Đề Kiểm tra 1 tiết Sinh Học 9 năm 2020 Trường THCS Lê Lợi có đáp án là 1 dạng đề mẫu được tổng hợp các em có thể tham khảo và thử sức góp phần rèn luyện chuẩn bị trước kì thi. Việc làm đề là một trong những phương pháp học tập giúp các em củng cố kiến thức của bản thân, một phương pháp học tập hiệu quả. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích không chỉ giúp các em học sinh ôn thi mà còn giúp các thầy cô sử dụng trong quá trình giảng dạy của mình.
TRƯỜNG THCS LÊ LỢI |
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 1 Môn: SINH HỌC 9 Năm học: 2020 – 2021 Tổng thời gian làm bài: 45 phút |
ĐỀ BÀI
I. Trắc Nghiệm (5 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng.
Câu 1. Dạng đột biến gen nào không làm thay đổi số lượng Nu của gen?
A. Thay thế cặp Nu này bằng cặp Nu khác.
B. Mất 1 hoặc 1 số cặp Nu.
C. Thêm 1 hoặc 1 số cặp Nu.
D. Cả B, C đúng.
Câu 2. Gen lặn đột biến chỉ được biểu hiện ra kiểu hình khi ở thể nào?
A. Thể đồng hợp trội.
B. Thể dị hợp.
C. Thể đồng hợp lặn.
D. Thể tứ bội.
Câu 3. Đột biến cấu trúc NST là gì?
A. Biến đổi trong cấu trúc của gen.
B. Biến đổi trong cấu vật chất di truyền.
C. Biến đổi số lượng NST.
D. Biến đổi cấu trúc của NST.
Câu 4. Dạng đột biến cấu trúc NST nào sau đây làm thay đổi kích thước của NST?
A. Mất đoạn và lặp đoạn.
B. Mất đoạn và đảo đoạn.
C. Chuyển đoạn và đảo đoạn.
D. Lặp đoạn và đảo đoạn.
Câu 5. Axit amin nào mở đầu cho tổng hợp chuỗi polypeptit?
A. Metionin.
B. Phenialani.
C. Triptophan.
D. Lizin.
Câu 6. Prôtêin được cấu tạo theo nguyên tắc nào?
A. Bán bảo toàn.
B. Đa phân.
C. Bổ sung.
D. Khuôn mẫu.
Câu 7. ADN có bao nhiêu mạch?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 8. Đơn phân của ARN là gì?
A. Nuclêôtit.
B. Nuclêic.
C. Axit amin.
D. Ribônuclêôtit.
Câu 9. ADN được tổng hợp theo nguyên tắc nào?
A. Khuôn mẫu.
B. Giữ lại một nửa.
C. Bổ sung.
D. A,B,C đúng.
Câu 10. NTBS thể hiện trong tổng hợp ARN như thế nào?
A. A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X và ngược lại.
B. A liên kết với T và ngược lại; G liên kết với X và ngược lại.
C. A liên kết với X và ngược lại, G liên kết vớ T và ngược lại.
D. A liên kết với G và ngược lại, X liên kết với G và ngược lại.
Câu 11. Một gen có 3000 Nu. Mỗi Nu có kích thước là 3,4A0. Chiều dài của gen là bao nhiêu?
A. 5100A0.
B. 4080 A0.
C. 3060A0.
D. 6000A0.
Câu 12. Do đâu Prôtêin có tính đa dạng và đặc thù?
A. Số lượng thành phần và trật tự sắp xếp của các Nu.
B. Số lượng thành phần và trật tự sắp xếp của các rNu.
C. Số lượng thành phần và trật tự sắp xếp của các axit amin.
D. Cả A, B, C đúng
Câu 13. Mô hình cấu trúc không gian của ADN được tìm ra vào năm nào?
A. 1953.
B. 1955.
C. 1961.
D. 1954.
Câu 14. Chức năng của mARN là gì?
A. Truyền đạt thông tin di truyền.
B. Vận chuyển axit amin.
C. Cấu tạo nên ribosome.
D. Trực tiếp tổng hợp prôtêin.
Câu 15. Chức năng của rARN là gì?
A. Mang thông tin di truyền.
B. Vận chuyển axit amin.
C. Cấu tạo nên ribosome.
D. Quy định tổng hợp prôtêin.
II. Tự Luận ( điểm)
Câu 1: Một loài có bộ NST 2n = 20.
a. Một nhóm tế bào của loài mang 200 NST ở dạng sợi mảnh. Xác định số tế bào của nhóm.
b. Nhóm tế bào khác của loài mang 400 NST kép. Nhóm tế bào đang ở kì nào của quá trình phân bào? Với số lượng bao nhiêu? Cho biết diễn biến của các tế bào trong nhóm đều như nhau.
c. Nhóm tế bào thứ ba cũng của loài trên mang 640 NST đơn đang phân li về 2 cực tế bào.
Nhóm tế bào đang ở kì nào của quá trình phân bào? Với số lượng bằng bao nhiêu?
Câu 2: Ở loài thực vật, bộ NST lưỡng bội là 24. Quá trình nguyên phân liên tiếp từ một tế bào lưỡng bội của loài tạo ra số tế bào ở thế hệ tế bào cuối cùng có tổng số 192 NST ở trạng thái chưa nhân đôi.
Xác định số đợt nguyên phân từ tế bào trên?
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm (5 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng.
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
A |
C |
D |
B |
A |
B |
D |
D |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
|
D |
A |
A |
C |
A |
A |
C |
|
II. Tự Luận (5 điểm)
Câu 1:
a. Số tế bào của nhóm.
- Nếu NST là dạng sợi mảnh ở kì trung gian (khi chưa tự nhân đôi) thì số tế bào của nhóm là: 200 : 20 = 10 (tế bào).
- Nếu NST là dạng sợi mảnh ở kì cuối trước khi sự phân chia chất tế bào kết thúc thì số tế bào của nhóm là: 200 : 40 = 5 (tế bào).
b. Trong chu kì nguyên phân, NST kép tồn tại ở:
+ Kì trung gian sau khi NST tự nhân đôi.
+ Kì đầu, lúc này các NST kép đang co ngắn, đóng xoắn.
+ Kì giữa, thời điểm này các NST kép co ngắn, đóng xoắn cực đại tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
→ Dù ở kì nào trong 3 kì nói trên thì số tế bào của nhóm vẫn là: 400:20 = 20 (tế bào)
c. Nhóm tế bào mang NST đơn đang phân li về 2 cực tế bào là
Nhóm tế bào đang kì sau của nguyên phân.
Số tế bào của nhóm là: 640 : 40 = 16 (tế bào).
Câu 2:
- Áp dụng công thức:
Gọi x là số tế bào mẹ ban đầu có bộ lưỡng bội = 2n, k là số lần nguyên phân liên tiếp.
Tổng NST có trong các tế bào con = 2n.x.2k
Từ công thức:
→ Tổng NST có trong các TB con = 2n.x.2k Trong đó 2n=24, x=1, tổng NST có trong tế bào con là 192.
→ k = 3 đợt phân bào.
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề Kiểm tra 1 tiết Sinh Học 9 năm 2020 Trường THCS Lê Lợi có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây: