YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK2 môn Hóa lớp 11 năm 2019

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em học sinh Đề cương ôn tập học kì 2 Hóa học 11. Hi vọng với tài liệu này sẽ giúp các em ghi nhớ và tư duy gắn kết các kiến thức Hóa học lớp 11, chuẩn bị thật tốt cho các kì thi sắp tới và có nền tảng vững chắc cho Hóa học lớp 12

ATNETWORK
YOMEDIA

Đề cương ôn tập học kì 2 Hóa học 11 năm 2019

PHẦN A : LÝ THUYẾT

Chương 5: HIĐROCACBON NO

ANKAN

1. Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, bậc C, đồng phân, danh pháp.

2. Tính chất vật lí, tính chất hóa học, điều chế – lưu ý các sản phẩm thế trong phản ứng halogen hóa.

Chương 6: HIĐROCACBON KHÔNG NO

I. ANKEN

1. Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân, danh pháp.

2. Tính chất vật lí, tính chất hóa học, điều chế – lưu ý quy tắc cộng Mac-côp-nhi-côp.

3. Phân biệt được anken với ankan bằng phương pháp hóa học.

II. ANKAĐIEN

1. Công thức chung, đặc điểm cấu tạo, đồng phân, danh pháp của ankađien.

2. Đặc điểm cấu tạo, tính chất hóa học của ankađien liên hợp.

3. Phương pháp điều chế ankađien.

4. So sánh tính chất hóa học của anken và ankađien.

5. Sự chuyển hóa lẫn nhau giữa ankan, anken, ankađien.

III. ANKIN

1. Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân, danh pháp.

2. Tính chất vật lí, tính chất hóa học, phương pháp điều chế.

3. Phân biệt được ank-1-in với các ankin khác và anken bằng phương pháp hóa học.

4. So sánh tính chất hóa học của ankin với anken.

5. Sự chuyển hóa lẫn nhau giữa ankan, anken, ankin.

Chương 7: HIĐROCACBON THƠM. NGUỒN HIĐROCACBON THIÊN NHIÊN. HỆ THỐNG HÓA VỀ HIĐROCACBON

I. BENZEN VÀ ĐỒNG ĐẲNG

1. Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân, danh pháp.

2. Tính chất vật lí, tính chất hóa học – lưu ý quy tắc thế vào vòng benzen.

3. Phân biệt được benzen với các ankylbenzen khác bằng phương pháp hóa học.

II. STIREN

1. Cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học.

2. Phân biệt được stiren với benzen và các ankylbenzen khác bằng phương pháp hóa học.

Chương 8: DẪN XUẤT HALOGEN-  ANCOL – PHENOL

I. ANCOL

1. Định nghĩa, phân loại, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân, danh pháp.

2. Tính chất vật lí, tính chất hóa học, phương pháp điều chế - lưu ý tính chất riêng của glixerol.

3. Phân biệt được ancol đơn chức với ancol đa chức có các nhóm – OH liền kề bằng phương pháp hóa học.

II. PHENOL

1. Định nghĩa, tính chất vật lí, tính chất hóa học.

2. Ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ.

3. So sánh tính chất hóa học của ancol và phenol. Nhận biết phenol với ancol.

Chương 9: ANĐEHIT – XETON – AXIT CACBOXYLIC

I. ANĐEHIT

1. Định nghĩa, phân loại, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân, danh pháp.

2. Tính chất vật lí, tính chất hóa học, phương pháp điều chế.

3. Nhận biết anđehit bằng phương pháp hóa học.

II. AXIT CACBOXYLIC

Không nằm trong nội dung ôn tập thi học kỳ II. Nhưng lưu ý cần ôn tập thêm để nghiên cứu cho chương trình Hóa học 12.

PHẦN B: MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP

1. DẠNG 1: Bài tập viết đồng phân, danh pháp: Viết và gọi tên các đồng phân của:

1. Ankan có CTPT: C3H8, C4H10, C5H12, C6H14

2. Anken có CTPT: C4H8, C5H10

3. Ankin có CTPT: C3H4 , C4H6, C5H8

4. Ankyl benzen có CTPT: C7H8, C8H10, C9H12

5. Ankađien có CTPT: C4H6, C5H8

6. Ancol có CTPT: C3H8O, C4H10O, C5H12O

7. Anđehit có CTPT: C4H8O, C5H10O

2. DẠNG 2: Bài tập viết phương trình phản ứng:

SGK:

Chương 5: 3/115; 5/123

Chương 6: 3/132; (2,4)/135; 5/136; 1/137; 3/138; (2,4,6)/145; (1,2)/147.

Chương 7: (2,3)/159; (6,9)/160; (3,4)/172.

Chương 8: (2,5,6)/177; 2/186; (4,5)/193; (3,5)/195.

Chương 9: (2,3,4)/203; 1/212; (6,7,9)/213.

SBT: 6.28; 7.5; 7.6; 7.26; 8.4; 8.12; 8.23; 8.25; 8.30; 9.21; 9.29; 9.36.

3. DẠNG 3: Bài tập nhận biết:

SGK:

Chương 5: 4/121.

Chương 6: 4/132; 2/138; 3/145. Chương 7: (4,10)/160; 2/162; 2/172. Chương 8: 3/18.

Chương 9: 2/212.

SBT: 6.6; 6.37; 9.37.

4. DẠNG 4: Bài tập điều chế:

SGK: Chương 6: (4,6)/138; 3/147.

Chương 7: 3/162.

Chương 8: 4/186; (2,6)/193.

Chương 9: 3/210.

SBT: 8.13; 9.9.

5. DẠNG 5: Bài tập so sánh về: tính chất hóa học, t0 sôi, t0 nóng chảy, độ tan, tính axit.

SGK: Chương 6: 1/132.

Chương 7: 8/160.

SBT: 5.8; 6.33; 8.10; 9.15; 9.16; 9.34.

6. DẠNG 6: Bài tập xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo.

SGK: Chương 5: 7/116.

Chương 6: 3/135; 7/138; 6/147. Chương 7: (5,6)/162; 5/172. Chương 8: (6,9)/187.

Chương 9: 7/203; 5/210; 8/213.

SBT: 5.11; 5.12; 5.13; 5.16; 5.17; 6.7; 6.8; 6.10; 6.11; 6.18; 6.19; 7.7; 7.8; 8.14; 8.15; 8.18; 8.19;8.27; 8.32; 8.33; 9.10; 9.22; 9.23.

7. DẠNG 7: Bàì tập xác định thành phần % về khối lƣợng hoặc thể tích của các khí trong hỗn hợp.

SGK: Chương 5: 3/123.

Chương 6: 6/132; 5/138; 5/145; 5/147 Chương 8: 5/187; 3/193; 6/195 Chương 9: (6,7)/210; 5/213.

8. DẠNG 8: Bài tập tính khối lƣợng chất phản ứng, hoặc sản phẩm, hiệu suất phản ứng:

SGK: Chương 7: (7,11)/160; 4/147; 4/162

Chương 8: 7/187

Chương 9: 8/204; 10/213.

(Lưu ý: Những bài tập về axit cacboxylic ở trên yêu cầu đọc để tham khảo thêm)

PHẦN C: MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢO

HIĐROCACBON

LÝ THUYẾT

Câu 1:     Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C5H12 ?

A. 3 đồng phân.             B. 4 đồng phân.                       C. 5 đồng phân.                      D. 6 đồng phân

Câu 2:     Phần trăm khối lượng cacbon trong phân tử ankan Y bằng 83,33%. Công thức phân tử của Y là:

A. C2H6.                        B. C3H8.                                  C. C4H10.                                D. C5H12.

Câu 3:     Cho iso-pentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1 : 1, số sản phẩm monoclo tối đa thu được là:

A. 2.                               B. 3.                                        C. 5.                                        D. 4.

Câu 4:     Khi brom hóa một ankan chỉ thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất có tỉ khối hơi đối với hiđro là 75,5. Tên của ankan đó là:

A. 3,3-đimetylhecxan.                                                   C. isopentan.

B. 2,2-đimetylpropan.                                                    D. 2,2,3-trimetylpentan

Câu 5:     Anken X có công thức cấu tạo: CH3–CH2–C(CH3)=CH–CH3. Tên của X là

A. isohexen.                   B. 3-metylpent-3-en.               C. 3-metylpent-2-en.               D. 2-etylbut-2-en.

Câu 6:     Số đồng phân của C4H8 là

A. 7.                               B. 4.                                        C. 6.                                        D. 5.

Câu 7:     Ba hiđrocacbon X, Y, Z là đồng đẳng kế tiếp, khối lượng phân tử của Z bằng 2 lần khối lượng phân tử của X. Các chất X, Y, Z thuộc dãy đồng đẳng

A. ankin.                        B. ankan.                                 C. ankađien.                            D. anken.

Câu  8:      Cho các chất sau: 2-metylbut-1-en (1); 3,3-đimetylbut-1-en (2); 3-metylpent-1-en (3); 3-metylpent-2-en (4); Những chất nào là đồng phân của nhau ?

A. (3) và (4).                  B. (1), (2) và (3).                     C. (1) và (2).                           D. (2), (3) và (4).

Câu 9:     Hợp chất nào sau đây có đồng phân hình học ?

A. 2-metylbut-2-en.

B. 2-clo-but-1-en.

C. 2,3- điclobut-2-en.                                                   

D. 2,3- đimetylpent-2-en.

Câu 10:   Áp dụng quy tắc Maccopnhicop vào trường hợp nào sau đây ?

A. Phản ứng cộng của Br2 với anken đối xứng.

C. Phản ứng cộng của HX vào anken đối xứng.

B. Phản ứng trùng hợp của anken.

D. Phản ứng cộng của HX vào anken bất đối xứng.

...

Trên đây là phần trích dẫn nội dung bộ đề cương ôn tập HK2 môn Hóa lớp 111 năm 2019 , để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô đăng nhập vào HOC247.net để tải về máy. 

Hy vọng bộ đề cương này sẽ giúp các em đạt được kết quả cao trong kỳ thi sắp tới!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON