người càng sống thu mình, khép kín, ngại giao tiếp và rồi trở nên vô cảm. Đây là một biểu hiện của sự ngốc nghếch. (dẫn chứng)

3. Bài học nhận thức và hành động, liên hệ

  • Lo lắng của Anber Anhxtanh đã trở thành hiện thực. Tuy nhiên sự xuất hiện một thế hệ những kẻ ngốc không phải là định mệnh của con người. Công nghệ vẫn chỉ là công nghệ. Việc trở thành ngốc nghếch  hay không  phụ thuộc vào năng lực tương tác của con người.
  • Mỗi cá nhân cần phải biết thích ứng trong một môi trường  mới – môi trường của công nghệ. Con người không chỉ học trong môi trường của công nghệ mà còn phải học cách sông strong môi trường công nghệ do con người tạo ra. Học cách tương tác với công nghệ, không để công nghệ thao túng mình.

                  -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần Đề thi HSG năm 2019 môn Ngữ Văn 10 - Trường THPT Chuyên Tuyên Quang. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247. Chúc các em đạt kết quả tốt.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm

 ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON