YOMEDIA

Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 12 năm 2020 - Trường TTHPT Năng khiếu TDTT Huyện Bình Chánh có đáp án

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến các em Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 12 năm 2020 - Trường TTHPT Năng khiếu TDTT Huyện Bình Chánh có đáp án đề thi bao gồm 32 câu hỏi trắc nghiệm và 1 bài tập tổng hợp sẽ giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức Sinh học 12 đã học. Mời các em cùng tham khảo.

ADSENSE
YOMEDIA

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP HỒ CHÍ MINH             

 TRƯỜNG THPT NĂNG KHIẾU TDTT H.BC                      

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2020 - 2021

MÔN SINH – KHỐI 12 KHTN

Thời gian làm bài : 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM (8 điểm)

Câu 1. Một gen (ADN sợi kép) có 3800 nuclêôtit, số lượng nuclêôtit loại Ađênin là 450. Số liên kết hyđrô trong gen này là: 

A. 4700                  B. 1095                          C. 8050                         D. 5250             

Câu 2. Làm khuôn mẫu cho quá trình dịch mã là nhiệm vụ của

A. mARN                      B. mạch mã hoá.                    C. tARN.                           D. mạch mã gốc.

Câu 3. Đối mã đặc hiệu trên phân tử tARN được gọi là

A. anticodon.                 B. codon.                               C. axit amin.                      D. triplet.                       

Câu 4. Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là

A. gen.                            B. codon.                              C. anticodon.                 D. mã di truyền.

Câu 5. Làm khuôn mẫu cho quá trình phiên mã là nhiệm vụ của

A. mạch mã hoá.               B. mARN.                         C. tARN.                       D.  mạch mã gốc.

Câu 6. Trong quá trình tự nhân đôi của ADN, một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia tổng hợp thành từng đoạn ngắn gọi là đoạn Okazaki. Hiện tượng này xảy ra là do:

A. mạch mới được tổng hợp ngược chiều tháo xoắn.

B. chiều tháo xoắn là chiều 5’-3’.

C. enzim tổng hợp ngược chiều của ADN.

D. mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều 5’-3’.

Câu 7. Trong quá trình phiên mã, chuỗi poliribônuclêôtit được tổng hợp theo chiều nào?

A. 3’ → 3’.                        B. 3’ → 5’.                        C. 5’ → 5’.                        D. 5’ → 3’.

Câu 8. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đột biến gen?

A. Tất cả các đột biến gen đều biểu hiện ngay thành kiểu hình.

B. Tất cả các đột biến gen đều có hại.

C. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.

D. Có nhiều dạng đột biến điểm như: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.

Câu 9. Cho biết các codon mã hóa các axit amin như sau: GGG - Gly; XXX – Pro; GXU – Ala;

XGA – Arg; UXG – Ser; AGX – Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các Nucleotit là : 3’-  XGA AGX GGG XXX TXG - 5’

Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn polypeptit thì trình tự các axit amin sẽ là:  

A. Ser – Ala -  Gly – Pro - Arg                           B Ala – Ser – Pro - Gly - Ser

C. Pro – Gly - Ser - Ala - Ser                               D. Ser – Ala – Pro – Gly - Gly                  

Câu 10. Chọn trình tự thích hợp của ARN được tổng hợp từ một gen có đoạn mạch khuôn là:  

3'- A G X T T A G X A - 5'

A. 3'- T X G A A T X G T - 5' .                                                   B. 5' - U X G A A U X G U - 3'   

C. 3'- U X G A A U X G U - 5' .                                                  D. 5'- A G X U U A G X A - 3'

Câu 11. Ở một gen xảy ra đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác nhưng số lượng và trình tự axit amin trong chuỗi pôlipeptit vẫn không thay đổi. Giải thích nào sau đây là đúng?

A. Mã di truyền là mã bộ ba.             

B. Một bộ ba mã hoá cho nhiều loại axit amin.

C. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin.

D. Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ

Câu 12. Hoá chất gây đột biến 5 - BU (5 - brôm uraxin) khi thấm vào tế bào gây đột biến thay thế cặp A–T thành cặp G–X. Quá trình thay thế được mô tả theo sơ đồ nào sau đây?

A. A – T → G–5BU → X–5BU → G–X.      B. A – T → X–5BU → G–5BU → G–X.

C. A–T → G–5BU → G–5BU → G–X. .          D. A–T → A–5BU → G–5BU → G–X.  

Câu 13. Dạng đột biến thay thế một cặp nuclêôtit nếu xảy ra trong một bộ ba giữa gen, có thể

A. làm thay đổi nhiều nhất một axit amin trong chuỗi pôlypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp

B. làm thay đổi toàn bộ axit amin trong chuỗi pôlypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp.

C. làm thay đổi ít nhất một axit amin trong chuỗi pôlypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp.

D. làm thay đổi một số axit amin trong chuỗi pôlypeptít do gen đó chỉ huy tổng hợp.

Câu 14. Dạng đột biến cấu trúc NST chắc chắn dẫn đến làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể là

A. mất đoạn.                      B. lặp đoạn.                   C. đảo đoạn.                           D. chuyển đoạn.

Câu 15. Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường gây mất cân bằng gen nghiêm trọng nhất là

A. đảo đoạn.                      B. chuyển đoạn.                 C. mất đoạn.                      D. lặp đoạn.

Câu 16. Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm thay đổi hàm lượng ADN trên nhiễm sắc thể là

A. lặp đoạn, chuyển đoạn.                    B. đảo đoạn, chuyển đoạn trên cùng một NST.

C. mất đoạn, chuyển đoạn.                   D. chuyển đoạn trên cùng một NST

Câu 17. Guanin dạng hiếm kết cặp không đúng trong tái bản sẽ gây

A. biến đổi cặp G-X thành cặp A-T                             B. biến đổi cặp G-X thành cặp X-G

C. biến đổi cặp G-X thành cặp T-A                             D. biến đổi cặp G-X thành cặp A-U

Câu 18. Đột biến xảy ra ở vị trí nào trong gen làm cho quá trình dịch mã không thực hiện được?

A. Đột biến ở bộ ba gần mã kết thúc.                                     B. Đột biến ở mã kết thúc.

C. Đột biến ở mã mở đầu.                                                       D. Đột biến ở bộ ba giữa gen.

Câu 19. Ở người, một số bệnh di truyền do đột biến lệch bội được phát hiện là

A. ung thư máu, Tơcnơ, Claiphentơ.                           B. Claiphentơ, máu khó đông, Đao.        

C. siêu nữ, Tơcnơ, ung thư máu.                       D. Claiphentơ, Đao, Tơcnơ.

Câu 20. Rối loạn phân li của nhiễm sắc thể ở kì sau trong phân bào là cơ chế làm phát sinh đột biến

A. lệch bội.                             B. đa bội.                           C. cấu trúc NST.                D. số lượng NST

Câu 21. Ở lúa có 2n  =  24. Có bao nhiêu NST trong tế bào sinh dưỡng của thể một?        

A. 25                                    B. 26                                C. 48                            D. 23          

Câu 22. Giả sử một nhiễm sắc thể có trình tự các gen là EFGHIK bị đột biến thành nhiễm sắc thể có trình tự các gen là EFGHIKIK. Đây là đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thuộc dạng

A. đảo đoạn.                         B. chuyển đoạn.             C. lặp đoạn.                    D. mất đoạn.

Câu 23. Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản có đường kính:               

A. 11 nm.                       B. 2 nm.                C. 30 nm.                           D. 300 nm.

Câu 24. Ở người, hội chứng Tơcnơ là dạng đột biến

A. thể không (2n-2).             B. thể ba (2n+1).            C. thể một (2n-1).             D. thể bốn (2n+2).

Câu 25. Thể đa bội thường gặp ở

A. vi sinh vật.         B. thực vật và động vật. C. thực vật.            D. động vật bậc cao.

Câu 26. Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể 2n. Trong quá trình giảm phân, bộ nhiễm sắc thể của tế bào không phân li, tạo thành giao tử chứa 2n. Khi thụ tinh, sự kết hợp của giao tử 2n này với giao tử bình thường (1n) sẽ tạo ra hợp tử có thể phát triển thành

A. thể tam bội.                     B. thể lưỡng bội.            C. thể đơn bội.               D. thể tứ bội.

Câu 27. Tiến hành đa bội hóa các tế bào sinh dưỡng của một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n). Theo lí thuyết, có thể thu được những loại tế bào chứa bộ nhiễm sắc thể là:

A. 8n.                     B. 6n.                               C. 4n.                 D. 3n.

Câu 28. Kiểu gen là tổ hợp gồm toàn bộ các gen

A. trên nhiễm sắc thể thường của tế bào.          B. trong tế bào của cơ thể sinh vật.

C. trên nhiễm sắc thể giới tính trong tế bào.        D. trên nhiễm sắc thể của tế bào sinh dưỡng.

Câu 29. Cơ chế chi phối sự di truyền và biểu hiện của một cặp tính trạng tương phản qua các thế hệ theo Menđen là do 

A. sự tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong thụ tinh.

B. sự phân li và tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân và thụ tinh.

C. sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh.

D. sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân.

Câu 30. Trong các thí nghiệm của Menđen, khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản, ông nhận thấy ở thế hệ thứ hai

A. có sự phân ly theo tỉ lệ 1 trội: 1 lặn.                  B. đều có kiểu hình khác bố mẹ.

C. đều có kiểu hình giống bố mẹ.                          D. có sự phân ly theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn.

Câu 31. Các bước trong phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của MenĐen gồm:

     1. Đưa giả thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết

     2. Lai các dòng thuần khác nhau về 1 hoặc vài tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1,F2,F3.

     3. Tạo các dòng thuần chủng.

     4. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai

Trình tự các bước Menđen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được quy luật di truyền là:

A. 3, 2, 4, 1                    B. 1, 2, 3, 4                            C. 2, 3, 4, 1                                    D. 2, 1, 3, 4

Câu 32. Khi đề xuất giả thuyết mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định, các nhân tố di truyền trong tế bào không hoà trộn vào nhau và phân li đồng đều về các giao tử. Menđen đã kiểm tra giả thuyết của mình bằng cách nào?

A. Cho F2 tự thụ phấn.                                     B. Cho F1 giao phấn với nhau.          

C. Cho F1 tự thụ phấn.                                   D. Cho F1 lai phân tích.

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

D

9

B

17

A

25

C

2

A

10

B

18

C

26

A

3

A

11

C

19

D

27

C

4

A

12

D

20

D

28

B

5

D

13

A

21

D

29

C

6

D

14

B

22

C

30

D

7

D

15

C

23

A

31

A

8

C

16

B

24

C

32

D

* Mỗi câu đúng HS được 0,25 điểm.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 12 năm 2020 - Trường TTHPT Năng khiếu TDTT Huyện Bình Chánh có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo và làm trắc nghiệm online với các đề thi khác:

​Chúc các em học tập tốt ! 

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF