Nhằm giúp các em có thêm tư liệu tham khảo trước kì thi giữa học kì 2 sắp tới, Học247 xin giới thiệu Đề thi HK2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2017-2018, Trường THCS Hành Thiện có kèm hướng dẫn giải chi tiết. Với đề thi này, các em có thể làm bài thi thử và củng cố lại những kiến thức của bản thân. Chúc các em ôn thi thật tốt!
ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017-2018
TRƯỜNG THCS HÀNH THIỆN Bài kiểm tra: NGỮ VĂN LỚP 9
Phần I: Đọc – hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:
“Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để ràn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới.
Tết năm nay là sự chuyển tiếp giữa hai thế kỉ, và hơn nữa, là sự chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỉ. Trong thời khắc như vậy, ai ai cũng nói tới việc chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới.
Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỷ tới mà ai cũng phải thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội.”
(Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới – Vũ Khoan, NXBGD VN 2015)
Câu 1. (0,5 điểm). Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2. (0,5 điểm). Nêu xuất xứ văn bản chứa đoạn văn trên?
Câu 3. (1,0 điểm). Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu văn sau:
“Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.”
Câu 4. (1,0 điểm). Theo tác giả hành trang quan trọng nhất cần chuẩn bị khi bước vào thế kỉ mới là gì? Tại sao?
Phần II: Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích trong phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn nghị luận (từ 7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về trách nhiện của thế hệ trẻ Việt Nam đối với công cuộc xây dụng, bảo vệ tổ quốc.
Câu 2: (5,0 điểm)
Cảm nhận về tình yêu quê hương, nguồn cội của nhà thơ Y Phương trong abif thơ “Nói với con”.
----------HẾT----------
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Phần I: Đọc – hiểu (3,0 điểm)
Câu 1. (0,5 điểm). Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích: Nghị luận.
Câu 2. (0,5 điểm). Xuất xứ: Bài viết đăng trên tạp chí “Tia sáng” năm 2001 và được in vào tập “Một góc nhìn của Tri thức”, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2002.
Câu 3. (1,0 điểm). Thành phần biệt lập: Có lẽ - Thành phần biệt lập tình thái.
Câu 4. (1,0 điểm). Theo tác giả, sự chuẩn bị bản thân con người là quan trong nhất. Vì từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Và trong nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội.
Phần II: Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn (đủ số câu theo yêu cầu)
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam đối với công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc.
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn theo những ý sau:
- Bước sang thế kỉ mới, hành trang quan trọng nhất chính là con người.
- Vì vậy, việc tu dưỡng của bản thân mỗi người, của thế hệ trẻ Việt Nam là vô cùng quan trọng:
- Tu dưỡng về đạo đức, lối sống trong sáng, lành mạnh….
- Học tập, rèn luyện để có kiến thức, kĩ năng đáp ứng yêu cầu của thời kì hội nhập…
- Giữ gìn bản sắc văn hóa riêng của dân tộc…
- Trách nhiệm của bản thân.
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
Câu 2:
a. Đảm bào cấu trúc bài nghị luận
- Trình bày đầy đủ các thành phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề cần nghị luận.
- Phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau làm sáng tỏ vấn đề.
- Phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
- Tình yêu quê hương, nguồn cội.
c. Học sinh có thể sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những yêu cầu sau:
- Giới thiệu khái quát về nhà thơ Y Phương và bài thơ Nói với con.
- Tình yêu quê hương, nguồn cội của nhà thơ được thể hiện một cách độc đáo, qua lời dặn dò của người cha đối với con.
- Cảm nhận được tình yêu quê hương, nguồn cội được biểu hiện cụ thể trong bài thơ là niềm tự hào về người đồng minh.
- Tự hào về tâm hồn, lãng mạn, hào hoa, giàu chất thơ, giàu tình nghĩa.
- Tự hào về người đồng mình giàu ý chí, giàu nghị lực.
- Tự hào về sức sống mãnh liệt, sự cần cù, tinh thần lạc quan, sự hồn nhiên của người đồng mình.
- Tự hào về tinh thần tự tôn dân tộc của người đồng mình.
- Là lời dặn con khắc cốt ghi tâm: sống xứng đáng là người đồng mình.
- Cảm nhận được tình yêu quê hương, nguồn cội được biểu hiện cụ thể trong bài thơ là niềm tự hào về người đồng minh.
- Tình yêu đó được thể hiện bằng lối diễn đạt của chính dân tộc mình để tạo nên những hình ảnh thơ vừa cụ thể chân thực như tính cách của người đồng mình vừa có ý nghĩa khái quát cao mà vẫn bay bổng sâu xa. Đó cũng là ý thức tự tôn dân tộc, khẳng định vẻ đẹp truyền thống của quê hương.
- Liên hệ bản thân, liên hệ với những bài thơ khác cùng viết về chủ đề này để thấy sự độc đáo trong cách thể hiện tình yêu quê hương mang màu sắc núi rừng của Y Phương.
d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mởi mẻ về nội dung, nghệ thuật hoặc tư tưởng.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
Ngoài ra, các em có thể làm bài thi Online tại đây:
Đề thi HK2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2017-2018, Trường THCS Hành Thiện