YOMEDIA

Đề kiểm tra HK2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2018-2019, trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai

Tải về
 
NONE

Đề kiểm tra HK2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2018-2019, trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai​ được Học247 tổng hợp nhằm cung cấp cho các em có thêm tư liệu để ôn tập trước kì thi học kì 2. Với đề kiểm tra và gợi ý đáp án, các em sẽ dễ dàng nắm được những kiến thức cần trình bày khi làm bài thi. Chúc các em có một kì thi đạt kết quả cao!

ADSENSE
YOMEDIA

   SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP HCM                                  ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ MINH KHAI                                   Năm học 2018-2019

      ĐỀ CHÍNH THỨC                                                                      Môn: Ngữ văn – Lớp 10

     Đề thi gồm: 01 trang.                                  Thời gian: 90 phút, không kể thời gian giao đề.

 

PHẦN I. TIẾNG VIỆT, ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (3.0 điểm)

1/ Xác định lỗi sai trong câu sau và sửa lại (0.5 điểm)

“Con xin ghi nhớ lời mẹ dặn trong suốt hành trang của mình”.                                          

2/ Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông:

- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.”

(Theo Tuốc - ghê - nhép)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. (0.5 điểm)

Câu 2: Hành động và lời nói của nhân vật “Tôi” trong câu chuyện thể hiện tình cảm gì của nhân vật đối với ông lão ăn xin? (0.5 điểm)

Câu 3: Theo em, nhân vật “Tôi” trong câu chuyện  đã nhận được gì ở ông lão ăn xin?(0,5 điểm)

Câu 4: Em rút ra bài học gì qua câu chuyện trên? ( 1.0 điểm)

PHẦN II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1: Nghị luận xã hội (2.0 điểm)

Từ câu chuyện trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về tình yêu thương của giới trẻ hiện nay.

Câu 2: Nghị luận văn học (5.0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

“Nửa năm hương lửa đương nồng,

Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.

Trông vời trời bể mênh mang,

Thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong.

Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng,

Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”.

Từ rằng: “Tâm phúc tương tri,

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?

Bao giờ mười vạn tinh binh,

Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.

Làm cho rõ mặt phi thường,

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.”

(...)

(Trích “Chí khí anh hùng” - Truyện Kiều -Nguyễn Du,

Ngữ văn 10, tập hai, NXB Giáo dục, 2012)

-------HẾT-------

Học sinh không được sử dụng tài liệu; Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm./.

HƯỚNG DẪN CHẤM

PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (3 ĐIỂM)

1/ Xác định lỗi sai trong câu sau và sửa lại (0.5 điểm)

  • Lỗi sai: dùng từ “hành trang” không chính xác về nghĩa (0.25 điểm)
  • Sửa lại: “Con xin ghi nhớ lời mẹ dặn trong suốt hành trình của mình” (0.25 điểm)

2/ Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản: tự sự (0.5 điểm)

Câu 2: Hành động và lời nói của nhân vật “tôi” đã thể hiện tình cảm xót thương và đồng cảm với cảnh ngộ của người ăn xin (0.5 điểm)

Câu 3: Nhân vật “tôi” nhận được lời cám ơn từ ông lão, đồng thời nhận được bài học sâu sắc: Sự đồng cảm, tình người có giá trị hơn mọi thứ vật chất, của cải khác (0.5 điểm)

Câu 4:

  • Các bài học rút ra từ văn bản:
    • Sự quan tâm, lòng chân thành chính là món quà tinh thần quý giá nhất đối với những mảnh đời bất hạnh, nó vượt lên trên mọi giá trị vật chất khác.
    • Phải biết yêu thương, chia sẻ, đồng cảm với hoàn cảnh, số phận của người khác
    • Khi cho đi cũng chính là lúc ta nhận lại.
  • Trả lời được 1 trong 3 bài học trên thì được trọn điểm
  • Học sinh có thể rút ra các bài học khác nhau nhưng phải gắn với thông điệp của văn bản.

PHẦN II. LÀM VĂN (7.0 ĐIỂM)

Câu 1. Nghị luận xã hội: (2.0 điểm)

  • Yêu cầu về kỹ năng:
    • HS biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội, kết cấu bài viết chặt chẽ, biết dùng từ, đặt câu, diễn đạt lưu loát, mạch lạc, trình bày bài viết rõ ràng, tôn trọng người đọc.
  • Yêu cầu về kiến thức:
    • Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải nêu lên được quan điểm của bản thân (có thể là đồng ý, có thể là không đồng ý hoặc ý kiến khác…) và lý giải được vì sao lại có quan điểm như vậy:
    • Giới thiệu vấn đề bàn luận: Tình yêu thương con người là phẩm chất cao quý, sáng ngời giá trị nhân văn của mỗi con người chúng ta, phát xuất từ tình yêu những người ruột thịt : cha mẹ, anh em, họ hàng cô bác rồi đến cộng đồng người trong xã hội nói chung.
    • Đưa ra quan điểm đánh giá của bản thân:
      • Quan điểm tích cực: Giới trẻ ngày nay vẫn luôn thể hiện tình yêu thương của mình với gia đình, thầy cô, bạn bè và xã hội. Những học sinh, sinh viên không những lo đèn sách, học tập văn hóa, bồi dưỡng kiến thức mà họ còn tham gia nhiều hoạt động xã hội như: Chiến dịch tình nguyện mùa hè xanh, hiến máu nhân đạo, dạy thêm cho các mái ấm… đó là biểu hiện tốt đẹp của tình yêu thương con người
      • Quan điểm tiêu cực: Hiện nay, một bộ phận giới trẻ ăn chơi lêu lổng, ích kỉ, vô cảm với cuộc sống của người thân trong gia đình và xã hội. Những người này không những không thể hiện tình yêu thương đối với gia đình, mọi người xung quanh mà thậm chí trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
    • Rút ra bài học cho bản thân
  • Biểu điểm:
    • Điểm 2: Bài làm sâu sắc, có cảm xúc, văn viết lưu loát.
    • Điểm 1: Nắm được yêu cầu của đề song bài viết còn chung chung, thiếu dẫn chứng, diễn đạt còn vụng.
    • - Điểm 0: Để giấy trắng. 
  • Lưu ý:
    • Nếu tách đoạn -1.0 điểm
    • Viết quá dài so với yêu cầu -0.5 điểm
    • Chấm điểm khuyến khích đối với những bài viết sáng tạo.

Câu 2: Nghị luận văn học (5.0 điểm)

  • Yêu cầu về kĩ năng:
    • Học sinh biết cách làm một bài NLVH cảm nhận đoạn thơ. Văn viết có cảm xúc, ít nhiều thể hiện khả năng cảm thụ văn học, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp; bố cục rõ ràng, lập luận tốt.
  • Yêu cầu về kiến thức:
    • Học sinh có thể khám phá, phân tích và trình bày theo nhiều cách khác nhau. Song trên cơ sở phải nắm được một số nét chính về đoạn trích “Chí khí anh hùng ”. Cảm nhận đoạn thơ, cần làm nổi bật luận điểm, tránh phân tích chung chung:
    • Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Du, đoạn trích và phạm vi nghị luận (0.5 điểm)
    • Thân bài: (4.0 điểm)
      • Khái quát: (0.25 điểm)
        • Giới thiệu vị trí đoạn trích
      • Cảm nhận đoạn thơ: Đoạn thơ thể hiện chí khí anh hùng của nhân vật Từ Hải (3.5 điểm)
        • Luận điểm 1: Lý tưởng anh hùng:
          • Hoàn cảnh: Đang sống trong hạnh phúc nồng ấm của tình cảm vợ chồng “Nửa năm… phương”
          • Tính cách: mạnh mẽ, dứt khoát “ thoắt”, “ động lòng bốn phương”
          • → Thể hiện Từ Hải là người có chí khí và hoài bão lớn lao….
        • Luận điểm 2: Cuộc đối thoại giữa Từ Hải với Thúy Kiều bộc lộ khát vọng và quyết tâm của Từ Hải
          • Kiều muốn đi theo để làm tròn bổn phận “ Nàng…tòng”
          • Từ Hải động viên Thúy Kiều mạnh mẽ để xứng đáng là vợ của đấng anh hùng "Từ rằng…tình”
          • Từ Hải tự tin là chiến thắng và đón nàng trở về trong niềm vui “ Bao giờ…gia”
      • Đánh giá: (0. 25 điểm)
        • Hình tượng nhân vật Từ Hải thể hiện ước mơ của Nguyễn Du về một người anh hùng
        • Nhân vật được xây dựng theo bút pháp lý tưởng hóa với nhiều hình ảnh ước lệ
    • Kết bài: (0.5 điểm)
  • Lưu ý:
    • Khi làm bài, học sinh kết hợp phân tích nội dung và nghệ thuật, không diễn xuôi thơ.
    • Chấm điểm khuyến khích đối với những bài viết sáng tạo.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF