YOMEDIA

Đề thi HSG môn Hóa 10 không chuyên năm 2019 - Sở GD ĐT Hà Nội

Tải về
 
NONE

Dưới đây là Đề thi HSG môn Hóa 10 không chuyên năm 2019 - Sở GD ĐT Hà Nội. Tài liệu được biên soạn và tổng hợp với mục đích giúp các em ôn tập kiến thức, củng cố kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm, đồng thời tự đánh giá năng lực bản thân, đề ra kế hoạch ôn tập hợp lý. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE
YOMEDIA
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO HÀ NỘI   

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT

 NĂM HỌC 2018-2019

MÔN THI: HOÁ HỌC LỚP 10-KHÔNG CHUYÊN

          

Câu I

1. Hai nguyên tố X và Y nằm trong cùng chu kỳ và thuộc 2 phân nhóm chính trong bảng tuần hoàn. Nguyên tử Y có 2e lớp ngoài cùng. Hợp chất của Y với oxi có chứa 40% oxi về khối lượng. Hợp chất của X với hiđro có công thức XH, trong đó X chiếm 95,83% về khối lượng.

+ Tìm 2 nguyên tố X và Y.

+ Hãy so sánh (có giải thích) bán kính của X+ với bán kính của Y2+.

2. A, B là 2 nguyên tố nằm kề nhau trong bảng tuần hoàn, nguyên tử của 2 nguyên tố này đều có phân lớp ngoài cùng là 3p với tổng số e của chúng ở phân lớp này là 9.

+ Tìm A, B (B có STT lớn hơn).

+ C là hợp chất có công thức AB2 trong đó A và B đều đạt tới cấu trúc bền. Viết công thức e của hợp chất này.

+ Cho AB2 tác dụng với HNO3 đặc nóng thu được H2AO4, HB và khí NO2. Viết PTPƯ xảy ra.

Câu II

1. Người ta điều chế HCl trong phòng thí nghiêm bằng cách cho NaCl (tinh thể) tác dụng với H2SO4 (đặc).

a. Viết PTPƯ xảy ra trong trường hợp ở nhiệt độ thường và ở nhiệt độ cao.

b. Có thể áp dụng phương pháp trên để điều chế HBr bằng cách thay NaCl bằng NaBr được không? Vì sao?

2. Người ta có thể thu được nước clo bằng cách hoà tan clo trong nước, nhưng không thu được nước flo bằng cách trên. Vì sao? Giải thích bằng PTPƯ.

3. Làm thế nào để phân biệt được axit HCl và axit HF. Nêu 2 phương pháp phân biệt.

Câu III

1. ClO2 là hoá chất được sử dụng phổ biến trong công nghiệp. Thực nghiệm cho biết:

a. Dung dịch loãng ClO2 trong nước khi gặp ánh sáng hay đun nóng sẽ tạo ra HCl và HClO3.

b. Trong dung dịch NaOH, ClO2 nhanh chóng tạo ra dung dịch hỗn hợp muối NaClO2 và NaClO3.

c. Khi cho ClO2 tác dụng với axit HCl đặc thấy giải phóng khí Cl2, với HI đặc giải phóng I2.

d. Trong công nghiệp người ta cho KClO3 (bão hoà) tác dụng với SO2 có mặt H2SO4 4M thu được 1 muối axit và ClO2.

e. Khi cho dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với hỗn hợp KClO3 và H2C2O4 người ta thu được dung dịch muối axit và 2 khí trong đó có ClO2.

+ Hãy viết các PTPƯ trên.

+ Cân bằng phản ứng d) e) theo phương pháp thăng bằng e và chỉ rõ chất khử, chất oxi hoá.

2. Cho sơ đồ biến hoá giữa các hợp chất của natri:  A → B → C → D. Tìm công thức các chất ứng với các chữ cái và viết PTPƯ, biết rằng ở phản ứng thứ nhất có 1 ion nhường 2e, ở phản ứng thứ hai có 1 ion nhận 1e, ở phản ứng thứ ba có phân tử đơn chất tham gia cả quá trình nhường và thu e.

Câu IV

Hoà tan 1,775 g hỗn hợp KCl và NaBr vào nước được dung dịch A1, thêm 100 ml dung dịch A2 chứa Cu(NO3)2 0,1 M và AgNO3 b M thu được kết tủa B1 và dung dịch A3, trong dung dịch A1, nồng độ % của NaNO3 và KNO3 thoả mãn: C%KNO3: C%NaNO3 = 2,525: 2,125. Nhúng thanh Zn (dư) vào dung dịch A3 cho tiến hành phản ứng hoàn toàn (giả sử tất cả kim loại tách ra đều bám vào thanh Zn) thì thấy khối lượng thanh Zn tăng thêm 0,3675 g.

1. Tính b và khối lượng kết tủa B1.

2. Nếu sục khí Cl2 dư vào dung dịch A1 trước khi thêm dung dịch A2 thì kết tủa B1 tăng lên hay giảm đi bao nhiêu g ?

Cho H = 1; N = 14; O=16; Na = 23; Mg = 24; Cl = 35,5; K = 39; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108.

...

Trên đây là phần trích dẫn Đề thi HSG môn Hóa 10 không chuyên năm 2019 - Sở GD ĐT Hà Nội, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

 

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF