Để chuẩn bị cho kì thi học kì 2 sắp tới, HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Đề cương ôn tập HK2 môn Khoa Học Tự Nhiên 6 - Chân Trời Sáng Tạo năm 2022 - 2023 có đáp án được HOC247 biên tập, tổng hợp. Đặc biệt giúp các em luyện tập củng cố và nâng cao kiến thức môn Khoa Học Tự Nhiên 6 - Chân Trời Sáng Tạo. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em khái quát được toàn bộ kiến thức quan trọng và đạt kết quả tốt trong kì thi học kì 2 sắp tới.
TRƯỜNG THCS LÝ THÁI TỔ |
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 NĂM HỌC: 2022 – 2023 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO |
A. LÝ THUYẾT
- Virus
- Nấm
- Nguyên sinh vật
- Thực vật
- Động vật
- Năng lượng
- Trái Đất và bầu trời
B. BÀI TẬP
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Đặc điểm của virus:
A. Kích thước siêu hiển vi, tồn tại như một dạng không sống ngoài tế bào chủ và sống kí sinh nội bào bắt buộc.
B. Kích thước siêu hiển vi, tồn tại như một dạng sống ngoài tế bào chủ và sống kí sinh nội bào bắt buộc.
C. Kích thước siêu hiển vi, tồn tại như một dạng sống ngoài tế bào chủ và sống kí sinh ngoại bào.
D. Kích thước siêu hiển vi, tồn tại như một dạng không sống ngoài tế bào chủ và sống kí sinh ngoại bào.
Câu 2. Đâu không phải tác hại của virus
A. Gây bệnh cho con người
B. Gây bệnh cho động vật
C. Sản xuất vaccine chữa bệnh
D. Gây bệnh cho cây trồng
Câu 3. Virus nào dưới đây có dạng hình khối
A. Virus HIV.
B. Virus dại.
C. Virus đậu mùa.
D. Virus Ebola.
Câu 4. Đặc điểm nào sau đây khi nói về virus là đúng?
A. Cấu tạo rất phức tạp
B. Kích thước khoảng vài mm.
C. Sống kí sinh nội bào bắt buộc.
D. Có thể quan sát bằng mắt thường.
Câu 5. Virus khác với các sinh vật khác ở
A. Khả năng dinh dưỡng
B. Cấu trúc tế bào
C. Vật chất di truyền
D. Hình dạng
Câu 6. Người ta quan sát hầu hết nguyên sinh vật bằng gì?
A. Kính lúp
B. Kính viễn vọng
C. Kính hiển vi
D. Mắt thường
Câu 7. Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật
A. Có cấu tạo tế bào nhân thực, đa số có kích thước hiển vi.
B. Có cấu tạo tế bào nhân sơ, đa số có kích thước hiển vi.
C. Chưa có cấu tạo tế bào, đa số có kích thước hiển vi.
D. Có cấu tạo tế bào nhân thực, kích thước lớn.
Câu 8. Bệnh kiết lị ảnh hưởng đến
A. Hệ tiêu hóa
B. Hệ hô hấp
C. Hệ tuần hoàn
D. Hệ thần kinh
Câu 9. Cách phòng chống bệnh sốt rét
A. Không để chum, vại đọng nước; phát quang bụi rậm; ngủ nằm màn
B. Không thường xuyên vệ sinh môi trường sống
C. Đi ngủ không mắc màn, không phun thuốc muỗi
D. Ăn chín, uống sôi
Câu 10. Tại sao, trong bể cá thủy sinh người ta thường cho thêm tảo lục
A. Tảo lục đơn bào quang hợp thải ra oxygen làm tăng lượng oxygen hoà tan trong nước, tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho động vật thủy sinh, làm đẹp bể
B. Tảo lục đơn bào cũng là nguồn thức ăn tự nhiên giàu dinh dưỡng cho các động vật thuỷ sản
C. Tạo màu nước xanh lơ cho bể thêm đẹp hơn, làm tăng lượng oxygen hoà tan trong nước
D. Tảo làm đẹp bể và làm tăng lượng oxygen hòa tan trong nước trong nước
Câu 11. Các khẳng định nào sau đây đúng
A. Nấm hương, nấm mốc đen bánh mì là đại diện thuộc nhóm nấm túi.
B. Nấm là sinh vật đơn bào hoặc đa bào, nhân thực.
C. Chỉ có thể quan sát được nấm dưới kính hiển vi.
D. Tất cả các loại nấm đều có lợi cho con người.
Câu 12. Những loài nấm độc thường có điểm đặc trưng nào sau đây?
A. Tỏa ra mùi hương quyến rũ.
B. Thường sống quanh các gốc cây.
C. Có màu sắc rất sặc sỡ.
D. Có kích thước rất lớn.
II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm).
Câu 1. (2 điểm) Có mấy dạng năng lượng? Kể tên, cho Câu?
Câu 2. (2 điểm) Hệ mặt trời là gì? Ngôi sao nào gần trái đất nhất?
Câu 3. (2 điểm) Thực vật có vai trò gì đối với động vật và đời sống con người?
III. BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 1. Trong những nhóm sau đây, nhóm gồm các cây đều thuộc ngành Hạt kín là
A. cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu.
B. cây nhãn, cây bàng, cây cỏ bợ, cây vạn tuế.
C. cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.
D. cây thông, cây rêu, cây lúa, cây rau muống.
Câu 2. Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa nhóm động vật không xương sống và nhóm động vật có xương sống là
A. khác nhau về cấu tạo bộ xương.
B. khác nhau về cấu tạo có hay không có xương sống.
C. khác nhau về số lượng xương trong cơ thể.
D. khác nhau về đặc điểm cấu tạo xương sống.
Câu 3. Nguồn năng lượng nào dưới đây là nguồn năng lượng không tái tạo?
A. Mặt Trời
B. Nước
C. Gió
D. Dầu
Câu 4. Cách sử dụng đèn thắp sáng nào dưới đây không tiết kiệm điện năng?
A. Bật đèn cả khi trong phòng có đủ ánh sáng tự nhiên chiếu vào.
B. Tắt đèn khi ra khỏi phòng quá 15 phút.
C. Dùng bóng đèn compact thay cho bóng đèn dây tóc.
D. Chỉ bật bóng đèn đủ sáng gần nơi sử dụng.
Câu 5. Dụng cụ nào sau đây khi hoạt động biến đổi phần lớn điện năng mà nó nhận vào thành nhiệt năng?
A. Điện thoại.
B. Máy hút bụi.
C. Máy sấy tóc.
D. Máy vi tính.
Câu 6. Năng lượng của nước chứa trong hồ của đập thủy điện là
A. thế năng.
B. nhiệt năng.
C. điện năng.
D. động năng và thế năng.
Câu 7. Sự đa dạng của động vật được thể hiện rõ nhất ở
A. cấu tạo cơ thể và số lượng loài.
B. số lượng loài và môi trường sống.
C. môi trường sống và hình thức dinh dưỡng.
D. hình thức dinh dưỡng và hình thức vận chuyển.
Câu 8. Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật có xương sống với nhóm động vật không xương sống là gì?
A. Có xương sống.
B. Hình thái đa dạng.
C. Kích thước cơ thể lớn.
D. Sống lâu.
Câu 9. Tập hợp các loài nào sau đây thuộc lớp Động vật có vú (Thú)?
A. Tôm, muỗi, lợn, cừu.
B. Bò, châu chấu, sư tử, voi.
C. Cá voi, vịt trời, rùa, thỏ.
D. Gấu, mèo, dê, cá heo.
Câu 10. Câu nào dưới đây nói về vai trò của động vật với tự nhiên?
A. Động vật cung cấp nguyên liệu phục vụ cho đời sống.
B. Động vật có thể sử dụng để làm đồ mỹ nghệ, đồ trang sức.
C. Động vật giúp con người bảo vệ mùa màng.
D. Động vật giúp thụ phấn và phát tán hạt cây.
Câu 11. Trong số các tác hại sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra?
A. Gây bệnh nấm da ở động vật.
B. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng.
C. Gây bệnh viêm gan B ở người.
D. Gây ngộ độc thực phẩm ở người.
Câu 12. Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói về cấu tạo của nấm?
A. Phần sợi nấm là cơ quan sinh dưỡng.
B. Phần sợi nấm là cơ quan sinh sản.
C. Phần mũ nấm là cơ quan sinh dưỡng.
D. Phần mũ nấm vừa là cơ quan sinh sản vừa là cơ quan sinh dưỡng.
Câu 13. Dạng năng lượng nào cần thiết để nước đá tan thành nước?
A. Năng lượng ánh sáng.
C. Năng lượng hoá học.
B. Năng lượng âm thanh.
D. Năng lượng nhiệt.
Câu 14. Dụng cụ nào sau đây khi hoạt động biến đối phần lớn điện năng mà nó nhận vào thành nhiệt năng?
A. Nồi cơm điện.
C. Điện thoại.
B. Máy hút bụi.
D. Máy vi tính.
Câu 15. Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách
A. giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO2.
B. giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2
C. giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O2
D. giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO2
Câu 16. Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là
A. cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu.
B. cây nhãn, cây hoa li, cây bèo tấm, cây vạn tuế.
C. cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.
D. cây thông, cây rêu, cây lúa, cây rau muống.
Câu 17. Biến dạng của vật nào dưới đây không phải là biến dạng đàn hồi?
A. Lò xo trong chiếc bút bị bị nén lại.
C. Que nhôm bị uốn cong.
B. Dây cao su được kéo căng ra.
D. Quả bóng cao su đập vào tường.
Câu 18. Hiện tượng nào sau đây là kết quả tác dụng của lực hút của Trái Đất?
A. Quả bưởi rụng trên cây xuống.
B. Hai nam châm hút nhau.
C. Đẩy chiếc tủ gỗ chuyến động trên sàn nhà.
D. Căng buồm để thuyền có thể chạy trên mặt nước.
Câu 19. Trường hợp nào sau đây, ma sát là có hại?
A. Đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã.
B. Xe ô tô bị lầy trong cát.
C. Giày đi mãi, đế bị mòn.
D. Bồi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị.
Câu 20. Một vận động viên vô thuật có khối lượng 82 kg. Trọng lượng của người đó là
A. 8,2 N.
C. 8200N.
B. 82N.
D. 820 N.
Câu 21. Vì sao đi lại trên bờ thì dễ dàng còn đi lại dưới nước thì khó hơn?
A. Vì nước chuyển động còn không khí không chuyển động.
B. Vì lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.
C. Vì nước có lực cản còn không khí thì không có lực cản.
D. Vì khi xuống nước, chúng ta “nặng” hơn
Câu 22. Thiết bị sau đây cần nhận năng lượng vào ở dạng nào để hoạt động?
A. Năng lượng điện, do nguồn điện cung cấp.
B. Năng lượng ánh sáng từ Mặt Trời.
C. Năng lượng từ gió.
D. Năng lượng từ than.
Câu 23. Hãy chỉ ra sự biển đối từ một dạng năng lượng này sang một dạng năng lượng khác trong các trường hợp sau:
a) Khi nước đồ từ thác xuống.
b) Khi ném một vật lên theo phương thẳng đứng.
Câu 24. Biểu diễn những lực sau đây:
- Trọng lực của một vật có khối lượng 5 kg (tỉ xích 0,5cm ứng với 10N).
- Lực kéo 15 000N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải (tỉ xích 1cm ứng với 5000N).
Câu 25. Vì sao khi chạy thi ở các cự li dài, những vận động viên có kinh nghiệm thường chạy sau các vận động viên khác ở phần lớn thời gian, khi gần đến đích mới vượt lên chạy nước rút để về đích?
Câu 26. Nêu tác hại của động vật với con người?
Câu 27. Theo em, cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của thực vật hạt kín có đặc điểm nào giúp chúng có mặt ở nhiều nơi và thích nghi với nhiều điều kiện môi trường?
Câu 28. Bạn An và Lan cùng nhau ra quán mua một số đồ ăn, An bảo Lan trước khi mua bạn phải xem hạn sử dụng và quan sát màu sắc của đồ ăn cần mua. Lan tỏ ra khó hiểu hỏi bạn: Tại sao? Bằng kiến thức đã học về Câu Nấm em hãy thay An giải thích cho bạn Lan hiểu.
-----HẾT-----
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK2 môn Khoa Học Tự Nhiên 6 - Chân Trời Sáng Tạo năm 2022 - 2023 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập