YOMEDIA

Đề thi HSG môn Địa lý lớp 9 năm 2019-2020 - Phòng GD&ĐT huyện Cam Lộ

Tải về
 
NONE

Đề thi HSG môn Địa lý lớp 9 năm 2019-2020 - Phòng GD&ĐT huyện Cam Lộ do Hoc247 tổng hợp và biên soạn nhằm giúp các em có thêm nhiều nguồn tài liệu để ôn tập kiến thức cũng như rèn luyện tốt các kỹ năng làm bài môn Địa lý 9 thật hiệu quả cho các kỳ thi săp tới. Mời các em tham khảo tại đây!

ATNETWORK
YOMEDIA

PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ

KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN

 Năm học 2019 – 2020

Môn thi: Địa lí 9

Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (4.0 điểm)

            a. Trình bày đặc điểm chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất tạo ra những hệ quả gì?

            b. Sương mù là gì? Tại sao hiện tượng sương chỉ có thể xảy ra vào buổi chiều tối đến sáng sớm?

Câu 2: (5.0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

a. Nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta. So sánh điểm giống và khác nhau về địa hình của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng châu thổ sông Cửu Long?

b. Vị trí địa lí nước ta có thuận lợi, khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

Câu 3: (4.0 điểm) Cho bảng số liệu sau: Diện tích và dân số nước ta năm 2019

Vùng

Diện tích (Km2)

Dân số (nghìn người)

Đồng bằng Sông Hồng

21068,1

21935,6

Trung du và miền núi phía Bắc

95264,4

12314,8

Bắc Trung Bộ

51461,1

11160,2

Duyên hải Nam Trung Bộ

44376,9

9717,1

Tây Nguyên

54641,0

5772,5

Đông Nam Bộ

23597,9

16355,5

Đồng bằng Sông Cửu Long

40548,2

18953,2

Cả nước

330957,6

96208,9

 

(Theo công bố kết quả tổng điều tra dân số Việt Nam ngày 01/4/2019 )

a) Dựa vào bảng số liệu trên, hãy tính: tỉ lệ diện tích, dân số từng vùng so với cả nước; tính mật độ dân số của nước ta?

b) Nhận xét về sự phân bố dân cư của nước ta?

c) Cho biết sự phân bố dân cư trên ảnh hưởng gì đối với kinh tế và đời sống của nhân dân ta?

Câu 4: (3.0 điểm)

a. Dịch vụ là gì? Theo cơ cấu, dịch vụ được chia thành các ngành dịch vụ nào?

b. Tại sao Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất ở nước ta?

Câu 5: (4.0 điểm)

a. Căn cứ vào Công ước Luật biển Quốc tế năm 1982, em hiểu như thế nào về các bộ phận hợp thành phạm vi vùng biển nước ta?

b. Trình bày cách tính một đơn vị hải lí?

                                                              --------- Hết----------

(Thí sinh được sử dụng máy tính cầm tay và Atlat Địa lí Việt Nam để làm bài)

Đáp án Đề thi HSG môn Địa lý lớp 9 năm 2019-2020

Câu 1 (4.0 điểm):

Nội dung yêu cầu

Điểm

a. Đặc điểm chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất:

Trái đất tự quay quanh một trục tưởng tượng nối liền hai cực, nghiêng 66033' với mặt phẳng quỹ đạo.

Thời gian tự quay quanh trục hết một vòng là 24 giờ, hướng quay từ Tây sang Đông.

Vận tốc: lớn nhất ở xích đạo (464 m/giây) giảm về 2 cực .

 Hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất:

- Ở khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.

- Tạo ra giờ địa phương, giờ khu vực.

- Các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng.

- Tạo ra sự điều hòa nhiệt độ cho bầu khí quyển.

b. Hiện tượng sương mù chỉ có thể xảy ra vào buổi chiều tối đến sáng sớm vì:

- Sương mù là hiện tượng hơi nước trong khí quyển ngưng kết lại thành những hạt nước rất nhỏ lơ lửng trong không khí và làm giảm tầm nhìn của chúng ta.

- Chiều xuống nhiệt độ không khí giảm dần giáng từ trên cao, trong lúc đó nhiệt độ mặt đất còn cao, hơi nước bốc lên không khí sẽ bão hòa hơi nước, nếu nhiệt độ tiếp tục giảm thì hơi nước sẽ ngưng tụ thành hạt sương.

- Sáng sớm, khi nắng lên nhiệt độ không khí tăng dần, không khí không còn bão hòa hơi nước vì nhiệt độ càng cao, không khí càng chứa được nhiều hơi nước.

 

0. 5

 

0.5

 

0. 5

 

0.25

0.25

0.25

0.25

 

0.5

 

0.5

 

0.5

Tổng điểm

3.0

 

Câu 2: (5.0 điểm)

 

{-- Đáp án và biểu điểm câu 2 của Đề thi HSG môn Địa lý 9 năm học 2019-2020 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Câu 3: (4.0 điểm)

Nội dung yêu cầu

Điểm

a. HS lập bản số liệu đã xử lý (mỗi cột 0,5 điểm nếu sai trên 50% đáp án thì không cho điểm)

Vùng

Diện tích(%)

Dân số (%)

Mật độ dân số (người/ km2)

Đồng bằng Sông Hồng

6,4

22,8

1.043

Trung du và miền núi phía Bắc

28,8

12,8

129

Bắc Trung Bộ

15,5

11,6

217

Duyên hải Nam Trung Bộ

13,4

10,1

219

Tây Nguyên

16,5

6,0

106

Đông Nam Bộ

7,1

17,0

693

Đồng bằng Sông Cửu Long

12,3

19,7

467

Cả nước

100,0

100,0

291

 

 

1.5

 

 

 

 

a. Nhận xét:

- Một số vùng có tỉ lệ diện tích nhỏ nhưng tỷ lệ dân cư lại rất cao, như: vùng ĐB Sông Hồng, Đông Nam Bộ.. (số liệu)

- Một số vùng có tỷ lệ diện tích lớn, nhưng tỷ lệ dân số rất ít, như: Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên... (số liệu)  

- Dân số nước ta phân bố rất không đồng đều

+ Mật độ dân số rất cao ở các vùng đồng bằng duyên hải: cao nhất là đồng bằng sông Hồng 1.043 người/km2, vùng Đông nam bộ 693 người/km2 và ĐB sông Cửu Long 467 người/km2

+ Mật độ dân số rất cao ở các vùng trung du miền núi: thấp nhất là Tây Nguyên 106 người/km2, Trung du miềm núi phía Bắc 129 người/km2

(HS nhận xét không dẫn chứng số liệu trừ 50% số điểm)

 

0.5

 

0.5

 

 

0.5

b. Ảnh hưởng đối với kinh tế và đời sống

- Các vùng tập trung đông dân cư sẽ gây sức ép đến tài nguyên, môi trường, đất ở, giao thông đi lại và các cơ sở hạ tầng khác.

- Các vùng thưa dân thì không khai thác hết tiềm năng sẵn có, khó khăn cho sự đầu tư do nhu cầu thị trường hạn chế....

 

0.5

 

0.5

Tổng điểm

4.0

 

Câu 4. (3.0 điểm)

{-- Đáp án và biểu điểm câu 4 của Đề thi HSG môn Địa lý 9 năm học 2019-2020 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Câu 5: (4.0 điểm)

Nội dung yêu cầu

Điểm

a. Các bộ phận hợp thành phạm vi vùng biển nước ta:

- Theo qui định của Công ước Luật biển năm 1982, các bộ phận hợp thành vùng biển của một quốc gia ven biển gồm: Vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.

- Vùng nội thủy: là vùng tính từ đường cơ sở vào đến bờ biển của nước ta

- Lãnh hải nước ta có chiều rộng 12 hải lí. Ranh giới phía ngoài của lãnh hải được coi là đường biên giới quốc gia trên biển.

- Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng được qui định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của đất nước. Vùng tiếp giáp lãnh hải cũng được qui định là 12 hải lí. Trong vùng này nước ta có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh…

- Vùng đặc quyền kinh tế tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí, tính từ đường cơ sở. Ở vùng này nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn để các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm, tàu thuyền và máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng không.

- Thềm lục địa nước ta gồm đáy biển và vùng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam, mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa. Nước ta có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò và khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam.

 

0,5

 

 

0,5

0,5

 

0, 5

 

0, 5

 

 

0, 5

b. Cách tính hải lí:

1 hải lí tương đương với độ dài cung 01 ở xích đạo:

 Lấy chu vi của Trái Đất: 360 kinh tuyến: 60 kinh tuyến.

40076km: 360 : 60 = 1852 m (lấy tròn số)

1.0

 

 

Tổng điểm

4.0

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Đề thi HSG môn Địa lý lớp 9 năm 2019-2020 - Phòng GD&ĐT huyện Cam Lộ. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON