Ôn tập các kiến thức và kỹ năng đã học môn địa lí 9 với Đề thi cuối HK2 môn Địa lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Trưng Vương có đáp án thông qua các câu hỏi tự luận của đề thi sẽ giúp các em có thêm nhiều nguồn tài liệu ôn tập để đạt nhiều kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Nội dung chi tiết xem tại đây!
TRƯỜNG THCS TRƯNG VƯƠNG Họ và tên: Lớp: |
ĐỀ THI CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2019-2020 MÔN ĐỊA LÍ 9 Thời gian: 45 phút |
Câu 1: (2 điểm) Vì sao nói Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm trồng lúa lớn nhất của cả nước?
Câu 2: (2 điểm) Hãy nêu những phương hướng chính bảo vệ tài nguyên môi trường biển.
Câu 3: (3 điểm) Kiên Giang có những điều kiện tự nhiên gì thuận lợi cho phát triển kinh tế?
Câu 4: (3 điểm) Cho bảng số liệu:
Một số sản phẩm tiêu biểu của các ngành công nghiệp trọng điểm Đông Nam Bộ so với cả nước, năm 2001 (cả nước = 100%)
Các ngành công nghiệp trọng điểm |
Sản phẩm tiêu biểu |
|
Tên sản phẩm |
Tỉ trọng so với cả nước |
|
Khai thác nhiên liệu |
Dầu thô |
100,0 |
Điện |
Điện sản xuất |
47,3 |
Cơ khí – điện tử |
Động cơ điezen |
77,8 |
Hoá chất |
Sơn hoá học |
78,1 |
Vật liệu xây dựng |
Xi măng |
17,6 |
Dệt may |
Quần áo |
47,5 |
Chế biến lương thực thực phẩm |
Bia |
39,8 |
Dựa vào bảng số liệu em hãy:
a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tỉ trọng một số sản phẩm tiêu biểu của các ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ so với cả nước.
b. Nhận xét vai trò của vùng Đông Nam Bộ trong phát triển công nghiệp của cả nước.
Đáp án Đề kiểm tra HK2 môn Địa lí 9 năm 2020
Câu |
Đáp án |
Biểu điểm |
1 |
Nói Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm trồng lúa lớn nhất của cả nước vì: - Dẫn đầu cả nước về: diện tích ,sản lượng cũng như bình quân lương thực đầu người: diện tích (51%), sản lượng (51,5%), bình quân lương thực đầu người là 1066,3kg (gấp 2,3 lần cả nước ). - Do đó đây là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nườc ta và bảm bảo được vấn đề an ninh lương thực cho cả nước |
1,5 đ
0,5 đ |
2 |
Những phương hướng chính bảo vệ tài nguyên môi trường biển: - Điều tra, đáng giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ. - Bảo vệ rừng ngập mặm hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặm. - Bảo vệ rạng san ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức. - Bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản. - Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hoá học. |
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ 0,25đ 0,25đ |
3
|
Những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế của Kiên Giang: - Địa hình: Kiên Giang là một tỉnh có cả đồng bằng, đồi núi, biển và hải đảo. - Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa cận xích đạo ít thiên tai, nên rất thuận lợi cho nhiều loại cây trồng vật nuôi sinh trưởng. - Sông ngòi, kênh rạch dày đặc để tiêu nước về mùa lũ và giao thông đi lại, đồng thời có tác dụng tưới nước vào mùa khô. - Đất đai có 6 nhóm đất chính: có thể trồng trọt nhiều loại cây trồng vật nuôi. - Tài nguyên khoáng sản dồi dào bậc nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. => Kiên Giang có nhiều lợi thế về phát triển nông nghiệp, đánh bắt, nuôi trồng chế biến thủy hải sản, sản xuất vật liệu xây dựng và đầu tư phát triển du lịch.... |
0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ 0,5 đ |
4 |
a. Vẽ biểu đồ: Vẽ đúng biểu đồ, đầy đủ thông tin, chính xác, bảo đảm tính thẩm mỹ. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỈ TRỌNG MỘT SỐ SẢN PHẨM TIÊU BIỂU CỦA CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM Ở ĐÔNG NAM BỘ SO VỚI CẢ NƯỚC NĂM 2001 b. Nhận xét: + Thúc đẩy công nghiệp phát triển làm tăng giá trị sản lượng công nghiệp của cả nước + Góp phần đưa nước ta vào hàng ngũ các nước công nghiệp (giá trị sản xuất công nghiệp cao, chiếm 56,6 % giá trị sản xuất công nghiệp cả nước) |
2,0 đ
0,5 đ 0,5 đ |
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !