HOC 247 xin chia sẻ đến các em Đề tham khảo HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 10 được cập nhật của Trường THPT Lê Quý Đôn. Hy vọng đây sẽ là nguồn tham khảo hữu ích để bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng làm bài. Tin rằng, với sự nỗ lực và kiên trì, các em sẽ đạt kết quả tốt trong kì thi này. Chúc các em thành công.
TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN ĐỀ THAM KHẢO HỌC KÌ 2
NĂM HỌC: 2019 – 2020
MÔN: NGỮ VĂN 10
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU:(3 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu sau:
NƠI DỰA
Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?
Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào...
Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.
Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.
Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.
Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?
Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.
Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh bước từng bước run rẩy.
Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.
Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.
(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983)
Câu 1: (0.5 điểm) Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2: (0.5 điểm) Xác định phép tu từ trong văn bản trên.
Câu 3: (1 điểm) Em hiểu như thế nào về “nơi dựa” trong hai câu: “Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống” và “Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách”.
Câu 4: (1 điểm) Từ văn bản trên, em có suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống?
II. LÀM VĂN (7 điểm): Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ.
.............HẾT.............
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU:(3 điểm)
Câu 1:
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Câu 2:
Các phép tu từ: lặp cấu trúc ( điệp cấu trúc).
(Chỉ yêu cầu nêu 1 biện pháp tu từ)
Câu 3:
- Ý nghĩa của từ “nơi dựa”:
- Một đứa trẻ vô tư, yếu ớt, một bà cụ lưng còng, sức yếu lại trở thành chỗ dựa cho người lớn, cho người chiến sĩ – những con người tuởng như phải mạnh mẽ, vững vàng hơn.
- “Nơi dựa”: là điểm tựa về tinh thần của con người trong cuộc sống.
Câu 4:
- Mỗi người trong cuộc sống cần có một điểm tựa tinh thần. Điểm tựa đó là những người thân yêu, những người có vai trò vô cùng quan trọng, những người có khả năng mang lại cho ta nguồn cảm hứng sống, mang cho ta lẽ sống, niềm tin, hi vọng vào cuộc đời.
- “Nơi dựa” chính là những nơi tạo ra động lực để ta sống tiếp một cuộc sống tốt đẹp hơn.
II. LÀM VĂN (7 điểm):
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận.
Có đủ ba phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài vấn đề, thân bài triển khai vấn đề, kết bài kết thúc vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề.
Hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ.
c.Triển khai các luận điểm của bài văn nghị luận: sử dụng kết hợp các thao tác lập luận: phân tích, chứng minh, bình luận…
- Giới thiệu về nhân vật Ngô Tử Văn, con người Ngô Tử Văn
- Làm sáng tỏ những tính cách, phẩm chất tốt đẹp của Ngô Tử Văn
- Là người khảng khái, cương trực yêu chính nghĩa, thấy sự tà gian thì không thể chàng được (Tức giận trước sự tác quái của hung thần, sẵn sàng nhận chức phán sự để thực thi công lí )
- Là người can đảm, không chịu khuất phục trước cường quyền (trước lời đe dọa của hung thần, quang cảnh rùng rợn nơi cõi âm, thái độ cứng cõi trước Diêm Vương đầy quyền lực).
- Là người có tinh thần dân tộc mạnh mẽ thể hiện ở việc đấu tranh đến cùng để chống lại sự ngang ngược, hại đời của hồn ma tên tướng giặc, đem lại sự công bình cho thổ công nước Việt.
- Khái quát, đánh giá laị vấn đề nghị luận, nêu ý nghĩa của hình tượng nhân vật và ngụ ý phê phán mà tác giả gửi gắm.
d. Sáng tạo
Có cách trình bày mới mẻ, kết hợp hài hòa giũa các thao tác lập luận… trong bài văn.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc dùng từ, đặt câu, chính tả.
Trên đây là trích dẫn một phần đề tham khảo HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 10 - Trường THPT Lê Quý Đôn (Đề số 1). Để xem được đầy đủ nội dung đề kiểm tra, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập và ra đề cho học sinh. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi thật tốt để có một kết quả cao.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm
- Đề tham khảo HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 10 - Trường THPT Lê Quý Đôn (Đề số 2)
- Đề cương ôn tập HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 10 - Trường THPT Xuân Đỉnh
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---