Đề thi HSG môn Ngữ văn lớp 10 năm 2019, Trường THPT Hà Huy Tập do Học247 tổng hợp và giới thiệu đến các em. Hi vọng với đề thi này, các em sẽ cọ xát những kiến thức của bản thân bằng cách làm bài thi thử với tư liệu này. Hi vọng các em sẽ có thêm những bài học bổ ích!
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10
TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP NĂM HỌC 2018-2019
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
I. Đọc hiểu (4,0 điểm)
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu
Khi đang giảng bài trên lớp, một vị giáo sư đại học đột nhiên dừng lại vì muốn dạy cho 100 sinh viên của mình một bài học quý giá.
Ông đưa mỗi sinh viên một quả bóng bay, yêu cầu họ thổi phồng nó rồi viết tên của mình lên trên. Sau đó, ông yêu cầu họ bỏ quả bóng bay sang căn phòng bên cạnh.
Sau khi tất cả hoàn thành nhiệm vụ, các sinh viên tập trung bên ngoài căn phòng, bây giờ đã chứa đầy bóng.
“Các em có 5 phút,” vị giáo sư giải thích, “để tìm quả bóng viết tên của mình, và quay lại giảng đường.”
5 phút trôi qua nhanh chóng, và không một ai tìm được quả bóng của mình. Tất cả đều bước ra khỏi phòng.
Sau đó, vị giáo sư yêu cầu họ thay đổi cách mình tìm quả bóng. Bây giờ họ có thể lấy bất kì quả bóng nào rồi đi tìm người viết tên trên đó để đưa cho họ.
Kết quả là, mọi người đều lấy được quả bóng mang tên mình trước khi hết 5 phút
(Dẫn theo ttvn.vn)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Hãy đặt nhan đề cho văn bản.
Câu 3. Chỉ ra ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh quả bóng viết tên của mình.
Câu 4. Anh/chị có suy nghĩ gì về bài học vị giáo sư muốn dạy cho sinh viên của mình? (trình bày khoảng 8-10 dòng)
II. Làm văn (10,0 điểm)
Câu 1. (6,0 điểm)
Trong ca khúc Vì tôi còn sống, ca sĩ Tiên Tiên có hát rằng:
Cứ sai đi vì cuộc đời cho phép.
Anh/chị có suy nghĩ gì về câu ca trên.
Câu 2. (10,0 điểm)
“Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ”
(Tiếng nói văn nghệ, Nguyễn Đình Thi, Ngữ văn 9, Tập hai, Nxb GD, tr 12)
Qua tác phẩm Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
----------HẾT----------
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. Đọc hiểu (4,0 điểm)
Câu 1. (0,5đ)
- Phương thức biểu đạt chính của văn bản: tự sự
Câu 2. (0,5đ)
- Thí sinh có thể đặt nhan đề theo nhiều cách khác nhau: dựa theo nhân vật (vị giáo sư và sinh viên), dựa theo hình ảnh tiêu biểu (quả bóng bay), dựa theo nội dung (bài học tìm bóng)…
Câu 3. (1,0đ) Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh quả bóng viết tên của mình:
- Cái riêng, cái cá nhân của mỗi người.
- Nhiệm vụ, trách nhiệm riêng của mỗi người.
Câu 4. (2,0đ) Thí sinh có thể rút ra một bài học cụ thể, sau đây là một số ví dụ:
- Bài học về việc đi tìm hạnh phúc, sự hợp tác của chúng ta trong cuộc sống - sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn nếu như mỗi người từ bỏ cái tôi của mình để cùng nhau làm việc, cùng nhau chung sống.
- Hạnh phúc không phải của riêng cá nhân nào, không thể tự kiếm tìm mà đó là điều chúng ta làm cùng người khác, vì người khác.
II. Làm văn (10 điểm)
Câu 1. (6,0 điểm) Cứ sai đi vì cuộc đời cho phép
- Giải thích
- Sai: không phù hợp với những điều có thật, những quy định, phép tắc, lẽ phải.
- Ý nghĩa cả câu: khuyến khích con người dấn thân kể cả mắc sai lầm vì đó là một phần của cuộc đời
- Bình luận
- Trong cuộc sống, bất cứ ai cũng có thể phạm sai lầm, đặc biệt là những con người tiên phong, dấn thân, dũng cảm, thử sức…
- Sai lầm giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm, đứng lên từ vấp ngã và sau đó phát triển tốt hơn. Không có thành công nào là dễ dàng đến mà không phải trả qua thất bại.
- Tuy nhiên, mọi sai lầm đều để lại hậu quả đáng tiếc, phải trả giá, thậm chí trả giá đắt.
- Khuyến khích con người sai lầm là một hành động tiêu cực. Thay vì nói “Cứ sai đi vì cuộc đời cho phép”, phải động viên con người hạn chế sai lầm, phải biết sửa chữa khi phạm sai lầm.
- Bài học nhận thức và hành động
- Biết cân nhắc, tính toán trước khi hành động để hạn chế sai lầm.
- Biết dũng cảm nhận lỗi và sửa sai.
Câu 2. (10 điểm)
- Giải thích
- “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại” - đây là đặc trưng của tác phẩm nghệ thuật trong phương thức phản ánh đời sống. Người nghệ sĩ nào khi sáng tác bao giờ cũng lấy vật liệu mượn ở thực tại (hiện thực khách quan về cuộc sống, con người, xã hội) để xây dựng nên tác phẩm của mình. Có như vậy, tác phẩm mới được công chúng đón nhận và đi vào văn học.
- “Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ”: tác phẩm không chỉ phản ánh cuộc sống thực tại khách quan (ghi lại đã có sẵn) mà còn là nơi thể hiện những suy nghĩ chủ quan, những tâm tư, tình cảm của người nghệ sĩ. Đây chính là một điều gì mới mẻ luôn xuất hiện trong những sáng tác của họ.
- → Ý kiến của Nguyễn Đình Thi đã đề cập đến nội dung phản ánh, thể hiện của văn học: tác phẩm văn học bao giờ cũng phản ánh thực tại và là nơi nhà văn gửi gắm thể hiện tư tưởng, tình cảm, quan điểm nhân sinh. Đây là đặc trưng của các tác phẩm văn chương tạo nên sức cuốn hút.
- Bình luận
- Ý kiến của Nguyễn Đình Thi rất đúng đắn, đã xuất phát từ đặc trưng của văn học: văn học bắt nguồn từ cuộc sống và phản ánh cuộc sống. Mọi sự phản ánh trong văn học luôn luôn gắn với tư tưởng, tình cảm, những trăn trở, day dứt của nhà văn trước hiện thực cuộc sống muôn màu. Trong bức tranh cuộc sống đa sắc đó, người nghệ sĩ chỉ lựa chọn những gì bản thân thật tâm đắc để phản ánh thông qua thế giới nghệ thuật. Bởi thế tác phẩm bao giờ cũng vang lên một điều gì đó mới mẻ. Cái mới mẻ ấy tạo nên chiều sâu của sự phản ánh hiện thực, tạo nên khuôn hình riêng của người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật.
- Phân tích, chứng minh
- Tác phẩm “Đọc Tiểu Thanh kí” được xây dựng từ những vật liệu mượn ở thực tại: cuộc đời của Tiểu Thanh - người con gái tài sắc, lấy lẽ một người ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang Trung Quốc. Vợ cả ghen bắt nàng ra ở riêng biệt trên ngọn núi Cô Sơn. Trong những ngày buồn khổ, Tiểu Thanh làm nhiều thơ từ. Nàng lâm bệnh và chết khi mười tám tuổi. Tập thơ, từ nàng để lại bị người vợ cả đem đốt. Trước khi mất, nàng lấy hai tờ giấy gói mấy vật trang sức gửi tặng một cô gái. Đó chính là bản thảo thơ, từ còn lại của nàng, gồm chín bài tuyệt cú, một bài cổ thi và một bài từ. Người trong họ chồng nàng tìm thêm được một bài nữa, khắc in thành tập và đặt tên là phần dư (đốt còn sót lại).
- Có ý kiến cho rằng trong khoảng thời gian đi sứ sang Trung Quốc, Nguyễn Du đã đọc tập thơ của nàng Tiểu Thanh hoặc tập truyện viết về nàng mà xúc động viết bài thơ.
- “Nhưng Nguyễn Du không những ghi lại cái đã có rồi (cuộc đời bất hạnh của Tiểu Thanh) mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ”:
- Bài thơ là tiếng khóc lớn của nhà thơ, khóc cho những người phụ nữ tài sắc mà bất hạnh, khóc cho những kiếp người tài hoa mà bạc phận và khóc cho chính mình.
- Hai câu đề: Tiếng thở dài của nhà thơ trước lẽ biến thiên dâu bể của cuộc đời và niềm thổn thức của một tấm lòng nhân đạo trước sự thay đổi của vạn vật sự ra đi của cái đẹp và con người - một mình nhà thơ khóc và viếng Tiểu Thanh qua tập sách còn sót lại của nàng.
- Hai câu thực: Nỗi niềm xót xa cho những giá trị đích thực bị hủy hoại.
- Hai câu luận: Niềm cảm thông với những kiếp hồng nhan, tài hoa, bạc mệnh. Từ cuộc đời của một người khái quát về lẽ đời, đau nỗi đau nhân tình thế thái.
- Hai câu kết: Tiếng lòng khao khát tri âm của nhà thơ.
- Nguyễn Du thuộc những nhà thơ đầu tiên của Việt Nam nghĩ về thân phận của người nghệ sĩ trong xã hội phong kiến. Những người phụ nữ tài sắc bạc mệnh không chỉ là đối tượng cảm thông mà còn là đối tượng để nhà thơ gửi gắm nỗi niềm tâm sự của tầng lớp nghệ sĩ như mình.
- Điều mới mẻ trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du chính là ở chỗ nhà thơ đã yêu thương, trân trọng những chủ nhân sáng tạo ra những giá trị tinh thần.
- Nghệ thuật: sự vận động của tứ thơ, ngôn ngữ hàm súc, đậm chất triết lí.
- Bài thơ là tiếng khóc lớn của nhà thơ, khóc cho những người phụ nữ tài sắc mà bất hạnh, khóc cho những kiếp người tài hoa mà bạc phận và khóc cho chính mình.
- Tác phẩm “Đọc Tiểu Thanh kí” được xây dựng từ những vật liệu mượn ở thực tại: cuộc đời của Tiểu Thanh - người con gái tài sắc, lấy lẽ một người ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang Trung Quốc. Vợ cả ghen bắt nàng ra ở riêng biệt trên ngọn núi Cô Sơn. Trong những ngày buồn khổ, Tiểu Thanh làm nhiều thơ từ. Nàng lâm bệnh và chết khi mười tám tuổi. Tập thơ, từ nàng để lại bị người vợ cả đem đốt. Trước khi mất, nàng lấy hai tờ giấy gói mấy vật trang sức gửi tặng một cô gái. Đó chính là bản thảo thơ, từ còn lại của nàng, gồm chín bài tuyệt cú, một bài cổ thi và một bài từ. Người trong họ chồng nàng tìm thêm được một bài nữa, khắc in thành tập và đặt tên là phần dư (đốt còn sót lại).
- Đánh giá
- Ý kiến của Nguyễn Đình Thi gợi cho người đọc có phương pháp tiếp cận tác phẩm đúng đắn. Để có nội dung sâu sắc, hấp dẫn nhà văn chẳng những phải có vốn sống phong phú mà còn phải có tài năng nghệ thuật, cần nhất là tình cảm chân thành, tư tưởng đúng.
Ngoải ra, các em có thể tham khảo thêm: