HỌC247.Net xin giới thiệu với các em đề thi học kì II môn Ngữ văn 10 với lời giải và đáp án chi tiết. Hy vọng đây là sẽ tài liệu tham khảo bổ ích cho các em học sinh lớp 10, cũng như là quý thầy cô sử dụng làm tài liệu ôn thi cho các em trong kì thi học kì 2 sắp tới.
ĐỀ THI HỌC KÌ II
NĂM HỌC: 2015 - 2016
Môn: Ngữ văn, Khối 10
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Phần I: Phần Đọc - hiểu (3 điểm).
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
"...Cậy em, em có chịu lời.
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kỳ,
Hiều tình khôn lẽ hai bề vẹn hai..."
(Trao duyên – Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, Ngữ văn 10, Tập hai).
Câu 1: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên?
Câu 2: Thúy Kiều đã dùng những từ ngữ nào để thuyết phục Thúy Vân? Giải thích ý nghĩa của các từ ngữ đó?
Câu 3: Em có suy nghĩ gì về tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích "Trao duyên"?
Phần II: Phần làm văn (7 điểm).
Nêu cảm nhận của anh/ chị về tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn thơ sau:
"Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm, thước chẳng mách tin,
Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.
Gà eo óc gáy sương năm trống,
Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên.
Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
Hương gượng đốt hồn đà mê mải,
Gương gượng soi lệ lại châu chan.
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng...."
(Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ – Trích Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn)
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10
Phần I: Phần đọc - hiểu (3 điểm)
Câu 1
- Thúy Kiều nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng và kể cho Thúy Vân nghe về mối tình của mình với sự kiềm nén tình cảm và nỗi đau.
Câu 2
- Các từ ngữ được sử dụng: cậy, lạy, thưa.
- Từ “Cậy”: Thể hiện niềm tin tuyệt đối vừa nhờ cậy, vừa tin cậy, sự nài ép, bắt buộc người nghe không thể chối từ.
- Từ “Lạy”, “thưa”: Thể hiện thái độ kính cẩn với người bề trên hoặc người mình hàm ơn.
→ Các từ ngữ mang sắc thái trang trọng.
Câu 3
- Qua đoạn trích ta thấy được:
- Tâm trạng đau khổ cùng cực của Thúy Kiều khi trao duyên cho em.
- Thân phận bất hạnh của Thúy Kiều - thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
- Nhân cách cao thượng của Thúy Kiều.
Phần II. Phần làm văn (7 điểm)
- Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm văn nghị luận về một tác phẩm văn học; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
- Yêu cầu về kiến thức
- Học sinh có thể cảm nhận và đưa ra ý kiến của bản thân mình nhưng phải biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học.
- Bài viết cần nêu được các ý chính sau:
- Mở Bài
- Đặng Trần Côn sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. Một giai đoạn lịch sử đầy biến động, đã từng chứng kiến bao cảnh li tán gia đình, cảm thông, trân trọng nỗi đau khổ cũng như khát vọng hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ có chồng đi chinh chiến phương xa.
- Đặng Trần Côn đã cảm thời thế mà viết nên khúc ngâm tác phẩm "Chinh phụ ngâm" một tác phẩm tiêu biểu cho thể loại ngâm khúc trong văn học trung đại Việt Nam "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" là một trong những đoạn trích tiêu biểu nói về tình cảnh tâm trạng cô đơn, lẻ bóng của người vợ trẻ khi chồng ra trận vắng nhà
- Mở Bài
Trên đây chỉ trích dẫn một phần của đề ôn thi học kì 2, lớp 10 môn Ngữ văn. Để xem đầy đủ đề thi và đáp án, các em vui lòng tải về máy. Hy vọng bộ đề này sẽ giúp các em tổng ôn lại kiến thức thật tốt và đạt được kết quả thật cao trong kì thi học kì II sắp tới.
-MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)