YOMEDIA

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tin học 11 năm 2021-2022

Tải về
 
NONE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tin học 11 năm 2021-2022 giúp các bạn ôn luyện và củng cố kiến thức Tin 11 một cách hiệu quả nhất nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho các bài thi sắp tới. Chúc các bạn học tốt.

ADSENSE

1. KIẾN THỨC CẦN NẮM

1.1. Khái niệm về lập trình và ngôn ngữ lập trình

- Lập trình là sử dụng cấu trúc dữ liệu và các câu lệnh của ngôn ngữ lập trình cụ thể để mô tả dữ liệu và diễn đạt các thao tác của thuật toán.

- Ngôn ngữ dùng để viết chương trình máy tính được gọi là ngôn ngữ lập trình. Ngôn ngữ lập trình chia thành 3 loại: ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao.

- Chương trình có chức năng chuyển đổi chương trình viết trên ngôn ngữ lập trình bậc cao thành chương trình thực hiện đ­ược trên máy tính gọi là chư­ơng trình dịch.

- Chương trình dịch có hai loại là thông dịch và biên dịch.

1.2. Các thành phần của ngôn ngữ lập trình

- Các thành phần cơ bản: bao gồm bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa.

- Bảng chữ cái là tập hợp các kí tự được dùng để viết chương trình.

- Cú pháp là bộ quy tắc để viết chương trình

- Ngữ nghĩa xác định ý nghĩa thao tác cần phải thực hiện, ứng với tổ hợp kí tự dựa vào ngữ cảnh của nó.

- Một số khái niệm:

a) Tên: Trong Turbo Pascal, tên là một dãy liên tiếp không quá 127 kí tự bao gồm chữ số, chữ cái hoặc dấu gạch dưới và bắt đầu bằng chữ cái hoặc dấu gạch dưới.

- Phân biệt 3 loại tên: tên dành riêng (còn gọi là từ khóa); tên chuẩn; tên do người lập trình đặt.

b) Hằng và biến:

- Hằng là đại lượng có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình. Thông thường, gồm 3 loại: hằng số học, hằng lôgic và hằng xâu

- Biến là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể được thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình. Các biến trong chương trình đều phải khai báo.

c) Chú thích: giúp cho người đọc chương trình nhận biết được ý nghĩa của chương trình đó dễ hơn. Chú thích được đặt giữa dấu { và } hoặc (* và *).

1.3. Cấu trúc chương trình

- Cấu trúc chung: bao gồm phần khai báo và phần thân.

- Các thành phần của chương trình:

a) Phần khai báo:

- Khai báo tên chương trình: program ;

- Khai báo thư viện: ví dụ:  uses crt; sau đó ta sử dụng lệnh clrscr

- Khai báo hằng: const pi = 3.1416;

- Khai báo biến: tất cả các biến dùng trong chương trình đều phải được đặt tên và phải khai báo cho chương trình dịch biết để lưu trữ và xử lí.

b) Phần thân chương trình:    BEGIN  [< dãy lệnh>]  END.

- Kiểu nguyên: byte; integer; word; longint;

- Kiểu thực: real; extended

- Kiểu kí tự (char): là các kí tự thuộc bộ mã ASCII gồm 256 kí tự

- Kiểu lôgic (boolean) gồm true và false.

Trong Pascal, khai báo biến bắt đầu bằng từ khóa var có dạng:

Var : ;

Lưu ý: Cần đặt tên biến sao cho gợi nhớ đến ý nghĩa của biến đó. Khi khai báo biến cần đặc biệt lưu ý đến phạm vi giá trị của nó.

- Phép toán: phép toán số học với số nguyên, số thực (+ - * / mod, div), phép toán quan hệ, phép toán lôgic (not, or, and)

- Biểu thức số học: là một hoặc các biến kiểu số hay một hoặc các hằng số liên kết với nhau bởi một số hữu hạn phép toán số học, các dấu ngoặc tròn ( và ) tạo thành.

- Hàm số học chuẩn: là các thư viện chứa một số chương trình tính giá trị những hàm toán học thông thường. Một số hàm chuẩn thường dùng: sqr(x); sqrt(x); abs(x); exp(x);…

- Biểu thức quan hệ:  . Kết quả là giá trị lôgic.

- Biểu thức lôgic: là các biểu thức lôgic đơn giản, các biểu thức quan hệ liên kết với nhau bởi phép toán lôgic. Giá trị biểu thức lôgic là true hoặc false. Các biểu thức quan hệ thường được đặt trong cặp  dấu ngoặc ( và ).

- Câu lệnh gán:  := ;

- Nhập dữ liệu vào từ bàn phím: Cú pháp: read (); hoặc readln ();

- Đưa dữ liệu ra màn hình: Cú pháp: write (); hoặc writeln ();

- Soạn thảo: gõ nội dung của chương trình gồm phần khai báo và các lệnh trong thân chương trình. Lưu chương trình vào đĩa, nhấn phím F2.

- Biên dịch chương trình nhấn tổ hợp phím Alt + F9

- Chạy chương trình nhấn tổ hợp phím Ctrl + F9

- Đóng cửa sổ chương trình nhấn tổ hợp phím Alt + F3

- Thoát khỏi phần mềm nhấn tổ hợp phím Alt + X

1. Rẽ nhánh: Nếu … thì …  hoặc Nếu … thì …, nếu không … thì …

2. Câu lệnh if-then:

a) Dạng thiếu: if <điều kiện> then ;

b) Dạng đủ: if <điều kiện> then else ;

3. Câu lệnh ghép: cho phép gồm một dãy câu lệnh thành một câu lệnh ghép.

Có dạng: Begin End;

1. Lặp: Một số thuật toán có những thao tác phải thực hiện lặp đi lặp lại một số lần. Một trong các đặc trưng của máy tính là có khả năng thực hiện hiệu quả các thao tác lặp. Cấu trúc lặp mô tả thao tác lặp và có hai dạng là lặp với số lần biết trước và lặp với số lần chưa biết trước.

2. Lặp với số lần biết trước và câu lệnh for-do:

a) Dạng lặp tiến:  for := to do ;

b) Dạng lặp lùi:  for := downto do ;

2. BÀI TẬP LUYỆN TẬP

Câu 1: Hãy chọn phương án ghép đúng. Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ

A. Cho phép thể hiện các dữ liệu trong bài toán mà các chương trình sẽ phải xử lí

B. Dưới dạng nhị phân để máy tính có thể thực hiện trực tiếp

C. Diễn đạt thuật toán để có thể giao cho máy tính thực hiện

D. Có tên là "ngôn ngữ thuật toán" hay còn gọi là "ngôn ngữ lập trình bậc cao" gần với ngôn ngữ toán học cho phép mô tả cách giải quyết vấn đề độc lập với máy tính

Câu 2: Hãy chọn phương án ghép đúng. Ngôn ngữ máy là

A. Bất cứ ngôn ngữ lập trình nào mà có thể diễn đạt thuật toán để giao cho máy tính thực hiện

B. Ngôn ngữ để viết các chương trình mà mỗi chương trình là một dãy lệnh máy trong hệ nhị phân

C. Các ngôn ngữ mà chương trình viết trên chúng sau khi dịch ra hệ nhị phân thì máy có thể chạy được

D. Diễn đạt thuật toán để có thể giao cho máy tính thực hiện

Câu 3: Hãy chọn phương án ghép đúng. Hợp ngữ là ngôn ngữ

A. Mà máy tính có thể thực hiện được trực tiếp không cần dịch

B. Có các lệnh được viết bằng kí tự nhưng về cơ bản mỗi lệnh tương đương với một lệnh máy. Để chạy được cần dịch ra ngôn ngữ máy

C. Mà các lệnh không viết trực tiếp bằng mã nhị phân

D. Không viết bằng mã nhị phân, được thiết kế cho một số loại máy có thể chạy trực tiếp dưới dạng kí tự

Câu 4: Phát biểu nào dưới đây là hợp lí nhất khi nói về hằng?

A. Hằng là đại lượng nhận giá trị trước khi chương trình thực hiện

B. Hằng là đại lượng được đặt tên và có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình

C. Hằng có thể lưu trữ nhiều loại giá trị khác nhau

D. Hằng được chương trình dịch bỏ qua

Câu 5: Phát biểu nào dưới đây là hợp lí nhất khi nói về tên?

A. Tên gọi là đại lượng nhận giá trị trước khi chương trình thực hiện

B. Tên gọi là đại lượng được đặt tên và có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình

C. Tên gọi có thể lưu trữ nhiều loại giá trị khác nhau

D. Tên gọi do người lập trình tự đặt theo quy tắc do từng ngôn ngữ lập trình xác định

Câu 6: Trong tin học, hằng là đại lượng

A. Có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình

B. Có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình

C. Được đặt tên

D. Có thể thay đổi giá trị hoặc không thay đổi giá trị tùy thuộc vào bài toán

Câu 7: Phần thân chương trình bắt đầu bằng ….và kết thúc bằng …?

A. BEGIN…END.

B. BEGIN…END

C. BEGIN…END,

D. BEGIN…END;

Câu 8: Chọn câu phát biểu hợp lí nhất?

A. Khai báo hằng thường được sử dụng cho một giá trị tại mỗi thời điểm thực hiện chương trình

B. Biến đơn là biến chỉ nhận những giá trị không đổi và xuất hiện nhiều lần trong chương trình

C. Khai báo hằng thường được sử dụng cho những giá trị không đổi và xuất hiện nhiều lần trong chương trình

D. Trong Pascal, tất cả các biến trong chương trình đều phải có giá trị không đổi và xuất hiện nhiều lần trong chương trình

Câu 9: Chọn câu phát biểu hợp lí nhất?

A. Trong Pascal, tất cả các biến trong chương trình đều phải đặt tên và khai báo cho chương trình dịch biết để lưu trữ và xử lí

B. Trong Pascal, tất cả các biến trong chương trình đều phải có một giá trị tại mỗi thời điểm thực hiện chương trình

C. Khai báo hằng thường được sử dụng cho kiểu của hằng

D. Biến đơn là biến chỉ nhận kiểu của hằng

Câu 10: Bộ nhớ sẽ cấp phát cho các biến dưới đây tổng cộng bao nhiêu byte?

Var x,y: integer; c: char; ok: boolean; z: real;

A. 12

B. 14

C. 11

D. 13

Câu 11: Biến x có thể nhận các giá trị -5, 100, 15, 20. Hãy chọn kiểu dữ liệu phù hợp với biến x?

A. Char

B. LongInt

C. Integer

D. Word

Câu 12: Biến X có thể nhận các giá trị 1; 100; 150; 200 và biến Y có thể nhận các giá trị 1; 0.2; 0.3; 10.99. Khai báo nào trong các khai báo sau là đúng nhất?

A. Var X,,Y: byte;

B. Var X, Y: real;

C. Var X: real; Y: byte;

D. Var X: byte; Y: real;

Câu 13: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, từ khóa Var dùng để:

A. Khai báo hằng

B. Khai báo thư viện

C. Khai báo biến

D. Khai báo tên chương trình

Câu 14: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, hằng và biến khác nhau cơ bản như thế nào?

A. Hằng và biến là hai đại lượng mà giá trị đều có thể thay đổi được trong quá trình thực hiện chương trình

B. Hằng không cần khai báo còn biến phải khai báo

C. Hằng là đại lượng có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình, biến là đại lượng có giá trị có thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình

D. Hằng và biến bắt buộc phải khai báo

Câu 15: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, từ khoá CONST dùng để:

A. Khai báo tên chương trình

B. Khai báo hằng

C. Khai báo biến

D. Khai báo thư viện.

Câu 16: Cho biểu thức sau: (a mod 3 = 0) and (a mod 4 = 0)

Số a nhận giá trị nào sau đây để biểu thức cho kết quả là TRUE?

A. 24

B. 16

C. 20

D. 15

Câu 17: Cho đoạn chương trình:

Begin

a := 100;

b := 30;

x := a div b ;

Write(x);

End.

Cho biết kết quả sau khi thực hiện lệnh :

A. 10

B. 33

C. 3  

D. 1

Câu 18: Trong Pascal, phép toán MOD với số nguyên có tác dụng gì ?

A. Chia lấy phần nguyên

B. Chia lấy phần dư       

C. Làm tròn số

D. Thực hiện phép chia

Câu 19: Cho S là biến có kiểu xâu (String) và y là biến kiểu thực. Trong các cách sau đây, khi thực hiện câu lệnh readln(S,y) nhập giá trị cho S = ‘ Tran Van Thong’ và y = 7.5 từ bàn phím, cách nhập nào đúng ?

A. Gõ “Tran Van Thong 7.5” sau đó nhấn Enter;

B. Gõ “Tran Van Thong” sau đó nhấn phím Enter rồi gõ “7.5” sau đó nhấn phím Enter;

C. Gõ “Tran Van Thong 7,5” sau đó nhấn phím Enter;

D. Gõ “Tran Van Thong ” rồi gõ dấu phẩy rồi gõ “7.5” sau đó nhấn phím Enter;

Câu 20: Để đưa ra màn hình giá trị của biến a kiểu nguyên và biến b kiểu thực ta dùng lệnh

A. Write(a:8:3, b:8);

B. Readln(a,b);

C. Writeln(a:8, b:8:3);    

D. Writeln(a:8:3, b:8:3);

Câu 21: Để nhập giá trị cho 2 biến a và b ta dùng lệnh :

A. Write(a,b);

B. Real(a,b);

C. Readln(a,b);

D. Read(‘a,b’);

Câu 22: Trong Turbo Pascal, muốn biên dịch chương trình ta dùng tổ hợp phím:

A. Alt + F9

B. Ctrl + F9

C. Alt + F6

D. Alt + F8

Câu 23: Để tính diện tích S của hình vuông có cạnh A với giá trị nguyên nằm trong phạm vi từ 10 đến 100, cách khai báo S nào dưới đây là đúng và tốn ít bộ nhớ nhất

A. Var S : integer;

B. Var S : real;

C. Var S : longint;

D. Var S : word;

Câu 24: Trong Turbo Pascal, để lưu một chương trình:

A. Nhấn tổ hợp phím Alt + F5

B. Nhấn tổ hợp phím Alt + F2

C. Nhấn phím F2

D. Nhấn phím F5

Câu 25. Hãy chọn cách dùng sai . Muốn dùng biến X lưu giá trị nhỏ nhất trong các giá trị của hai biến A. B có thể dùng cấu trúc rẽ nhánh như sau :

A. if A <= B then X := A else X := B;                             

B. if A < B then X := A;

C. X := B; if A < B then X := A;                                     

D. if A < B then X := A else X := B;

Câu 26. Phát biểu nào sau đây có thể lấy làm biểu thức điều kiện trong cấu trúc rẽ nhánh ?

A. A + B                        

B. A > B                        

C. N mod 100                

D. “A nho hon B”

Câu 27. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, phát biểu nào sau đây là đúng với câu lệnh rẽ nhánh if…then…else…?

A. Nếu sau else muốn thực hiện nhiều câu lệnh thì các câu lệnh phải đặt giữa hai cặp dấu ngoặc nhọn;

B. Nếu sau else muốn thực hiện nhiều câu lệnh thì các câu lệnh phải đặt giữa hai dấu ngoặc đơn;

C. Nếu sau else muốn thực hiện nhiều câu lệnh thì các câu lệnh phải đặt giữa Begin  và  End;

D. Nếu sau else muốn thực hiện nhiều câu lệnh thì các câu lệnh phải đặt giữa Begin  và  End

Câu 28: Câu lệnh sau giải bài toán nào:

While M <> N do

If M > N then M:=M-N else N:=N-M;

A. Tìm UCLN của M và N

B. Tìm BCNN của M và N

C. Tìm hiệu nhỏ nhất của M và N

D. Tìm hiệu lớn nhất của M và N

Câu 29: Đoạn chương trình sau giải bài toán nào?

          For I:=1 to M do

                   If (I mod 3 = 0) and (I mod 5 = 0) then

                             T := T + I;

A. Tổng các số chia hết cho 3 hoặc 5 trong phạm vi từ 1 đến M

B. Tổng các số chia hết cho 3 và 5 trong phạm vi từ 1 đến M

C. Tổng các số chia hết cho 3 trong phạm vi từ 1 đến M

D. Tổng các số chia hết cho 5 trong phạm vi từ 1 đến M

Câu 30: Cú pháp lệnh lặp For – do dạng lùi:

A. for < biến đếm> = < Giá trị cuối >downto < Giá trị đầu > do < câu lệnh >;

B. for < biến đếm> := < Giá trị cuối >downto < Giá trị đầu > do < câu lệnh >;

C. for < biến đếm> = < Giá trị cuối >down < Giá trị đầu > do < câu lệnh >;

D. for < biến đếm> := < Giá trị đầu >downto < Giá trị cuối > do < câu lệnh>;

ĐÁP ÁN

1C

2B

3B

4A

5D

6B

7A

8C

9A

10A

11C

12D

13C

14C

15B

16A

17C

18B

19B

20C

21C

22A

23D

24C

25B

26B

27C

28A

29B

30B

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tin học 11 năm 2021-2022. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF