YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK2 môn Khoa học tự nhiên 6 - Kết Nối Tri Thức năm 2022 - 2023 có đáp án

Tải về
 
NONE

Để giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi HK2 lớp 6 sắp tới, HỌC247 đã biên soạn, tổng hợp nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK2 môn Khoa học tự nhiên 6 - Kết Nối Tri Thức năm 2022 - 2023 có đáp án giúp các em học tập rèn luyện tốt hơn. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích cho các em trong quá trình học tập và ôn thi môn Khoa học tự nhiên 6 - Kết Nối Tri Thức. Chúc các em thi tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2022 – 2023

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6

KẾT NỐI TRI THỨC

 

A. LÝ THUYẾT

- Hoá học

+ Một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực - thực phẩm thông dụng

+ Hỗn hợp, tách chất ra khỏi hỗn hợp

- Sinh học

+ Đa dạng thế giới sống

- Vật lý

+ Trọng lực và đời sống

+ Năng lượng

+ Trái Đất và bầu trời

B. BÀI TẬP

I. TRẮC NGHIỆM.

Câu 1. Ta trực tiếp nhận biết được một vật có nhiệt năng khi vật đó có khả năng nào?

A. Làm tăng khối lượng vật khác.                                         

B. Làm nóng một vật khác.

C. Sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động.                      

D. Nổi được trên mặt nước.

Câu 2. Vật liệu nào không phải là nhiên liệu?

A. Than đá.                

B. Hơi nước.                          

C. Gas.                       

D. Khí đốt.

Câu 3. Dạng năng lượng nào không phải năng lượng tái tạo?

A. Năng lượng khí đốt.                                              

B Năng lượng gió.

C. Năng lượng thuỷ triều.                                          

D. Năng lượng mặt trời.

Câu 4. Ta nhìn thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng vì

A. Mặt Trăng thay đổi hình dạng liên tục.

B. Mặt Trăng thay đối độ sáng liên tục.

C. ở mặt đất, ta thấy các phần khác nhau của Mặt Trăng được chiếu sáng bởi Mặt Trời.

D. Trái Đất tự quay quanh trục của nó liên tục.

Câu 5. Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm luân phiên là do

A. Mặt Trời mọc ở đẳng đông, lặn ở đẳng tây.

B. Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ tây sang đông.

C. Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ đông sang tây.

D. Mặt Trời chuyển động từ đông sang tây.

Câu 6. Thực vật có vai trò bảo vệ đất và nguồn nước vì:

A. thực vật có hệ rễ phát triển mạnh.
B. tán cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra.
C. thực vật có hệ rễ phát triển mạnh giữ đất, cản dòng chảy do mưa lớn gây ra, một phần nước mưa thấm dần xuống các lớp đất tạo thành nước ngầm.
D. tán lá cản bớt ánh sáng và tốc độ gió.

Câu 7. Cây nào dưới đây không được xếp vào nhóm thực vật có hoa?

A. Cây dương xỉ        

B. Cây chuối                          

C. Cây ngô                             

D. Cây lúa

Câu 8. Giới Động vật được chia thành hai nhóm lớn là

A. Động vật bậc thấp và động vật bậc cao.

B. Động vật đơn bào và động vật đa bào.

C. Động vật tự dưỡng và động vật dị dưỡng.

D. Động vật không xương sống và động vật có xương sống.

Câu 9. Cơ thể đối xứng tỏa tròn, khoang cơ thể thông với bên ngoài, lỗ mở ở phần trên gọi là miệng là đặc điểm của ngành nào?

A. Giun tròn.              

B. Ruột khoang.                     

C. Chân khớp.            

D. Giun đốt.

Câu 10. Nhóm động vật nào dưới đây không thuộc ngành động vật có xương sống?

A. Bò sát                    

B. Lưỡng cư                           

C. Chân khớp                         

D. Thú 

Câu 11. Động vật không xương sống bao gồm

A. Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú.

B. Ruột khoang, Giun, Thân mềm, Chân khớp.

C. Bò sát, Lưỡng cư, Chân khớp, Ruột khoang.

D. Thú, Chim, Ruột khoang, Cá, Giun. 

Câu 12. Lớp động vật nào có tổ chức cơ thể phát triển tiến hóa nhất?

A. Thú                        

B. Chim                                  

C. Bò sát                                

D. Cá 

Câu 13. Loài chim nào dưới đây thuộc nhóm chim bơi?

A. Đà điểu                  

B. Chào mào                          

C. Chim cánh cụt                   

D. Đại bàng 

Câu 14. Cơ quan sinh sản của ngành Hạt trần được gọi là gì?

A. Bào tử                    

B. Nón                                    

C. Hoa                                    

D. Rễ

Câu 15. Đặc điểm nào dưới đây không phải của các thực vật thuộc ngành Hạt kín?

A. Sinh sản bằng bào tử                                             

C. Có hoa và quả

B. Hạt nằm trong quả                                                 

D. Thân có hệ mạch dẫn hoàn thiện.

II. CÂU HỎI LÝ THUYẾT

Câu 1. Hãy nêu các dạng năng lượng và cho biết năng lượng được phân loại theo tiêu chí như thế nào?

Trả lời:

*Các dạng năng lượng:

  - Động năng: là năng lượng mà một vật có do chuyển động.

- Thế năng hấp dẫn: là năng lượng vật có được khi ở trên cao so với mặt đất.

- Thế năng đàn hồi: là năng lượng mà những vật như lò xo, dây cao su, …có được khi bị biến dạng.

- Quang năng: Mặt Trời, bóng đèn, ngọn lửa, …phát ra ánh sáng. Ánh sáng mang năng lượng và được gọi là quang năng.

- Nhiệt năng: cốc nước nóng, hòn than đang cháy, … có năng lượng dưới dạng nhiệt năng.

- Điện năng: Các nhà máy nhiệt điện, điện gió, thủy điện, …sản xuất ra điện năng và được truyền tải qua đường dây tải điện đến nơi tiêu thụ.

- Hóa năng: là năng lượng có được do quá trình biến đổi hóa học tạo ra.

*Phân loại năng lượng theo tiêu chí:

  - Theo nguồn tạo ra năng lượng, được phân loại thành các dạng: cơ năng (động năng, thế năng), nhiệt năng, điện năng, quang năng, hóa năng…

  - Theo nguồn gốc vật chất của năng lượng:

+ Năng lượng chuyển hóa toàn phần: là dạng năng lượng được sinh ra từ nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên.

+ Năng lượng tái tạo: là dạng năng lượng như ánh sáng mặt trời, gió, thủy triều, hạt nhân,…

  - Theo mức độ ô nhiễm môi trường:

+ Năng lượng sạch: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều.

+ Năng lượng gây ô nhiễm môi trường: năng lượng hóa thạch.

Câu 2. Thế nào là nhiên liệu và năng lượng tái tạo? Kể tên 2 loại nhiên liệu và năng lượng tái tạo mà em biết?

Trả lời:

  - Nhiên liệu là các vật liệu khi bị đốt cháy giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt và ánh sáng như: Than, củi, khí gas, xăng….

  - Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn liên tục được coi là vô hạn như: Mặt Trời, gió, thủy triều, sóng, …

Câu 3. Phát biểu định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng?

Trả lời:

  Định luật bảo toàn năng lượng: Năng lượng không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ dạng này sang dạng khác.

Câu 4. Nêu nguyên nhân và đề xuất 2 biện pháp phòng tránh giun sán kí sinh.

Trả lời:

- Nguyên nhân:

+ Do thói quen ăn uống.

+ Do vệ sinh môi trường xã hội chưa đảm bảo.

+ Do vệ sinh cá nhân chưa tốt.

+ Không tẩy giun định kì.

- 2 biện pháp phòng tránh giun sán kí sinh:

+ Ăn chín, uống sôi.

+ Không ăn rau sống, các món ăn chưa được nấu chín.

...

III. BÀI TẬP TỰ LUẬN

Câu 1. Hãy kể tên 3 thiết bị/ dụng cụ tiêu thụ điện năng biến đổi thành nhiệt năng, quang năng, cơ năng để có thể sử dụng trực tiếp.

...

---(Để xem đầy đủ nội dung của đề cương các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Trên đây là một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK2 môn Khoa học tự nhiên 6 - Kết Nối Tri Thức năm 2022 - 2023 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Chúc các em học tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON