YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 10 - Trường THPT Vạn Tường

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em có thêm nguồn tài liệu học tập phong phú, HOC247 giới thiệu đến các em Đề cương ôn tập HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 10 của Trường THPT Vạn Tường. Cùng HOC247 ôn luyện nhé!

ADSENSE
YOMEDIA

   ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 NĂM 2020 MÔN NGỮ VĂN 10 – TRƯỜNG THPT VẠN TƯỜNG

 

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1. Những kiến thức cần có để thực hiện việc đọc – hiểu văn bản

  • Nắm vững các loại từ cơ bản: Danh từ, động từ, tính từ, trợ từ, hư từ, thán từ, từ láy, từ ghép, từ thuần Việt, từ Hán Việt...
  • Hiểu được các loại nghĩa của từ: Nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa gốc, nghĩa chuyển, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái...

2. Kiến thức về câu:

  • Các loại câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp
  • Các loại câu phân loại theo mục đích nói (trực tiếp, gián tiếp).
  • Câu tỉnh lược, câu đặc biệt, câu khẳng định, câu phủ định,...

3. Kiến thức về các biện pháp tu từ:

 So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, tương phản, chơi chữ, nói giảm, nói tránh, thậm xưng,điệp,liệt kê,câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối...

4. Kiến thức về văn bản:

  • Các loại văn bản.
  • Các phương thức biểu đạt.

5. Phong cách chức năng ngôn ngữ:

a. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:

b. Phong cách ngôn ngữ khoa học:

c. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:

d. Phong cách ngôn ngữ chính luận:

e. Phong cách ngôn ngữ hành chính:

g. Phong cách ngôn ngữ báo chí:

6. Phương thức biểu đạt:

 Tự sự (kể chuyện, tường thuật):

  Khái niệm: Tự sự là kể lại, thuật lại sự việc, là phương thức trình bày 1 chuỗi các sự việc, sự việc này đẫn đến sự việc kia, cuối cùng kết thúc thể hiện 1 ý nghĩa.

  Đặc trưng:

  • Có cốt truyện.
  • Có nhân vật tự sự, sự việc.
  • Rõ tư tưởng, chủ đề.
  • Có ngôi kể thích hợp.

Miêu tả.

Miêu tả là làm cho người đọc, người nghe, người xem có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người (Đặc biệt là thế giới nội tâm) như đang hiện ra trước mắt qua ngôn ngữ miêu tả.

Biểu cảm: Là bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.

Nghị luận: Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải, trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết.

Thuyết minh: Được sử dụng khi cần cung cấp, giới thiệu, giảng giải những tri thức về 1 sự vật, hiện tượng nào đó cho người đọc, người nghe.

7. Phương thức trần thuật:

  • Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện (Lời trực tiếp)
  • Trần thuật từ ngôi thứ 3 của người kể chuyện tự giấu mình.
  • Trần thuật từ ngôi thứ 3 của người kể chuyện tự giấu minh, nhưng điểm nhìn và lời kể lại theo giọnh điệu của nhân vật trong tác phẩm (Lời nửa trực tiếp)

8. Nhận diện những biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó với việc thể hiện nội dung văn bản.

  • So sánh; Ẩn dụ; Nhân hóa; Hoán dụ; Nói quá- phóng đại- thậm xưng; Nói giảm- nói tránh; Điệp từ- điệp ngữ; Tương phản- đối lập; Phép liệt kê; Câu hỏi tu từ; Cách sử dụng từ láy...
  • Có kĩ năng nhận diện các biện pháp tu từ được sử dụng trong 1 văn bản thơ hoặc văn xuôi và phân tích tốt giá trị của việc sử dụng phép tu từ ấy trong văn bản.

9. Các hình thức lập luận của đọan văn: Diễn dịch; Song hành; Qui nạp...

PHẦN II:  LUYỆN TẬP THỰC HÀNH

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:

Đề 1

Đọc đoạn  văn sau và trả lời câu hỏi:

“ ..Đa số giới trẻ ngày nay đọc ít hơn những thế hệ trước. Những cuốn truyện kinh điển như: Cuốn theo chiều gió,Tiếng chim hót trong bụi mận gai,Thép đã tôi thế đấy…được đa số những người thuộc thế hệ trước đọc. Nhưng nếu hỏi các bạn trẻ ngày nay về những tác phẩm này chắc sẽ ít người đã đọc. Vì sao ? Vì họ không chịu đọc. Có những bạn trẻ hoàn toàn không đọc gì , trừ sách giáo khoa ở trường. Họ có hàng trăm hàng ngàn lí do để biện minh cho sự lười đọc này như: xem phim, lướt facebook sướng hơn, bài vở  nhiều , không có thời gian, không thích đọc….Hoặc nếu có đọc thì chỉ đọc mấy cuốn truyện tranh như: Đô-rê-môn, Bảy viên ngọc rồng..Còn với sách văn học, họ đều trả lời: “ không” …”

                  (Trích “ Những vấn đề của giới trẻ Việt Nam hiện nay”-Trung Dũng )              

 Câu1.(0,5đ)   Xác định thao tác lập luận và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

 Câu2.(0,5đ)   Nêu khái quát nội dung của đoạn trích?

 Câu 3.(1đ) .Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong  đoạn trích ?

 Câu 4. (1,0đ)Đặt nhan đề cho đoạn trích trên.

Đề 2:

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi :

Ơi kháng chiến ! Mười năm qua như ngọn lửa

Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường.

Con đã đi nhưng con cần vượt nữa

Cho con về gặp lại Mẹ yêu thương.

 

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa

                                      (Chế Lan Viên, Tiếng hát con tàu)

Câu 1: Đoạn thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của nhân vật trữ tình ?

Câu 2: Cách xưng hô : con – Mẹ yêu thương trong đoạn thơ có ý nghĩa gì ?

Câu 3: Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng hình ảnh so sánh trong đoạn thơ.

Câu 4: Chỉ ra  phương thức biểu đạt chính?

PHẦN II: TẬP LÀM VĂN

1.Viết đoạn văn:

1.1. Đoạn văn nghị luận về tư tưởng đạo lý

Dấu hiệu nhận biết đoạn văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí

  • Phẩm chất đạo đức, tính cách: Lòng nhân ái, vị tha, dũng cảm. Khiêm tốn…

  •  Lối sống của con người: “Uống nước nhớ nguồn”; “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”; “Giấy trắng phải giữ lấy lề”; tình mẫu tử; tình đồng đội; tình thầy trò,…

Các bước tiến hành viết đoạn văn 200 chữ nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí

Được tiến hành qua 3 bước dưới đây:

Bước 1: Nêu vấn đề:

Trong bước này, các em dẫn trực tiếp vào vấn đề cần bàn luận

Bước 2: Triển khai vấn đề:

  • Giải thích: từ cụ thể đến khái quát.
  • Phân tích, bàn luận: Nêu biểu hiện, ảnh hưởng, nguyên nhân… của vấn đề.
  • Đánh giá: Đánh giá tính đúng, sai; tốt, xấu… của vấn đề. Thể hiện rõ ràng quan điểm của mình.
  • Liên hệ bản thân.

Bước 3: Tổng kết lại vấn đề.

Ví dụ1: Viết đoạn văn nêu lên suy nghĩ về truyền thống Uống nước nhớ nguồn của nhân dân ta.

Bước 1: Giới thiệu thẳng vào vấn đề mà đề bài yêu cầu (1 câu)

VD: Từ xưa đến nay truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” hay nói cách khác là truyền thống tưởng nhớ công ơn, hướng về quá khứ luôn là một nét đẹp văn hóa cần được giữ gìn và phát huy của dân tộc ta.

 Bước 2: Giải thích vấn đề: Giải thích ngắn gọn nội dung tư tưởng được đưa ra trong đề bài. (1 đến 2 câu)

VD: “Uống nước” là hành động hưởng thụ thành quả,  “nguồn” là người tạo ra thành quả đó, thông qua câu tục ngữ ông cha ta có ý nhắc nhở, khuyên nhủ mọi người cần có lòng biết ơn, tôn trọng những người đã có công tạo nên cuộc sống của mình hiện nay.

Bàn luận về vấn đề

Nêu biểu hiện cụ thể của tư tưởng (Để làm gì? Vì sao?)

 VD: Đất nước chúng ta trải qua hơn 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước, từ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng,Bà Triệu, Trần Hưng Đạo… đến cuộc kháng chiến hống thực đan Pháp và đế quốc Mỹ, ông cha ta đã đánh đổi cả mạng sống , tuổi thanh xuân và những ước mơ còn đang dang dở để mang lại sự hòa bình, thống nhất cho dân tộc. Những công lao quá vĩ đại đó luôn được thế hệ sau biết ơn với một tấm lòng thành kính nhất. Hàng năm, cứ đến 10/3 âm lịch cả nước lại hướng về vua Hùng dâng lên hoa thơm, quả ngọt đề tưởng nhớ công ơn các vị vua Hùng.Hay vào ngày 27/7 đất nước ta đều tổ chức lễ long trọng đề tưởng nhớ công lao những người anh hùng ngã xuống vì độc lập dân tộc và thăm hỏi, tặng quà gia đình có công với cánh mạng.

Ý nghĩa, tác dụng của tư tưởng ( Để làm gì? Vì sao?)

VD: Chúng ta phải biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp này. Vì lòng biết ơn xuất phát từ trái tim nên nó sẽ là sợi dây vô hình gắn kết mọi người. Cuộc sống mà không có lòng biết ơn thì cũng chẳng có ý nghĩa gì.

 Lật ngược vấn đề: Bàn về những biểu hiện trái ngược.

VD: Thế mà trong cuộc sống hiện đại ngày nay, vẫn có những con người không có lòng biết ơn với quá khứ. Với người có công sinh thành và nuôi dưỡng, thực trạng này thật đáng buồn và cần phải lên án gay gắt.

Bước 3:

  • Nhận thức đúng đắn về vấn đề vừa bàn luận
  • Hành động : Rút ra hành động cụ thể cho bản thân.

VD: Là một học sinh, thế hệ trẻ của đất nước chúng ta hãy phát động các phong trào tưởng nhớ anh hùng liệt sĩ, thăm hỏi các gia đình liệt sĩ gặp khó khăn, hiếu thảo với ông bà cha mẹ… Đó là những hành động thiết thực nhất để duy trì và phát huy truyền thống tốt đẹp, quý giá của dân tộc.

 1.2. Đoạn văn nghị luận về hiện tượng đời sống

 Bước thứ 1:Giới thiệu về sự việc, hiện tượng cần bàn luận

 Bước thứ 2:

  • Giải thích khái niệm và bản chất của hiện tượng 
  • Chỉ ra những nguyên nhân,ý nghĩa của hiện tượng

 Bước thứ 3:Rút ra bài học và hành động trong cuộc sống 

 Ví dụ 2: đoạn văn nghị luận về hiện tượng ô nhiễm môi trường

Bước 1:   Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề réo lên hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội.

Bước 2:Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường xuất hiện những chất độc hại, chất bẩn gây tác động tiêu cực đến tự nhiên và cuộc sống con người. Ô nhiễm môi trường xảy ra ở cả môi trường đất, nước, và không khí. Thực trạng của hiện tượng ô nhiễm môi trường được báo đài đưa tin hàng ngày với hình ảnh rác thải tràn ngập cùng những số liệu thống kê về tình trạng ô nhiễm môi trường đáng báo động. Ngay gần đây, không khí của thành phố Hà Nội đã vượt mức ô nhiễm nặng nề. Với tình hình ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như vậy, không chỉ cuộc sống người dân bị đe dọa mà hệ sinh thái tự nhiên trên Trái đất cũng bị ảnh hưởng, đặc biệt là hậu quả của hiệu ứng nhà kính và hiện tượng băng tan do Trái đất nóng lên. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do ý thức bảo vệ môi trường của con người quá kém và giải pháp bảo vệ môi trường, xử lí rác thải vẫn chưa được thực hiện triệt để.

Bước 3:Vì vậy, ngay từ bây giờ, mỗi người cần nhận thức rõ ràng và đúng đắn tác hại của ô nhiễm môi trường, chúng ta cải tạo lại tự nhiên và giảm thiểu đến mức tối đa lượng rác thải, khí thải. Có như vậy, chúng ta mới có thể bảo vệ được Trái đất, bảo vệ được chính cuộc sống cũng như sự phát triển của con người và tự nhiên.

Lưu ý: Trên đây là những gợi cách triển khai đoạn văn,tuy nhiên bài làm có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau,không nhất thiết phải theo trật tự và đầy đủ các bước trên.

-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề cương ôn tập HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 10 - Trường THPT Vạn Tường. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247. Chúc các em đạt kết quả tốt.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm

​​​ ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF