YOMEDIA

Đề kiểm tra HK2 môn Sinh học 12 năm 2020 - Trường THPT Năng Khiếu TDTT huyện Bình Chánh có đáp án

Tải về
 
NONE

Đề kiểm tra HK2 môn Sinh học 12 năm 2020 - Trường THPT Năng Khiếu TDTT huyện Bình Chánh có đáp án bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận ôn tập các kiến thức sinh học 12 đã học sẽ giúp các em củng cố kiến thức và rèn luyện các kỹ năng làm bài trong quá trình ôn tập. Nội dung tham khảo tại đây!

ADSENSE
YOMEDIA

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP HỒ  CHÍ MINH                 

 TRƯỜNG THPT NĂNG KHIẾU TDTT H.BC                            

 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2019-2020

MÔN SINH HỌC – KHỐI 12 (KHTN)

Thời gian làm bài : 50 phút

I. TRẮC NGHIỆM (8 điểm)

Câu 1.  Hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra đối với loài

A. động vật bậc cao                                                              B. động vật

C. thực vật                                                                             D. có khả năng phát tán mạnh

Câu 2. Dạng cách li cần thiết để các nhóm cá thể đã phân hóa tích lũy biến dị di truyền theo hướng khác nhau, làm cho thành phần kiểu gen sai khác nhau ngày càng nhiều là

A. cách li trước hợp tử         B. cách li sau hợp tử      C. cách li di truyền         D. cách li địa lí

Câu 3.  Trong hình thành loài bằng con đường điạ lí, nếu có sự tham gia của biến động di truyền thì

A. không thể hình thành loài mới được do sự biến động làm giảm độ đa dạng di truyền

B. hình thành loài mới sẽ diễn ra chậm hơn do sự phân hóa kiểu gen diễn ra chậm

C. hình thành loài mới sẽ diễn ra nhanh hơn do sự phân hóa kiểu gen diễn ra nhanh

D. cùng một lúc sẽ hình thành nhiều loài mới do sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên

u 4. Trong lịch sử phát triển của sinh vật trên trái đất, cây có mạch dẫn và động vật đầu tiên chuyển lên sống trên cạn vào đại

A. cổ sinh                  B. nguyên sinh                      C. trung sinh               D. tân sinh

Câu 5.  Loài người hình thành vào kỉ

A. đệ tam                   B. đệ tứ                      C. jura                            D. tam điệp

Câu 6.  Người ta dựa vào tiêu chí nào sau đây để chia lịch sử trái đất thành các đại, các kỉ?

A. Những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu và thế giới sinh vật.

B. Quá trình phát triển của thế giới sinh vật.

C. Thời gian hình thành và phát triển của trái đất.

D. Hóa thạch và khoáng sản.

Câu 7. Giới hạn sinh thái là:

A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.

B. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.

C. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.

D. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được.

Câu 8. Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi (khoảng cực thuận) là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật

A. phát triển thuận lợi nhất.                                               B. có sức sống trung bình.

C. có sức sống giảm dần.                                                  D. chết hàng loạt.

Câu 9. Có các loại môi trường phổ biến là:

A. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật.

B. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường bên trong.

C. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường ngoài.

D. môi trường đất, môi trường nước ngọt, môi trường nước mặn và môi trường trên cạn.

Câu 10. Quan hệ hỗ trợ trong quần xã biểu hiện ở:

A. cộng sinh, hội sinh, hợp tác                                     B. quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm

C. kí sinh, ăn loài khác, ức chế cảm nhiễm                  D. cộng sinh, hội sinh, kí sinh

Câu 11. Ở biển có loài cá ép thường bám chặt vào thân cá lớn để “đi nhờ”, thuận lợi cho phát tán và kiếm ăn của loài. Đây là biểu hiện của:

A. cộng sinh                  B. hội sinh                  C. hợp tác                  D. kí sinh

Câu 12. Ví dụ về mối quan hệ cạnh tranh là:

A. giun sán sống trong cơ thể lợn                                 

B. các loài cỏ dại và lúa cùng sống trên ruộng đồng

C. khuẩn lam thường sống cùng với nhiều loài động vật xung quanh

D. thỏ và chó sói sống trong rừng.

Câu 13. Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa. Đó là phương pháp đấu tranh sinh học dựa vào:

A. cạnh tranh cùng loài                                                       B. khống chế sinh học

C. cân bằng sinh học                                                             D. cân bằng quần thể

Câu 14. Trong các hệ sinh thái trên cạn, loài ưu thế thường thuộc về

A. giới động vật        B. giới thực vật                     C. giới nấm                D. giới nhân sơ (vi khuẩn)

Câu 15. Trong chuỗi thức ăn trên cạn khởi đầu bằng cây xanh, mắt xích có sinh khối lớn nhất là sinh vật

A. tiêu thụ bậc một. B. sản xuất.                C. tiêu thụ bậc ba.                 D. tiêu thụ bậc hai.

Câu 16. Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về một chuỗi thức ăn?

A. Cây ngô → Nhái → Sâu ăn lá ngô → Rắn hổ mang → Diều hâu.

B. Cây ngô → Rắn hổ mang → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Diều hâu.

C. Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu.

D. Cây ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Sâu ăn lá ngô → Diều hâu.

Câu 17. Sinh vật sản xuất là những sinh vật:

A. phân giải vật chất (xác chết, chất thải) thành những chất vô cơ trả lại cho môi trường

B. động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật

C. có khả năng tự tổng hợp nên các chất hữu cơ để tự nuôi sống bản thân

D. chỉ gồm các sinh vật có khả năng hóa tổng hợp

Câu 18. Thành phần hữu sinh của một hệ sinh thái bao gồm:

A. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải

B. sinh vật sản xuất, sinh vật ăn thực vật, sinh vật phân giải

C. sinh vật ăn thực vật, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải

D. sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải

Câu 19. Bể cá cảnh được gọi là:

A. hệ sinh thái nhân tạo                                                    B.hệ sinh thái “khép kín”     

C.hệ sinh thái vi mô                                                         D.hệ sinh thái tự nhiên

Câu 20. Trong hệ sinh thái có những mối quan hệ sinh thái nào?

A.Chỉ có mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau

B.Mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật với nhau và tác động qua lại giữa các sinh vật với môi trường

C.Mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài với nhau

D.Mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật cùng loài với nhau và tác động qua lại giữa các sinh vật với môi trường

Câu 21.  Điểm giống nhau giữa hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo là:

A.có đặc điểm chung về thành phần cấu trúc   

B.có đặc điểm chung về thành phần loài trong hệ sinh thái

C.điều kiện môi trường vô sinh                         

D.tính ổn định của hệ sinh thái

Câu 22. Mắt xích có mức năng lượng cao nhất trong một chuỗi thức ăn là

A. sinh vật tiêu thụ bậc ba.                                      B. sinh vật tiêu thụ bậc một.

C. sinh vật tiêu thụ bậc hai.                                      D. sinh vật sản xuất.

Câu 23. Nguyên nhân quyết định sự phân bố sinh khối của các bậc dinh dưỡng trong một hệ sinh thái theo dạng hình tháp do

A. sinh vật thuộc mắt xích phía trước là thức ăn của sinh vật thuộc mắt xích phía sau nên số lượng luôn phải lớn hơn.

B. sinh vật thuộc mắt xích càng xa vị trí của sinh vật sản xuất có sinh khối trung bình càng nhỏ.

C. sinh vật thuộc mắt xích phía sau phải sử dụng sinh vật thuộc mắt xích phía trước làm thức ăn, nên sinh khối của sinh vật dùng làm thức ăn phải lớn hơn nhiều lần.

D. năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng thường bị hao hụt dần.

Câu 24. Khi xây dựng chuỗi và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật, người ta căn cứ vào

A. mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật trong quần xã.

B. mối quan hệ về nơi ở của các loài sinh vật trong quần xã.

C. vai trò của các loài sinh vật trong quần xã.

D. mối quan hệ sinh sản giữa các loài sinh vật trong quần xã.

Câu 25. Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào à Tôm à Cá rô à Chim bói cá. Trong chuỗi thức ăn này, tôm thuộc bậc dinh dưỡng

A. cấp 4.                              B. cấp 2.                       C. cấp 1.                        D. cấp 3.

Câu 26. Dấu hiệu chủ yếu để kết luận 2 cá thể chắc chắn thuộc 2 loài sinh học khác nhau là

A .chúng sinh ra con bất thụ.                               B.  chúng cách li sinh sản với nhau.

C. chúng không cùng môi trường.                         D.  chúng có hình thái khác nhau.

Câu 27.Cách li trước hợp tử là

A .trở ngại ngăn cản con lai phát triển.                 B. trở ngại ngăn cản tạo thành giao tử.

C. trở ngại ngăn cản sự thụ tinh.                            D. trở ngại ngăn cản con lai hữu thụ.

Câu 28. Lừa lai với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. Hiện tượng nầy biểu hiện cho

A. cách li trước hợp tử.                                           B. cách li sau hợp tử.           

 C. cách li tập tính.                                                 D. cách li mùa vụ.

Câu 29. Dạng cách li quan trọng nhất để phân biệt hai loài là cách li

A. sinh thái                B. tập tính                  C. địa lí                      D. sinh sản.

Câu 30. Quần đảo là nơi lí tưởng cho quá trình hình thành loài mới vì

A. các đảo cách xa nhau nên các sinh vật giữa các đảo không trao đổi vốn gen cho nhau.

B. rất dễ xảy ra hiện tương di nhập gen.

C. giữa các đảo có sự cách li địa lí tương đối và khoảng cách giữa các đảo lại không quá lớn.

D. chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố ngẫu nhiên

Câu 31. Trong các loại cách li trước hợp tử, cách li tập tính có đặc điểm:

A. Mặc dù sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng các cá thể của các loài có họ hàng gần gũi và sống trong những sinh cảnh khác nhau nên không thể giao phối với nhau.

B. Các cá thể của các loài khác nhau có thể có những tập tính giao phối riêng nên chúng thường không giao phối với nhau.

C. Các cá thể của các loài khác nhau có thể sinh sản vào những mùa khác nhau nên chúng không có điều kiện giao phối với nhau.

D. Các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể có cấu tạo các cơ quan sinh sản khác nhau nên chúng không thể giao phối với nhau.

Câu 32.  Tại sao trên các đảo và quần đảo đại dương hay tồn tại những loài đặc trưng không có ở nơi nào khác trên trái đất?

A. Do cách li địa lí và chọn lọc tự nhiên diễn ra trong môi trường đặc trưng của đảo qua thời gian dài

B. Do các loài này có nguồn gốc từ trên đảo và không có điều kiện phát tán đi nơi khác

C. Do cách li sinh sản giữa các quần thể trên từng đảo nên mỗi đảo hình thành loài đặc trưng

D. Do trong cùng điều kiện tự nhiên, chọn lọc tự nhiên diễn ra theo hướng tương tự nhau

Đáp án phần trắc nghiệm Đề kiểm tra HK2 môn Sinh học 12 năm 2020

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 

MÃ ĐỀ 621

 

Câu 

MÃ ĐỀ 621

  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  

 

  1.  
  1.  
  1.  
  1.  

 

  1.  
  1.  
 

Mỗi câu đúng 0,25 điểm

{-- Nội dung đề và đáp án phần tự luận của Đề kiểm tra HK2 môn Sinh học 12 năm 2020 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề kiểm tra HK2 môn Sinh học 12 năm 2020 - Trường THPT Năng Khiếu TDTT huyện Bình Chánh có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt ! 

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF