YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK2 Địa lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lương Tấn Thịnh

Tải về
 
NONE

Đề cương ôn tập HK2 Địa lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lương Tấn Thịnh bao gồm các kiến thức trọng tâm nằm trong chương trình Địa lý 9 với các câu hỏi khái quát các kiến thức đã hoạc và các bài tập ôn tập sẽ giúp các em có thêm nhiều nguồn tài liệu ôn tập để đạt nhiều kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo tại đây!

ATNETWORK
YOMEDIA

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÍ LỚP 9

HỌC KỲ II

BÀI 31

Câu 1: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ THẾ MẠNH KINH TẾ CỦA VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

Khu vực

Điều kiện tự nhiên

Thế mạnh kinh tế

Vùng đất liền  

- Địa hình thoải, có độ cao trung bình.  

- Đất badan, đất xám.  

- Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn sinh thuỷ tốt

- Mặt bằng xây dựng tốt.  

- Các cây trồng thích hợp: cao  su, cà phê, hồ tiêu, điều, đậu tương, lạc, mía đường, thuốc lá,  hoa quả

Vùng biển  

- Biển ấm, ngư trường rộng, hải  sản phong phú, sát đường hàng  hải quốc tế.

- Thềm lục địa nông, rộng, giàu tiềm năng dầu khí

- Khai thác dầu khí ở thềm lục địa.

- Đánh bắt hải sản.

- Giao thông, dịch vụ biển, du  lịch biển

  • Hệ thống sông Đồng Nai (gồm sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Bé): tưới nước, thuỷ điệ
  • Khó khăn:
    • Ít khoáng sản.
    • Diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp.
    • Nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và đô thị ngày càng tăng.

Câu 2: Đặc điểm dân cư - xã hội

  • Đông dân, lực lượng lao động dồi dào, lành nghề và năng động, thị trường tiêu dùng rộng lớn.
  • Mật độ dân số gần gấp đôi mật độ trung bình của cả nước, GDP/người và tỉ lệ dân số thành thị đều cao hơn hai lần chỉ tiêu trung bình của cả nước. So với cả nước, các chỉ tiêu tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị, tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn đều thấp hơn; tỉ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình cao hơn.
  • Nhiều di tích lịch sử
  • Văn hoá có ý nghĩa lớn để phát triển du lịch.

Câu 3: Dựa vào hình 31.1, hãy xác định ranh giới và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng Đông Nam Bộ.

Trả lời:

  • Đông Nam Bộ giáp các vùng Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng băng sông Cửu Long, có biên giới chung với Cam-pu-chia và giáp biển.
  • Ý nghĩa:
    • Là cầu nối Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long; nối giữa đất liền với Biển Đông giàu tiềm năng, đặc biệt tiềm năng về dầu khí trên thềm lục địa phía Nam.
    • Giáp Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lương thực — thực phẩm số một của cả nước; giáp Tây Nguyên là vùng giàu tài nguyên rừng, cây công nghiệp, đặc biệt là cây cà phê. Biển Đông đem lại cho Đông Nam Bộ tiềm năng khai thác dầu khí ở thềm lục địa, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, phát triển du lịch, dịch vụ kinh tế biển.
    • Từ TP. Hồ Chí Minh (khoảng 2 giờ bay) có thể tới hầu hết thủ đô các nước trong khu vực Đông Nam Á, tạo ra lợi thê giao lưu kinh tế và văn hoá với các nước trong khu vực.

Câu 4. Dựa vào bảng 31.1 và hình 31.1, hãy nêu đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kỉnh tế trên đất liền của vùng Đông Nam Bộ. Giải thích vì sao vùng Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển?

Trả lời:

Đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền:

  • Đặc điểm tự nhiên: địa hình thoải, có độ cao trung bình, đất badan, đất xám; khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn thuỷ sinh tốt.
  • Tiềm năng kinh tế: mặt bằng xây dựng tốt; các cây trồng thích hợp: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, đậu tương, lạc, mía đường, thuốc lá, hoa quả.

Vùng Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển:

  • Thềm lục địa có nguồn dầu khí lớn đang được khai thác.
  • Nguồn thuỷ sản phong phú.
  • Điều kiện giao thông vận tải, du lịch biển (bãi biển Vũng Tàu, khu di tích lịch sử nhà tù Côn Đảo).

Câu 5. Quan sát hình 31.1, hãy xác định các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Bé. Vì sao phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ?

Trả lời:

  • Trên quan điểm phát triển bền vững, thì đất, rừng và nước là những điều kiện qua trọng hàng đầu.
  • Lưu vực sông Đồng Nai hầu như phủ kín lãnh thổ Đông Nam Bộ. Do đất trồng cây công nghiệp chiếm tỉ lệ lớn, đất rừng không còn nhiều nên nguồn sinh thuỷ bị hạn chế. Như vậy, việc bảo vệ đất rừng đầu nguồn làm nguồn sinh thuỷ là rất quan trọng.
  • Phần hạ lưu sông, do đô thị hoá và công nghiệp phát triển mạnh mà nguy cơ ô nhiễm nước cuối nguồn các dòng sông ngày càng mạnh mẽ. Từ đó suy ra phải hạn chế ô nhiễm các dòng sông ở Đông Nam Bộ.

Câu 6. Căn cứ vào bảng 31.2, hãy nhận xét tình hình dân cư, xã hội ở vùng Đông Nam Bộ.

Trả lời:

  • Đông Nam Bộ cao hơn cả nước về các chỉ tiêu như: mật độ dân số, GDP/người (hơn gấp đôi), tỉ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình, tỉ lệ dân số thành thị (hơn gấp đôi).
  • Các chỉ tiêu của Đông Nam Bộ thấp hơn cả nước: tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị, tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn.
  • Chỉ tiêu ngang với mức của cả nước: tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số. Nhân xét chung: Đông Nam Bô là vùng có trình độ dân cư, xã hội vào mức cao trong cả nước, đặc biệt về GDP/người và tỉ lệ dân đô thị.

Câu 7: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kỉnh tế ở Đông Nam Bộ?

Trả lời:

  • Địa hình thoải, có độ cao trung bình, đất badan, đất xám; khí hậu cận xích đạo nóng ẩm thích hợp cho trồng cây công nghiệp lâu năm, đặc biệt là cây cao su. Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng đầu của cả nước.
  • Tiềm năng kinh tế biển đa dạng cho phép phát triển tổng hợp kinh tế biển:
    • Thềm lục địa có nguồn dầu khí lớn đang được khai thác.
    • Nguồn thuỷ sản phong phú.
    • Điều kiện giao thông vận tải, du lịch biển (bãi biển Vũng Tàu, khu di tích lịch sử nhà tù Côn Đảo). - Hệ thống sông Đồng Nai (gồm sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Bé) có giá trị tưới nước, thuỷ điện.

Câu 8: Giải thích vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước?

Đông Nam Bộ là vùng có nhiều chỉ tiêu về dân cư, xã hội cao hơn mức trung bình của cả nước (thu nhập bình quân đầu người một tháng, học vấn, tuổi thọ trung bình và mức độ đô thị hoá). Trong đó, đặc biệt có một số chỉ tiêu rất cao như: GDP/người và tỉ lệ dân sô" thành thị. Trong khi đó, tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị và tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn thấp hơn mức bình quân của cả nước.

Hiện nay, do sức ép của dân số thất nghiệp và thiếu việc làm mà lao động từ nhiều vùng đổ về Đông Nam Bộ để tìm kiếm cơ hội việc làm với hi vọng có được cơ hội thu nhập khá hơn, có đời sống văn minh hơn.

Câu 9: Căn cứ vào bảng 31.3 trang 116 (Dân số thành thị và dãn số nông thôn ở Thành phố Hồ Chí Minh), vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện dân sô" thành thị và nông thôn ở TP. Hồ Chí Minh qua các năm. Nhận xét.

DÂN SỐ THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN Ở TP. Hổ CHÍ MINH 1995 - 2002 (%)

Năm

Vùng

1995

2000

2002

Nông thôn

25,3

16,2

15,6

Thành thị

74,7

83,8

84,4

Tổng cộng

100

100

100

  • Vẽ biểu đồ cột chồng:
    • Trục tung thể hiện giá trị % (đỉnh trục tung ghi 100%).
    •  Trục hoành thể hiện năm (1995, 2000, 2002).
    • Có 3 cột bằng nhau và bằng 100% ứng với 3 năm. Trên mỗi cột có phần thể hiện giá trị dân thành thị chồng lên phần thề hiện giá trị dân nông thôn.
    • Biểu đồ có chú giải về dân thành thị và dân nông thôn và tên: Biểu đồ dân số thành thị và nông thôn ở TP. Hồ Chí Minh qua các năm.
  • Nhận xét:
    • Tỉ lệ dân thành thị cao hơn dân nông thôn ở các năm.
    • Từ 1995 đến 2002, tỉ lệ dân thành thị tăng, tỉ lệ dân nông thôn giảm.  

BÀI 32

Tình hình phát triển kinh tế

1. Công nghiệp

  • Khu vực công nghiệp
  • xây dựng phát triển nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng.
  • Cơ cấu sản xuất cân đối: bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực, thực phẩm. Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển nhanh như: dầu khí, điện tử, công nghệ cao.
  • Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh.
  • Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực: dầu mỏ, thực phẩm chế biến, hàng dệt may, giày dép, cao su,...
  • Công nghiệp - xây dựng chiếm 59,3% cơ cấu kinh tế của vùng và 38,5% của cả nước.
  • Các trung tâm công nghiệp lớn nhất: TP. Hồ Chí Minh (chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng), Biên Hoà, Vũng Tàu (trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí).
  • Khó khăn:
    • Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất.
    • Chất lượng môi trường đang bị suy giảm.

2. Nông nghiệp

  • Vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước:
  • Cây công nghiệp lâu năm:
    • Cao su: chiếm 65,6% diện tích và 78,9% sản lượng so với cả nước.
    • Cà phê: chiếm 8,1% diện tích và 11,7% sản lượng so với cả nước.
    • Hồ tiêu: chiếm 56,1% diện tích và 62,0% sản lượng so với cả nước.
    • Điều: chiếm 71,1% diện tích và 76,2% sản lượng so với cả nước.
  • Cây công nghiệp hàng năm: (lạc, đậu tương, mía, thuốc lá) và cây ăn quả (sầu riêng, xoài, mít, vú sữa,...) cũng là thế mạnh của vùng.
  • Chăn nuôi gia súc, gia cầm được chú trọng theo hướng công nghiệp.
  • Nghề nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ và đánh bắt thuỷ sản trên các ngư trường đem lại những nguồn lợi lớn.
  • Phát triển thuỷ lợi có tầm quan trọng hàng đầu (hồ Dầu Tiếng, hồ thuỷ điện Trị An có vai trò to lớn trong cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp của vùng).

2. Vì sao cây cao su lại dược trồng chủ yếu ở Đông Nam Bộ?

Trả lời:

Do Đông Nam Bộ có một số lợi thế đặc biệt cho trồng cây cao su:

  • Đất đai (đất xám, đất đỏ badan) có diện tích rộng, ở trên bề mặt địa hình bán bình nguyên lượn sóng.
  • Khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm. ít bão và gió mạnh là thuận lợi cho cây cao su (cây không ưa gió mạnh).
  • Cây cao su được trồng ở Đông Nam Bộ từ đầu thế kỉ trước; người dân có kinh nghiệm trồng và lấy mủ cao su đúng kĩ thuật.
  • Có nhiều cơ sở chế biến mủ cao su. - Thị trường tiêu thụ cao su rộng lớn và ổn định, đặc biệt thị trường Trung Quô'c, Bắc Mĩ, EU.

3. Tình hình sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ thay đổi như thế nào từ sau khi đất nước thông nhất?

Trả lời:

  • Trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng:
    • Công nghiệp ở Đông Nam Bộ phụ thuộc nước ngoài.
    • Chỉ có một số ngành sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lương thực, thực phẩm phân bố chủ yếu ở Sài Gòn - Chợ Lớn.
  • Ngày nay:
    • Khu vực công nghiệp - xây dựng phát triển nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng.
    • Cơ cấu sản xuất cân đối: bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực, thực phẩm. Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển nhanh như: dầu khí, điện tử, công nghệ cao.
    • Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh.
    • Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực: dầu mỏ, thực phẩm chế biến, hàng dệt may, giày dép, cao su,...
    • Các trung tâm công nghiệp lớn nhất: TP. Hồ Chí Minh (chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng), Biên Hoà, Vũng Tàu.

4. Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước?

Trả lời:

Vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước:

  • Cây công nghiệp lâu năm:
    • Cao su: chiếm 65,6% diện tích và 78,9% sản lượng so với cả nước.
    • Cà phê: chiếm 8,1% diện tích và 11,7% sản lượng so với cả nước.
    • Hồ tiêu: chiếm 56,1% diện tích và 62,0% sản lượng so với cả nước.
    • Điều: chiếm 71,1% diện tích và 76,2% sản lượng so với cả nước.
    • Cây công nghiệp hàng năm: (lạc, đậu tương, mía, thuốc lá) và cây ăn quả (sầu riêng, xoài, mít, vú sữa,...) cũng là thế mạnh của vùng.
  • Các điều kiện thuận lợi:
    • Đất đai (đất xám, đất đỏ badan) có diện tích rộng, ở trên bề mặt địa hình bán bình nguyên lượn sóng thuận lợi cho trồng cây công nghiệp theo quy mô lớn.
    • Khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm thuận lợi cho nhiều loại cây công nghiệp khác nhau.
    • Người dân có tập quán và kinh nghiệm sản xuất cây công nghiệp.
    • Thị trường xuất khẩu ổn định và ngày càng mở rộng.

5. Dựa vào bảng số liệu 32.2 trang 121 SGK (Cơ cấu kinh tế của TP. Hồ Chí Minh năm 2000), vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu kinh tế của TP. Hồ Chí Minh và nêu nhận xét.

Hướng dẫn:

  • Vẽ biểu đồ tròn: vẽ một hình tròn có 3 nan quạt ứng với ba khu vực kinh tế: nông, lâm, ngư nghiệp; công nghiệp - xây dựng; dịch vụ.
  • Biểu đồ có chú giải và tên là: Biểu đồ cơ cấu kinh tế của TP. Hồ Chí Minh năm 2000.

Nhận xét: Công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ trọng lớn thứ hai trong cơ cấu (45%). Dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất, trên 50% (53%); nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhất (2,0%).

BÀI 35  

1. Dựa vào hình 35.1, hãy xác định ranh giới và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng.

Trả lời:

  • Vị trí cực Nam đất nước, gần xích đạo, nằm sát vùng Đông Nam Bộ, ba mặt là biển và có biên giới với Cam-pu-chia.
  • Ý nghĩa: có lợi thế giao lưu kinh tế, văn hoá với các vùng trong nước, với Tiểu vùng sông Mê Công và các nước trong khu vực.

2. Dựa vào hình 35.1, hãy cho biết các loại dất chính ở Đồng bằng sông Cửu Long và sự phân bố của chúng.

Trả lời:

  • Đất phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu.
  • Đất phèn: ở vùng thượng châu thổ, tây nam đồng bằng,...
  • Đất mặn: dọc ven biển.

3. Dựa vào hình 35.2, nhận xét thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long để sản xuất lương thực, thực phẩm.

Trả lời:

  • Đất: diện tích rộng (gần 4 triệu ha). Đất phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu (1,2 triệu ha) thích hợp cho trồng lúa, cây công nghiệp hàng năm, câv ăn quả. Vùng đất phèn, đất mặn được cải tạo cũng trở thành các vùng trồng lúa, cây công nghiệp, hoa quả và nuôi trồng thuỷ sán. Vùng đất ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau thích hợp hơn cả cho nuôi trồng thuỷ sản và phát triển rừng ngập mặn.
  • Khí hậu: nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào.
  • Tài nguyên nước: Sông Mê Công và mạng lưới kênh rạch chằng chịt; vùng nước mặn, nước lợ cửa sông, ven biển rộng lớn mang lại nhiều nguồn lợi về tưới nước, nuôi trồng thuỷ sản,...
  • Nguồn hải sản phong phú; biển ấm quanh năm, ngư trường rộng lớn; nhiều đảo và quần đảo, thuận lợi cho khai thác hải sản.

4. Nêu một số khó khản chính về mặt tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Trả lời:

  • Mùa khô kéo dài, thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt; nước biển xâm nhập sâu, gây nhiễm mặn tại nhiều địa phương. Nhiều nơi đứng trước nguy cơ cháy rừng trên diện tích rộng.
  • Mùa lũ: thiếu nước sạch cho sinh hoạt, gây ngập lụt cho nhiều vùng dân cư, phá hỏng cơ sở hạ tầng,...

5. Dựa vào số liệu bảng 35.1, hãy nhận xét tình hình dân cư, xả hội ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Trả lời:

  • Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số bằng mức bình quân của cả nước; GDP/người, tỉ lệ người lớn biết chữ, tỉ lệ dân'^ố tmựih thị còn thấp hơn mức trung bình của cả nước. Tuy nhiên, tỉ lệ hộ nghèo thấp hơn và tuổi thọ trung bình cao hơn mức trung bình của cả nước.
  • Nhìn chung, đây là vùng có mặt bằng dân trí chưa cao, đô thị hoá còn thấp.

6. Nêu thế mạnh của một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Trả lời:

  • Đất: gần 4 triệu ha (đất phù sa ngọt: 1,2 triệu; đất phèn, đất mặn: 2,5 triệu ha,...)
  • Rừng: rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau chiếm diện tích lớn.
  • Khí hậu: nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào.
  • Tài nguyên nước: Sông Mê Công đem lại nguồn lợi lớn. Hệ thống kênh rạch chằng chịt. Vùng nước mặn, nước lợ cửa sông, ven biển rộng lớn,...
  • Nguồn hải sản: cá, tôm và hải sản quý hết sức phong phú. Biển ấm quanh năm, ngư trường rộng lớn; nhiều đảo và quần đảo, thuận lợi cho khai thác hải sản.

7. Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Trả lời:

Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích rất lớn (khoảng 2,5 triệu ha).

Hai loại đất này có thể sử dụng trong sản xuất nông nghiệp với điều kiện phải được cải tạo, trước hết phải áp dụng các biện pháp thau chua, rửa mặn, xây dựng hệ thống bờ bao, kênh rạch vừa thoát nước vào mùa lũ, vừa giữ nước ngọt vào mùa cạn.

8. Nêu những đặc điểm chủ yếu về dân cư, xá hội ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tại sao phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi dôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở đồng bằng này?

Trả lời:

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đông dân (đứng thứ hai Đồng bằng sông Hồng). Ngoài người Kinh, còn có người Khơ-me, người Chăm, người Hoa. Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số bằng mức bình quân của cả nước; GDP/người, tỉ lệ người lớn biết chữ, tỉ lệ dân số thành thị còn thấp hơn mức trung bình của cả nước. Tuy nhiên, tỉ lệ hộ nghèo thấp hơn và tuổi thọ trung bình cao hơn mức trung bình của cả nước.

Đồng bằng sông Cửu Long có chỉ tiêu về tỉ lệ người lớn biết chữ và tỉ lệ dân số thành thị đang ở mức thấp so với trung bình của cả nước. Các yếu tố dân trí và dân cư thành thị có tầm quan trọng đặc biệt trong công cuộc đổi mới, nhất là công cuộc xây dựng miền Tây Nam Bộ trở thành vùng động lực kinh tế.

{-- Nội dung ôn tập bài 36, 37, 38, 39, của Đề cương ôn tập HK2 môn Địa lí 9 năm 2020 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK2 Địa lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lương Tấn Thịnh. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON