Mời các em cùng tham khảo Đề kiểm tra HK2 môn Hóa 10 năm 2019 - Trường THCS-THPT Đào Duy Anh, HCM (có đáp án chi tiết). Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi, làm quen các dạng đề thường gặp ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho các em học sinh.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP HCM TRƯỜNG THCS-THPT ĐÀO DUY ANH
|
KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 2 Môn: HÓA HỌC Khối: 10 Thời gian: 45 phút (Không tính thời gian phát đề) |
Bài 1: Thực hiện chuỗi phản ứng sau đây:
FeS → H2S → Na2S → FeS → Fe2(SO4)3
Bài 2: Nhận biết dung dịch các chất: Na2SO4; NaCl; Na2CO3; H2SO4; NaOH.
Bài 3 : Dẫn 3,36 lít khí SO2 (đktc) vào 200ml dung dịch KOH 2M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X được chất rắn có khối lượng là bao nhiêu?
Bài 4: Cho 9,6 gam kim loại R tan hoàn toàn trong H2SO4 đặc nóng dư thu được 3,36 lít SO2 (đktc). Xác định kim loại R.
Bài 5: Cho 21,2 gam hỗn hợp Fe và Mg tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 12,32 lít khí H2 (đktc).
a. Tính % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
b. Nếu cho 42,4 gam hỗn hợp kim loại trên tác dụng với H2SO4 đặc nóng dư rồi đem toàn bộ lượng khí SO2 thu được (sản phẩm khử duy nhất) cho hấp thụ vào bình đựng dung dịch Br2 2M. Tính thể tích dung dịch Br2 đã tham gia phản ứng.
Bài 6 : Viết các phương trình chứng minh tính oxi hóa của O3 mạnh hơn O2.
Câu 7: Cho 7,7 gam hỗn hợp Mg, Zn tan hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được dung dịch X và 0,1 mol SO2, 0,01 mol S và 0,005 mol H2S. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
( Cho S = 32, O = 16, K = 39, Fe = 56, Mg = 24, H = 1, Br = 80, Zn = 65, Cu = 64)
------Hết------
ĐÁP ÁN:
Câu 1:
1. FeS + 2HCl ⟶ FeCl2 + H2S
2. H2S + 2NaOH ⟶ Na2S + 2H2O
3. Na2S + Fe(OH)2 ⟶ FeS + NaOH
4. 2FeS + 10H2SO4 đặc ⟶ Fe2(SO4)3 + 9SO2 + 10H2O
Câu 2:
- Dùng quỳ tím: Hóa xanh: NaOH. Hóa đỏ: H2SO4
- Dùng AgNO3: Kết tủa trắng: NaCl.
- Dùng BaCl2: Kết tủa trắng: Na2SO4
Câu 3:
\({n_{S{O_2}}} = \frac{{3,36}}{{22,4}} = 0,15mol\)
nKOH = 0,2.2 = 0,4 mol
Ta có: \(k = \frac{{{n_{KOH}}}}{{{n_{S{O_2}}}}} = \frac{{0,4}}{{0,15}} \approx 2,6 > 2\)
Phản ứng tạo muối trung hòa, tính theo số mol của SO2
SO2 + 2KOH ⟶ K2SO3 + H2O
0,15 0,15
nK2SO3 = 0,15.113 = 16,95 gam
Câu 4:
Biện luận: 2R + 2nH2SO4 ⟶ R2(SO4)n + nSO2 + 2nH2O
0,3/n ⟵ 0,15
\({n_{S{O_2}}} = \frac{{3,36}}{{22,4}} = 0,15mol\)
Ta có: \({M_R} = \frac{{9,6}}{{\frac{{0,3}}{n}}} = 32n\)
n |
1 |
2 |
3 |
MR |
32 (loại) |
64 ( Cu) |
96 (loại) |
Câu 5:
Fe + H2SO4 ⟶ FeSO4 + H2
x mol x mol
Mg + H2SO4 ⟶ MgSO4 + H2
y mol y mol
a. Gọi x, y lần lượt là số mol của Fe và Mg.
Theo đề bài ta cáo hệ pt:
56x + 24y = 21,2
x + y = 0,55
⟹ x=0,25; y=0,3
⟹ mFe = 0,25.56 = 14 gam
⟹ %Fe = (14/21,2).100% = 66,04%
⟹ %Mg = 100% - 66,04% = 33,96%
b. nFe = 0,5 mol; nMg = 0,6 mol
nSO2 = 1,35 mol
SO2 + 2H2O + Br2 ⟶ 2HBr + H2SO4
1,35 ⟶ 1,35
\({V_{B{r_2}}} = \frac{{1,35}}{2} = 0,675lit\)
Câu 6:
O2 + Ag ↛ Không phản ứng
O3 + 2Ag ⟶ Ag2O + O2
O2 + KI + H2O ↛ Không phản ứng
O3 + 2KI + H2O ⟶ 2KOH + O2 + I2
Câu 7:
Quá trình nhường electron:
\(\mathop {Mg}\limits_x^0 \to \mathop {Mg}\limits^{ + 2} + \mathop {2e}\limits_{2x} \)
\(\mathop {Zn}\limits_y^0 \to \mathop {Zn}\limits^{ + 2} + \mathop {2e}\limits_{2y} \)
Quá trình nhận electron:
\(\begin{array}{l}
\mathop S\limits^{ + 6} + \mathop {2e}\limits_{0,2} \to \mathop S\limits_{0,1}^{ + 4} \\
\mathop S\limits^{ + 6} + \mathop {6e}\limits_{0,06} \to \mathop S\limits_{0,01}^0 \\
\mathop S\limits^{ + 6} + \mathop {8e}\limits_{0,04} \to \mathop S\limits_{0,005}^{ - 2}
\end{array}\)
Theo định luật bảo toàn electron, ta có:
2x+2y = 0,2+0,06+0,04 = 0,3
Mặt khác: 24x+65y = 7,7
⟹ x = 0,05 → mMg = 1,2g
y = 0,1 → mZn = 6,5g
...
Trên đây là phần trích dẫn Đề kiểm tra HK2 môn Hóa 10 năm 2019 - Trường THCS-THPT Đào Duy Anh, HCM (có đáp án chi tiết), để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!