YOMEDIA

Đề kiểm tra 15 phút Chương Nguyên phân, giảm phân Sinh học 10 - Trường THPT Hùng Vương

Tải về
 
NONE

Hoc247 xin giới thiệu Đề kiểm tra 15 phút Chương Nguyên phân, giảm phân - Trường THPT Hùng Vương nhằm giúp các em ôn tập tốt hơn để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mong rằng bộ tài liệu giúp các em ôn tập tốt nhất. Mời các em cùng tham khảo

ADSENSE
YOMEDIA

TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG

KIỂM TRA SINH HỌC 10 – 20 phút – HK 2

Họ và tên : ……………………………………………… Lớp:10…….

 

ĐỀ 1:

Câu 1:Trình tự các giai đoạn mà tế bào phải trãi qua trong khoảng thời gian giữa 2 lần nguyên phân liên tiếp được gọi là:

A. Quá trình phân bào.                  B. Phân chia tế bào.                        

C. Phân cắt tế bào.             D. Chu kì tế bào.

Câu 2: Ở các sinh vật ............., nguyên phân là cơ chế sinh sản.

A. Sinh sản sinh dưỡng                 B. Nhân thực đơn bào                      C. Nhân thực đa bào                        D. Nhân sơ

Câu 3: Các NST nhân đôi đính với nhau ở tâm động tạo nên 1 NST kép gồm 2 cromatit xảy ra ở

A. Pha S                  B. Pha G1                   C. Pha G2                   D. Pha M

Câu 4: Phân chia .... ở TB động vật và TB thực vật giống nhau. Các TB động vật phân chia ........ bằng cách thắt eo màng tế bào.

A. nhân/ tế bào chất          B. NST/ tế bào chất

C. ADN/ tế bào chất          D. tế bào chất/ nhân

Câu 5: Các NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo là đặc điểm của kì nào trong quá trình nguyên phân?          

A. Kì đầu                   B. Kì giữa                   C. Kì sau                    D. Kì cuối

Câu 6: Trong quá trình bắt cặp tương đồng ở ...... các NST kép trong cặp NST kép tương đồng có thể trao đổi các đoạn cromatit cho nhau gọi là hiện tượng trao đổi chéo.

A. Kì đầu I              B. Kì giữa I                C. Kì giữa  II              D. Kì đầu II

Câu 7: Ý nghĩa của quá trình giảm phân là:

A. Hình thành giao tử có bộ NST n, tạo cơ sở cho quá trình thụ tinh.                      

B. Tạo nên nhiều tế bào đơn bội cho cơ thể.    

C. Giảm bộ NST trong tế bào.

D. Giúp cho cơ thể tạo thế hệ mới.

Câu 8: Nếu ở tinh trùng của một loài sinh vật có số lượng NST là 39 thì tế bào của cơ thể thuộc loài đó có:

A. 68 NST                     B. 39 NST                     C. 42 NST                     D. 78 NST

Câu 9: Sự kiện quan trọng nhất của giảm phân để phân biệt với nguyên phân về mặt di truyền học là:

A. Nhân đôi và phân li NST.                                B. Trao đổi chéo cromatit.

C. Dãn xoắn và co xoắn của NST.                      D. Kiểu tập trung NST ở kì giữa của giảm phân I.

Câu 10: Câu nào sau đây là không đúng ?

A. Bộ NST lưỡng bội của loài thường là số chẵn.                    

B. Trong TB sinh dưỡng, bộ NST tồn tại thành từng cặp tương đồng.

C. NST là cấu trúc mang ARN, có khả năng tự nhân đôi.                   

D. NST nằm trong nhân, là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào.

ĐỀ 2:

Câu 1:Trình tự các giai đoạn mà tế bào phải trãi qua trong khoảng thời gian giữa 2 lần nguyên phân liên tiếp được gọi là:

A. Quá trình phân bào.                  B. Chu kì tế bào.                              

C. Phân chia tế bào.                       D. Phân cắt tế bào.

Câu 2: Ở các sinh vật ............., nguyên phân làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển, tái sinh các mô và các bộ phận bị tổn thương.

A. Sinh sản sinh dưỡng                 B. Nhân thực đơn bào                     

C. Nhân thực đa bào                     D. Nhân sơ

Câu 3: Nguyên phân là hình thức phân chia tế bào phổ biến ở SV nhân thực, gồm 2 giai đoạn: phân chia ....... và phân chia .........

A. nhân/ tế bào chất                      B. NST/ tế bào chất             

C. ADN/ tế bào chất                      D. tế bào chất/ nhân

Câu 4: Bộ NST của người khi quan sát ở ......... người ta đếm được có 46 NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo.

A. Kì đầu                            B. Kì giữa                               C. Kì sau                                D. Kì cuối

Câu 5: Sự trao đổi đoạn của các crômatit giữa hai NST kép trong cùng một cặp tương đồng nhưng không cùng nguồn gốc xảy ra vào kì nào trong quá trình giảm phân?

A. Kì đầu I                          B. Kì giữa I                            C. Kì giữa  II                          D. Kì đầu II

Câu 6: Nếu ở tinh trùng của một loài sinh vật có số lượng NST là 23 thì tế bào của cơ thể thuộc loài đó có:

A. 60 NST                     B. 23 NST                     C. 46 NST                     D. 28 NST

Câu 7: Hãy tìm ra câu trả lời SAI trong các câu sau đây: trong quá trình phân bào bình thường, NST kép tồn tại:

A. Kì giữa của nguyên phân.       B. Kì sau của nguyên phân.           

C. Kì đầu của giảm phân I.           D. Kì đầu của giảm phân II.

Câu 8: Ở kỳ sau của nguyên phân….(1)….trong từng NST kép tách nhau ở tâm động xếp thành hai nhóm….(2)….tương đương, mỗi nhóm trượt về 1 cực của tế bào. 

A. (1) : 4 crômatit ; (2) : nhiễm sắc thể.             B. (1) : 2 crômatit ; (2) : nhiễm sắc thể đơn.

C. (1) : 2 nhiễm sắc thể con; (2) : 2 crômatit.   D. (1) : 2 nhiễm sắc thể đơn; (2) : crômatit.

Câu 9: Có 12 tế bào sinh trứng tham gia giảm phân. Hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%. Số hợp tử được tạo thành là:

A. 12                               B. 24                               C. 48                               D. 6

Câu 10: NST kép tồn tại song song với trạng thái nào của NST:

A. Trạng thái tháo xoắn.                                       B. Trạng thái đóng xoắn và trạng thái tháo xoắn.

C. Trạng thái đóng xoắn.                                      D. Không liên quan đến hai trạng thái trên.

ĐỀ 3:

Câu 1:Trình tự các giai đoạn mà tế bào phải trãi qua trong khoảng thời gian giữa 2 lần nguyên phân liên tiếp được gọi là:

A. Quá trình phân bào.                  B. Phân chia tế bào.                         C. Chu kì tế bào.                   D. Phân cắt tế bào.

Câu 2: Ở các sinh vật ............., nguyên phân là hình thức sinh sản tạo ra các cá thể con có kiểu gen giống kiểu gen của cá thể mẹ.

A. Sinh sản sinh dưỡng                             B. Nhân thực đơn bào                     

C. Nhân thực đa bào                     D. Nhân sơ

Câu 3: Khi các NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo người ta có thể đếm được số lượng và quan sát hình thái NST ở các loài vào kì nào trong quá trình nguyên phân?

A. Kì đầu                                        B. Kì giữa                               C. Kì sau                                D. Kì cuối

Câu 4: Các NST kép bắt đôi với nhau theo từng cặp tương đồng có thể trao đổi các đoạn cromatit cho nhau( gọi là hiện tượng trao đổi chéo). Xảy ra vào kì nào trong quá trình giảm phân?

A. Kì đầu I                                      B. Kì giữa I                            C. Kì giữa  II                          D. Kì đầu II

Câu 5: Sự sắp xếp và phân li một cách ngẫu nhiên của bộ NST trong giảm phân, giúp quá trình giảm phân có ý nghĩa:

A. Đổi mới bộ NST của loài.                                             

B.Tạo nên nhiều loại giao tử khác nhau để hình thành các biến dị tổ hợp.

C. Giúp quá trình thụ tinh khôi phục bộ NST 2n của loài.              

D. Tạo nên nhiều tế bào đơn bội mới.

Câu 6: Nếu ở tinh trùng của một loài sinh vật có số lượng NST là 32 thì tế bào của cơ thể thuộc loài đó có:

A. 60 NST                                     B. 64 NST                              C. 46 NST                              D. 78 NST

Câu 7:Trong giảm phân hình thái NST  nhìn thấy rõ nhất ở:

(1): Kì đầu I.                   (2): Kì giữa I.           (3): Kì sau I. (4): Kì đầu II.           (5): Kì giữa II.          (6): Kì sau II.

Câu trả lời đúng là:             A. 1, 4.                                    B. 3, 6.                                    C. 2, 5.                                    D. 2, 4.

Câu 8: Một loài có bộ NST lưỡng bội 2n = 24 ở kì đầu của giảm phân I có:

A. 24 cromatit và 24 tâm động.                                                   B. 48 cromatit và 48 tâm động. 

C. 48 cromatit và 24 tâm động.                                                   D. 12 cromatit và 12 tâm động. 

Câu 9: Trong giảm phân II, khi nằm trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, các NST xếp thành

A. 4 hàng.                       B. 2 hàng.                       C. 1 hàng.                       D. 3 hàng.

Câu 10: Nếu ở trứng của một loài sinh vật có số lượng NST là 4 thì tế bào sinh dục sơ khai của cơ thể thuộc loài đó có:

A. 8 NST.                        B. 16 NST                       C. 12 NST                      D. 4 NST.

ĐỀ 4:

Câu 1: Phần lớn thời gian chu kì tế bào thuộc về:

A. pha G1       B. các kì nguyên phân.        C. pha S                     D. kì trung gian

Câu 2: Hiện tượng các NST kép co xoắn cực đại ở kì giữa chuẩn bị cho hoạt động nào sau đây?

A. Phân li NST               B. Trao đổi chéo NST   C. Tiếp hợp NST.          D. Nhân đôi NST.

Câu 3: Diễn biến nào sau đây đúng trong phân bào?

A. Nhân và tế bào chất phân chia cùng lúc.                           

B. Nhân phân chia trước rồi mới phân chia tế bào chất.

C. Tế bào chất phân chia trước rồi đến nhân phân chia.                  

D. Chỉ có nhân phân chia còn tế bào chất thì không.

Câu 4: Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là:

A. Sự sao chép nguyên vẹn của tế bào mẹ cho 2 tế bào con                        

C. Sự phân li đồng đều của các NST về 2 tế bào con

B. Phương thức sinh sản của tế bào.                

D. Sự phân chia đều chất nhân và chất tế bào của tế bào mẹ cho hai tế bào con.

Câu 5: Trong quá trình giảm phân, ADN được nhân đôi mấy lần?  

A. 3 lần.                    B. 2 lần.                C. 1 lần     D. 4 lần.

Câu 6: Hình thức phân bào không có thoi phân bào ở sinh vật nhân sơ:

A. Giảm phân.               B. Nguyên phân.           C. Phân đôi.                   D. Phân cắt.

Câu 7: Một nhóm tế bào sinh tinh tham gia quá trình giảm phân đã tạo ra 512 tinh trùng. Số tế bào sinh tinh là

A. 16.                              B. 32.                              C. 64.                              D. 128.

Câu 8: Trong kỳ đầu, NST có trạng thái nào sau đây?

A. Một số ở trạng thái đơn, một số ở trạng thái kép  

B. Đều ở trạng thái đơn dãn xoắn

C. Đều ở trạng thái đơn co xoắn                        

D. Đều ở trạng thái kép co xoắn.

Câu 9: Có 12 tế bào sinh tinh tham gia giảm phân. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 6,25%. Số hợp tử được tạo thành là:

A. 3                                 B. 4                                  C. 5                                 D. 6

Câu 10: Sau GP số lượng NST ở tế bào con giảm đi một nửa vì:

A. Ở lần phân bào I không có sự tự nhân đôi của NST.              

B. Ở kì cuối phân bào I có 2 tế bào con mang n NST kép.         

C. Ở lần phân bào I có sự phân li độc lập của cặpNST kép tương đồng.          

D. Có 2 lần phân bào liên tiếp.

{-- xem đầy đủ nội dungở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề kiểm tra 15 phút Chương Nguyên phân, giảm phân - Trường THPT Hùng Vương. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF