Nhằm giúp các em học sinh lớp 6 có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị cho kì thi HK1 sắp tới. HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức năm 2021-2022 gồm phần tóm tắt lý thuyết và câu hỏi ôn tập kèm đáp án giải chi tiết, giúp các em củng cố kiến thức. Mời các em cùng tham khảo.
Chúc các em đạt kết quả học tập tốt!
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 6
KẾT NỐI TRI THỨC NĂM 2021-2022
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Phần Lịch sử
1.1.1. Lịch sử và cuộc sống
- Khái niệm Lịch sử là gì?
- Lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra và lịch sử còn được hiểu là một khoa học nghiên cứu và phục dựng lại quá khứ.
- Lí do tại sao phải học Lịch sử
- Học lịch sử giúp chúng ta tìm hiểu về quá khứ, tìm về cội nguồn của chính bản thân, gia đình, dòng họ,… và rộng hơn là của cả dân tộc, nhân loại.
- Học lịch sử còn để đúc kết những những bài học kinh nghiệm về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng cuộc sống mới trong tương lai.
1.1.2. Dựa vào đâu để biết và phục dựng lịch sử?
- Khái niệm và vai trò của các nguồn sử liệu.
- Bao gồm: tư liệu chữ viết, tư liệu hiện vật, tư liệu truyền miệng, tư liệu gốc.
1.1.3. Thời gian trong lịch sử
- Vì sao phải xác định thời gian trong lịch sử?
- Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ theo trình tự thời gian. Muốn hiểu và dựng lại lịch sử cần sắp xếp tất cả theo đúng trình tự của nó.
- Cách tính thời gian trong lịch sử
1.1.4. Nguồn gốc loài người
- Chặng đường tiến hóa của loài người
- Dấu tích của quá trình chuyển biến từ vượn thành người ở Đông Nam Á và Việt Nam
1.1.5. Xã hội nguyên thuỷ
- Chặng đường phát triển của xã hội nguyên thủy
- Đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam
1.1.6. Sự chuyển biến và phân hóa của xã hội nguyên thủy
- Sự phát hiện ra kim loại dẫn đến hàng loạt những biến đổi về mặt vật chất, xã hội nguyên thủy.
- Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, người nguyên thủy đã phát hiện ra một loại nguyên liệu mới để chế tạo công cụ và vũ khí thay thế cho đồ đá. Đó là kim loại.
- Sự xuất hiện của kim loại và quá trình tan rã của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam.
- Thời đại đồ đồng ở Việt Nam trải qua các nền văn hóa như sau: văn hóa Phùng Nguyên, văn hóa Đồng Đậu, văn hóa Gò Mun, văn hóa tiền Sa Huỳnh, văn hóa Đồng Nai.
1.1.7. Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại
- Điều kiện tự nhiên của Ai Cập và Lưỡng Hà
- Ai Cập nằm ở vùng Đông Bắc châu Phi, nơi có dòng sông Nin chảy qua. Lưỡng Hà là tên gọi vùng đất giữa hai con sông Ơ-phrát và Ti-gơ-rơ ở khu vực Tây Nam Á, cung cấp nguồn nước dồi dào, cùng với phù sa màu mỡ tạo nên những cánh đồng rộng lớn do phù sa các sống bồi đắp.
- Hành trình lập quốc của Ai Cập và Lưỡng Hà
- Những thành tựu văn hóa chủ yếu của Ai Cập và Lưỡng Hà
- Những thành tựu văn hóa chủ yếu của Ai Cập: Phát minh ra giấy, Chữ viết, Toán học, Phát minh ra lịch, Kỹ thuật ướp xác của người Ai Cập, Kiến trúc, ...
- Những thành tựu văn hóa chủ yếu của Lưỡng Hà: Chữ viết, Toán học, Kiến trúc, ...
1.1.8. Ấn Độ cổ đại
- Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại
- Ấn Độ là một bán đảo ở Nam Á, có ba mặt giáp biển, nằm trên trục đường biển từ Tây sang Đông. Phía Bắc được bao bọc bởi một vòng cung khổng lồ là dãy Hi-ma-vđây, hình thành nên những nền văn minh sớm của nhân loại.
- Miền Trung và miền Nam là cao nguyên Đề-can với rừng rậm và núi đá hiểm trở. Chỉ có mỏm cực Nam và dọc theo hai bờ biển là những đồng bằng nhỏ hẹp, là nơi quần cư tương đối thuận lợi và đông đúc.
- Lưu vực sông Ấn chịu tác động của sa mạc nên rất hiếm mưa, khí hậu khô nóng. Ở lưu vực sông Hằng, do tác động của gió mùa nên lượng mưa nhiều, cây cối tươi tốt.
- Chế độ xã hội của Ấn Độ cổ đại
- Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại
1.1.9. Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII
- Điều kiện tự nhiên của Trung Quốc thời cổ đại
- Nhà Tần thống nhất và xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc
- Trung Quốc từ thời nhà Hán đến thời nhà Tùy (206 TCN- thế kỉ VII)
- Trung Quốc từ thời nhà Hán đến thời nhà Tùy (206 TCN- thế kỉ VII)
1.1.10. Hy Lạp và La Mã cổ đại
- Điều kiện tự nhiên của Hy Lạp và La Mã
Hy Lạp
- Vùng đất Hy Lạp cổ đại lớn hơn nước Hy Lạp ngày nay rất nhiều với trung tâm nằm ở phía Nam bán đảo Ban-căng. Địa hình ở đây bị chia cắt thành nhiều vùng đồng bằng nhỏ hẹp bởi các dãy núi thấp chạy dài ra biển. Đất đai canh tác ít và không màu mỡ,chỉ thích hợp trồng các cây lâu lắm như nho,ô liu,…
- Hy Lạp có nhiều vũng vịnh thuận lợi cho việc lập những hải cảng. Ở đây còn có nhiều khoáng sản như đồng, bạc, vàng.
- Hoạt động kinh tế chính của người Hy Lạp là thương nghiệp, chủ yếu là mua bán và trao đổi hàng hóa như rượu nho, dầu ô liu, đồ gốm màu, đá cẩm thạch, thiếc, chì, vải,… và đổi lấy ngũ cốc, lương thực,… Nô lệ là hàng hóa đặc biệt với cảng Pi-rê là trung tâm sản xuất-nhập khẩu và buôn bán nô lệ sầm uất nhất của thế giới cổ đại.
La Mã
- Cũng giống như Hy Lạp, bán đảo I-ta-li-a-nơi hình thành Nhà nước La Mã cổ đại, nằm ở Nam Âu, xung quanh được biển bao bọc.
- Bờ biển ở phía Nam có nhiều vịnh, cảng thuận lợi cho tàu bè ra vào trú đậu. Đến thời kì La Mã, lãnh thổ được mở rộng ở cả ba châu lục với nhiều đồng bằng và đồng cỏ rộng lớn. Nhờ đó, trồng trọt và chăn nuôi có điều kiện phát triển, đất chứa nhiều khoáng sản, thuận lợi cho nghề luyện kim.
- Tổ chức Nhà nước của Hy Lạp và La Mã
- Thành tựu tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã
- Bao gồm: Tư tưởng, Chữ viết, Văn học, Sử học, Y học, Kĩ thuật, Kiến trúc và điêu khắc
1.2. Phần Địa lí
1.2.1. Hệ thống kinh, vĩ tuyến. Toạ độ địa lí
- Hệ thống kinh, vĩ tuyến
- Kinh tuyến là nửa đường tròn nối hai cực trên bề mặt quả Địa Cầu.
- Vĩ tuyến là vòng tròn bao quanh quả Địa Cầu.
- Kinh tuyến gốc được quy ước là kinh tuyến đi qua Đài thiên văn Grin-uých (ngoại ô thành phố Luân Đôn, thủ đô nước Anh).
- Vĩ tuyến gốc là Xích đạo, chia quả Địa Cầu thành hai bán cầu: bán cầu Bắc (tính từ Xích đạo đến cực Bắc) và bán cầu Nam (tính từ Xích đạo đến cực Nam).
- Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí
1.2.2. Bản đồ. Một số lưới kinh, vĩ tuyến. Phương hướng trên bản đồ.
- Khái niệm bản đồ
- Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng trên cơ sở toán học, trên đó đối tượng địa lí được thể hiện bằng các kí hiệu bản đồ.
- Một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới.
- Phương hướng trên bản đồ
- Muốn xác định phương hướng trên bản đồ, chúng ta dựa vào các đường kinh tuyến và vĩ tuyến.
1.2.3. Tỉ lệ bản đồ. Tính khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ.
- Tỉ lệ bản đồ
- Tỉ lệ bản đồ cho biết mức độ thu nhỏ độ dài giữa các đối tượng trên bản đồ so với thực tế là bao nhiêu.
- Tỉ lệ bản đồ có 2 dạng: tỉ lệ số và tỉ lệ thước
- Tính khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ.
1.2.4. Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ
- Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ
Kí hiệu bản đồ.
- Là các dấu hiệu quy ước thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
- Kí hiệu bản đồ rất đa dạng.
- Ba loại kí hiệu thường dùng: đường, điểm và diện tích.
b. Bảng chú giải
- Dùng để giải thích các kí hiệu.
- Thường được bố trí ở phía dưới hoặc khu vực trống trên bản đồ.
- Đọc một số bản đồ thông dụng
- Tìm đường đi trên bản đồ
- Bước 1: Xác định nơi đi và nơi đến, hướng đi trên bản đồ.
- Bước 2: Tìm các cung đường có thể đi và lựa chọn cung đường thích hợp với mục đich.
- Bước 3: Dựa vào tỉ lệ bản đồ để xác định khoảng cách thực tế.
1.2.5. Lược đồ trí nhớ
- Khái niệm
- Là những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong trí óc của con người.
- Cách vẽ
1.2.6. Trái Đất trong hệ Mặt Trời
- Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời
- Vũ trụ là không gian vô tận. Trong vũ trụ bao la có vô số Thiên Hà. Thiên Hà chứa hệ Mặt Trời gọi là dải Ngân Hà.
- Nằm ở trung tâm của hệ Mặt Trời là Mặt Trời. Chuyển động xung quanh Mặt trời là 8 hành tinh. Các hành tinh, ngoài chuyển động xung quanh Mặt Trời còn chuyển động tự quay quanh mình.
- Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là khoảng cách lí tưởng giúp cho Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống tồn tại và phát triển.
- Hình dạng, kích thước của Trái Đất
- Trái Đất có bán kính Xích đạo là 6 378km, diện tích bề mặt là 510 triệu km2. Nhờ có kích thước và khối lượng đủ lớn, Trái Đất đã tạo ra lực hút giữ được các chất khí làm thành lớp vỏ bảo vệ mình.
1.2.7. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả
- Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
- Trái Đất không ngừng tự quay quanh một trục tưởng tượng.
- Trong quá trình tự quay, trục Trái Đất luôn nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66o33'.
- Hệ quả
- Ngày đêm luân phiên
- Giờ trên Trái đất
- Sự lệch hướng chuyển động của vật thể
1.2.8. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hệ quả
- Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
- Thời gian chuyển động một vòng của Trái Đất quanh Mặt trời là 365 ngày 6h.
- Trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất luôn nghiên trên mặt phẳng quỹ đạo một góc khoảng 66033’.
- Sau 3 năm có 365 ngày sẽ có một năm có 366 ngày. Năm đó gọi là năm nhuận, tháng 2 có 29 ngày.
- Hệ quả
- Mùa trên Trái đất
- Hiện tượng ngày - đêm dài ngắn theo mùa
1.2.9. Xác định phương hướng ngoài thực tế
- Xác định phương hướng bằng la bàn
- Xác định phương hướng dựa vào quan sát hiện tượng tự nhiên
1.2.10. Cấu tạo của Trái Đất
- Cấu tạo bên trong của Trái Đất
- Trái Đất được cấu tạo bởi ba lớp, từ ngoài vào trong bao gồm: vỏ Trái Đất, man-ti và nhân Trái Đất.
- Các địa mảng (mảng kiến tạo)
- Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các địa mảng nằm kề nhau. Do tác động của vật chất nóng chảy (mac-ma) trong lớp man-ti, các địa mảng di chuyển với tốc độ rất chậm. Trong khi di chuyển, các địa mảng có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau.
- Ở đới tiếp giáp giữa các mảng sẽ hình thành các dãy núi, các vực sâu…. Kèm theo là các hiện tượng động đất và núi lửa.
1.2.11. Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi
- Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh
- Nội sinh:
- Là các quá trình xảy ra trong lòng đất.
- Làm di chuyển các mảng kiến tạo, nén ép các lớp đất đá, làm cho chúng bị uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất tạo thành núi lửa, động đất.
- Ngoại sinh:
- Là các quá trình xảy ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.
- Xu hướng phá vỡ, san bằng các địa hình do nội sinh tạo nên, đồng thời cũng tạo ra các dạng địa hình mới.
- Hiện tượng tạo núi
1.2.12. Núi lửa và động đất
- Núi lửa
- Những nơi vỏ Trái Đất bị đứt gãy, các dòng mac-ma theo các khe nứt của vỏ Trái Đất, phun trào lên bề mặt (cả trên lục địa và đại dương) tạo thành núi lửa.
- Động đất
- Động đất là các rung chuyển đột ngột, mạnh mẽ của vỏ Trái Đất chủ yếu do hoạt động của núi lửa, sự dịch chuyển các mảng kiến tạo hoặc sự đứt gãy trong vỏ Trái Đất gây ra.
1.2.13. Các dạng địa hình chính trên Trái Đất. Khoáng sản
- Các dạng địa hình chính
- Núi
- Đồi
- Cao nguyên
- Đồng bằng
- Khoáng sản
- Khoảng sản là những khoáng vật và khoáng chất có ích trong tự nhiên nằm trong vỏ Trái Đất mà con người có thể khai thác để sử dụng trong sản xuất và đời sống.
Phân loại:
- Năng lượng (nhiên liệu): than, dầu mỏ,...
- Kim loại: đen (sắt, man-gan,...), màu (đồng, vàng,...).
- Phi kim loại: muối mỏ, đá vôi,...
2. Luyện tập
Câu 1
Điều kiện tự nhiên của Hy Lạp và La Mã cổ đại có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự hình thành và phát triển của nền văn minh ở đây?
Câu 2
Hãy nêu sự khác nhau về độ dày, trạng thái, nhiệt độ giữa vỏ Trái Đất, man-ti và nhân.
Câu 3
Hãy trình bày hiện tượng ngày - đêm dài ngắn theo mùa trên Trái Đất.
Câu 4
Nêu những điểm chung về điều kiện tự nhiên giữa Hy Lạp và La Mã cổ đại.
Theo em, điều kiện tự nhiên tác động như thế nào đến sự hình thành và phát triển của văn minh Hy Lạp, La Mã cổ đại?
Câu 5
Tổ chức nhà nước ở Hy Lạp và La Mã cổ đại có điểm gì khác biệt?
Nêu 4 thành tựu văn hóa của Hi Lạp và La Mã vẫn còn được bảo tồn/sử dụng đến ngày nay.
3. Đáp án
Câu 1
- Thuận lợi:
- Giàu tài nguyên khoáng sản và đặc biệt là có vị trí địa lí thuận lợi (ven biển) nên kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp (đặc biệt là mậu dịch hàng hải) rất phát triển.
- Vị trí địa lí thuận lợi cho việc giao lưu, học tập, tiếp thu văn hóa.
- Khó khăn:
- Do đất đai canh tác xấu, công cụ bằng đá, bằng đồng không có tác dụng mà phải đến khi công cụ bằng sắt xuất hiện, việc trồng trọt mới có hiệu quả => có sản phẩm dư thừa, khi đó mới xuất hiện tư hữu và sự phân chia giai cấp trong xã hội. Vì vậy, tới khoảng thiên niên kỉ I TCN, các nhà nước cổ đại mới ra đời ở phương Tây (muộn hơn so với phương Đông).
- Do lãnh thổ bị chia cắt nên khó có điều kiện tập trung đông dân cư, khi xã hội có giai cấp hình thành thì mỗi vùng, mỗi bán đảo trở thành một quốc gia, vì vậy diện tích mỗi nước khá nhỏ.
Câu 2
Lớp |
Vỏ Trái Đất |
Lớp Manti |
Lớp Nhân |
Độ dày |
5km - 70km. |
2900km. |
3400km. |
Trạng thái |
- Là lớp vỏ mỏng cứng ngoài cùng. - Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau. - Vỏ Trái Đất phân làm vỏ lục địa và vỏ đại dương. - Tồn tại ở trạng thái rắn. |
Chia thành 2 tầng: - Manti trên ở trạng thái quánh dẻo. + Manti dưới ở trạng thái rắn chắc. |
- Chia làm 2 tầng: + Nhân ngoài ở ở thể lỏng. + Nhân trong vật chất ở dạng rắn. - Thành phần chủ yếu là những kim loại nặng Ni, Fe (còn gọi: nhân Nife). |
Nhiệt độ |
Càng xuống sâu nhiệt độ càng tăng, tối đa đến 10000C. |
Từ 15000C đến 47000C. |
Khoảng 50000C. |
Câu 3
Hiện tượng ngày - đêm dài ngắn theo mùa trên Trái Đất:
- Trong khi quay quanh Mặt Trời, Trái Đất có lúc chúc nửa cầu bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía mặt trời:
- Vào ngày hạ chí (22-6): nửa cầu Bắc chúc về phía Mặt Trời nên nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt, còn nửa cầu Nam ngược lại.
- Vào ngày đông chí (22-12): nửa cầu Nam chúc về phía Mặt Trời nên nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt, còn nửa cầu Bắc ngược lại.
- Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ.
- Hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở những địa điểm có vĩ độ khác nhau, càng xa Xích đạo về phía 2 cực càng biểu hiện rõ.
- Trong hai ngày xuân phân (21-3) và thu phân (23-9), lúc 12 giờ trưa, ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở Xích đạo. Hai nửa cầu được chiếu sáng như nhau.
Câu 4
- Điểm chung về điều kiện tự nhiên….:
- Nằm ven biển Địa Trung Hải, nhiều đảo, vịnh biển,...
- Địa hình bị chia cắt bởi biển, núi đồi, cao nguyên,...
- Đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai cằn khô.
- Giàu tài nguyên thiên nhiên.
- Tác động tới sự hình thành nhà nước:
- Do đất đai canh tác xấu, nên phải đến khi công cụ bằng sắt xuất hiện, việc trồng trọt mới có hiệu quả => có sản phẩm dư thừa, khi đó mới xuất hiện tư hữu và sự phân hóa xã hội. Vì vậy, tới khoảng thiên niên kỉ I TCN, các nhà nước cổ đại mới ra đời.
- Do lãnh thổ bị chia cắt nên khó có điều kiện tập trung đông dân cư => khi xã hội có giai cấp hình thành thì mỗi vùng, mỗi bán đảo trở thành một quốc gia => diện tích mỗi nước khá nhỏ.
- Tác động tới đời sống kinh tế:
- Đất đai ít, khô cứng nên nông nghiệp không phát triển mạnh.
- Giàu tài nguyên khoáng sản và đặc biệt là có vị trí địa lí thuận lợi nên kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp rất phát triển.
- Vị trí địa lí thuận lợi cho việc giao lưu, học tập, tiếp thu văn hóa.
Câu 5
- Điểm khác biệt trong tổ chức nhà nước ở Hy Lạp và La Mã là:
- Ở Hy Lạp, nền dân chủ được duy trì trong suốt thời kì cổ đại.
- Ở La Mã có sự thay đổi từ thể chế cộng hòa sang đế chế. Từ cuối thế kỉ I TCN đến thế kỉ V, thể chế quân chủ được xác lập, đứng đầu là hoàng đế.
- 4 thành tựu văn hóa của Hi Lạp và La Mã: (gợi ý câu trả lời)
- Dương lịch.
- Hệ thống chữ số La-mã; mẫu tự La-tin.
- Các định lí, định đề khoa học, như: Định lí Ta-lét; Định lí P-ta-go; Tiên đề Ơ-cơ-lít, …
- Các công trình kiến trúc: đền Pác-tê-nông; đấu trường Cô-li-dê, …
---
Trên đây là toàn bộ nội dung Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức năm 2021-2022. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt!