Mời các em cùng tham khảo Đề kiểm tra giữa HK1 môn Hóa 10 năm học 2019-2020 Trường THPT Thủ Thiêm. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi lý thuyết đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới.
TRƯỜNG THPT THỦ THIÊM |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN HÓA HỌC 10 NĂM HỌC 2019-2020 |
Câu 1: Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ 3 có 6 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tố X là
A. 6 B. 14 C. 8 D. 16
Câu 2: Nguyên tố X có ký hiệu . Chọn phát biểu đúng về X:
A. X có 12 proton, 24 notron và là phi kim. B. X có 12 proton, 12 notron và là phi kim.
C. X có 12 proton, 23 notron và là kim loại. D. X có 12 proton, 12 notron và là kim loại.
Câu 3: Số electron hóa trị trong nguyên tử clo (Z = 17) là
A. 7. B. 5. C. 3. D. 1.
Câu 4: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của 2 nguyên tử A và B lần lượt là 3sx và 3p5. Biết rằng phân lớp 3s của 2 nguyên tử A và B hơn kém nhau chỉ 1 electron. Hai nguyên tố A, B lần lượt là:
A. Na và Cl. B. Na và S. C. Mg và S. D. Mg và Cl.
Câu 5: Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử lưu huỳnh (Z=16) (ở trạng thái cơ bản) là
A. 4 B. 8 C. 6 D. 2
Câu 6: Cation và anion đều có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Vị trí của X và Y trong bảng tuàn hoàn là:
A. X ở ô 11, chu kì 3, nhóm IA và Y ở ô 8, chu kì 2, nhóm VIA.
B. X ở ô 12, chu kì 3, nhóm IIA và Y ở ô 9, chu kì 2, nhóm VIIA.
C. X ở ô 13, chu kì 3, nhóm IIIA và Y ở ô 9, chu kì 2, nhóm VIIA.
D. X ở ô 12, chu kì 3, nhóm IIA và Y ở ô 8, chu kì 2, nhóm VIA.
Câu 7: Trong tự nhiên clo có 2 đồng vị bền là 35Cl (chiếm 73%) và 37Cl. Phần trăm theo khối lượng 35Cl trong HClO2.
A. 56,68% B. 14,58% C. 37,28% D. 62,72%
Câu 8: Nguyên tố nhóm A hoặc nhóm B được xác định dựa vào đặc điểm nào sau đây?
A. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó. B. Tổng số electron trên lớp ngoài cùng.
C. Nguyên tố s, nguyên tố p hoặc nguyên tố d, nguyên tố f.
D. Tổng số electron trên phân lớp ngoài cùng.
Câu 9: Các nguyên tố X (Z=10) và Y (Z=9) và Z (Z=13) thì:
A. X là phi kim; Y là khí hiếm; Z là kim loại. B. X là khí hiếm; Y là phi kim; Z là kim loại.
C. X, Y là phi kim; Z là kim loại. D. Cả X; Y; Z đều là phi kim.
Câu 10: Nguyên tử X có Z= 24. Cho biết cấu hình electron của X:
A. 1s22s22p63s23p63d6 B. 1s22s22p63s23p63d44s2
C. 1s22s22p63s23p54s23d5 D. 1s22s22p63s23p63d54s1
Câu 11: Cho 2 nguyên tố X, Y thuộc cùng 1 chu kỳ (ZX < ZY) và ở 2 nhóm A liên tiếp có tổng số hạt proton là 23. Nguyên tố Y và cấu hình electron là:
A. Si, 1s22s22p63s23p2. B. Al, 1s22s22p63s23p1. C. Mg, 1s22s22p63s2. D. Na, 1s22s22p63s1.
Câu 12: Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p5. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là
A. Chu kỳ 4, nhóm IA là nguyên tố kim loại. B. Chu kỳ 3, nhóm VIIA là nguyên tố phi kim.
C. Chu kỳ 3, nhóm IA là nguyên tố phi kim. D. Chu kỳ 4, nhóm VIIA là nguyên tố phi kim.
Câu 13: Chọn câu phát biểu sai:
A. Số proton trong hạt nhân nguyên tử bằng số electron ngoài vỏ của nguyên tử đó.
B. Nguyên tử khối của nguyên tử bằng số proton trong hạt nhân.
C. Số khối của nguyên tử bằng tổng số hạt trong hạt nhân.
D. Hạt nhân nguyên tử có kích thước rất nhỏ so với nguyên tử.
Câu 14: Điều khẳng định nào sau đây là sai?
A. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, nơtron.
B. Trong nguyên tử số hạt proton bằng số hạt electron.
C. Nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, nơtron.
D. Số khối A là tổng số proton (Z) và tổng số nơtron (N).
Câu 15: Nguyên tử 27X có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p1. Hạt nhân nguyên tử X có
A. 13 proton và 14 nơtron. B. 13 proton và 14 electron.
C. 14 proton và 14 electron. D. 14 proton và 13 nơtron.
---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 16 đến câu 30 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Câu 30: Trong tự nhiên Fe có hai đồng vị là 55Fe và 56Fe. Nguyên tử khối trung bình của Fe bằng 55,85. Thành phần phần trăm tương ứng của hai đồng vị lần lượt là
A. 85 và 15 B. 42,5 và 57,5 C. 57,5 và 42,5 D. 15 và 85
Câu 31: Các hạt cấu tạo nên hầu hết các hạt nhân nguyên tử là
A. Nơtron và proton. B. Electron và nơtron.
C. Electron và proton. D. Electron, nơtron và proton.
Câu 32: Tổng số hạt mang điện trong ion là 82, biết số hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử X bằng số hạt mang điện trong nguyên tử Y. Ion là (Cho số hiệu nguyên tử của C=6, S=16, Si=14, N=7, O=8).
A. B. C. D.
Câu 33: Chọn định nghĩa đúng về đồng vị?
A. Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton, khác nhau số nơtron.
B. Đồng vị là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân và cùng số khối.
C. Đồng vị là những nguyên tố có cùng số khối.
D. Đồng vị là những nguyên tố có cùng điện tích hạt nhân.
Câu 34: Ion M3+ có cấu hình e: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p63d5. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là
A. chu kì 3, nhóm VIIB B. chu kì 3, nhóm VIIA C. chu kì 4, nhóm VIIIB D. chu kì 4, nhóm VIIB
Câu 35: Nguyên tố hoá học X thuộc chu kỳ 3 nhóm VA. Cấu hình electron của nguyên tử X là
A. 1s22s22p63s23p2 B. 1s22s22p63s23p5 C. 1s22s22p63s23p4 D. 1s22s22p63s23p3
Câu 36: Trong nguyên tử, loại hạt nào có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại?
A. Nơtron. B. Electron. C. Proton. D. Nơtron và electron.
Câu 37: X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm A và ở hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số proton trong hạt nhân của hai nguyên tử X và Y bằng 32. X và Y là:
A. Mg(Z=12) và Ca(Z=20). B. N(Z=7) và P(Z=15).
C. K(Z=19) và Rb(Z=37). D. Na(Z=11) và K(Z=19).
Câu 38: Số đơn vị điện tích hạt nhân của S là 16. Biết rằng các electron của nguyên tử S được phân bố trên 3 lớp electron (K, L, M), lớp ngoài cùng có 6 electron. Số electron ở lớp L trong nguyên tử lưu huỳnh là
A. 10 B. 8 C. 12 D. 6
Câu 39: Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình e lớp ngoài cùng là 3s23p5. X là nguyên tố
A. Kim loại hoặc phi kim. B. Khí hiếm. C. Phi kim. D. Kim loại.
Câu 40: Khi nói về mức năng lượng của các electron trong nguyên tử, điều khẳng định nào sau đây là sai?
A. Các electron ở lớp K có mức năng lượng thấp nhất.
B. Các electron ở lớp ngoài cùng có mức năng lượng trung bình cao nhất.
C. Các electron ở lớp K có mức năng lượng cao nhất.
D. Các electron ở lớp K có mức năng lượng bằng nhau.
...
Trên đây là trích đoạn nội dung Đề kiểm tra giữa HK1 môn Hóa 10 năm học 2019-2020 Trường THPT Thủ Thiêm, để theo dõi nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
Chúc các em học tập thật tốt!