Mời các em học sinh cùng tham khảo tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch Sử 11 năm 2019-2020 có đáp án. Đề cương bao gồm 2 phần tóm tắt lý thuyết và phần bài tập trắc nghiệm có đáp án. Hy vọng đề cương này sẽ giúp các em ôn tập hiệu quả hơn và đạt kết quả cao ở kì thi sắp tới.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ 11
Năm học 2019 - 2020
A. LÝ THUYẾT CẦN NẮM
Bài 1. NHẬT BẢN
- Tình hình Nhật Bản nửa đầu thế kỷ XIX.
- Những nội dung của cải cách Minh trị 1868.
- Vì sao trong hoàn cảnh lịch sử châu Á, Nhật thoát khỏi số phận một nước thuộc địa và trở thành một nước đế quốc?
- Liên hệ với tình hình Trung Quốc và Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
Bài 2. ẤN ĐỘ
- Hãy nêu những nét lớn trong chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ? Hậu quả của những chính sách đó đối với Ấn Độ.
- Sự thành lập và hoạt động của Đảng Quốc đại Ấn Độ? Đánh giá vai trò của Đảng Quốc đại trong phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ.
Bài 3. TRUNG QUỐC
- Những sự kiện lịch sử nào chứng tỏ từ giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Trung Quốc đã trở thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến?
- Trình bày bối cảnh lịch sử của Trung Quốc cuối thế kỉ XIX. Cho biết tính chất, ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thất bại của các cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc:
1. Phong trào Thái Bình Thiên Quốc.
2. Cuộc cải cách Mậu Tuất.
3. Phong trào Nghĩa Hoà đoàn.
- Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc: hoàn cảnh bùng nổ, diễn biến chính, kết quả và ý nghĩa lịch sử.
Bài 4: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX)
- Quá trình xâm lược của các nước đế quốc vào Đông Nam Á vào cuối thể kỉ XIX – đầu thế kỉ XX diễn ra như thế nào?
- Trình bày những biện pháp cải cách của Rama IV và Rama V. Cho biết tính chất, kết quả và ý nghĩa của những cải cách này đối với sự phát triển của Vương quốc Xiêm. So sánh với cuộc Duy tân ở Nhật Bản.
- Tại sao trong hoàn cảnh khu vực Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Xiêm lại là nước duy nhất không trở thành thuộc địa của các nước phương Tây?
Bài 5: CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LATINH (thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX)
- Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc của nhân dân châu Phi trong thế kỉ XIX diễn ra như thế nào? Nêu nhận xét về phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở châu Phi trong giai đoạn này.
- Phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Mĩ Latinh đầu thế kỉ XIX?
- Âm mưu và những thủ đoạn của Mĩ đối với khu vực Mĩ Latinh như thế nào?
Bài 6: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914- 1918)
- Nguyên nhân của chiến tranh.
- Tóm tắt diễn biến của chiến tranh
- Tính chất và hậu quả của chiến tranh.
Bài 7. NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA THỜI CẬN ĐẠI
- Trình bày những thành tựu về văn học, nghệ thuật đầu thời kì cận đại đến giữa thế kỉ XIX.
- Những thành tựu văn học, nghệ thuật đầu thế kỉ XIX – đến đầu thế kỉ XX và tác dụng của nó?
- Trình bày những hiểu biết về những trào lưu tư tưởng tiến bộ thời cận đại và sự ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học.
Bài 9: CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA 1917
- Cách mạng tháng Hai năm 1917: hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa.
- Cách mạng tháng Mười năm 1917: hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa.
Bài 10: LIÊN XÔ XÂY DỰNG CNXH (1921- 1941)
- Chính sách Kinh tế mới: nội dung; liên hệ với Việt Nam
- Những thành tựu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng CNXH và ý nghĩa.
Bài 11: CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1939- 1945)
- Hệ thống Vecxai- Oasinhton - Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 và hậu quả của nó.
- Trình bày hoàn cảnh ra đời và hoạt động của Quốc tế Cộng sản (1919 – 1923). Các nghị quyết của Đại hội II và VII đã ảnh hưởng đến phong trào cách mạng Việt Nam như thế nào?
Bài 12. NƯỚC ĐỨC GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918- 1939)
- Chính phủ Hít-le đã thực hiện chính sách chính trị, kinh tế, đối ngoại như thế nào trong những năm 1933 – 1939?
Bài 13. NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918- 1939)
- Trình bày những điểm cơ bản trong “Chính sách mới” của Tổng thống Mĩ Phranklin Rudơven và rút ra nhận xét.
- Đánh giá “Chính sách mới” của Tổng thống Mĩ Phranklin Rudơven và tình hình kinh tế, chính trị, chính sách đối ngoại của Mĩ những năm 1934 – 1939. So sánh con đường tìm lối thoát trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 của nước Đức và nước Mĩ
Bài 14. NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918- 1939)
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã tác động đến nước Nhật như thế nào?
- Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933, giới cầm quyền ở Nhật Bản đã có cách giải quyết như thế nào?
- Tại sao giới cầm quyền Nhật Bản lại chọn Trung Quốc làm điểm đến đầu tiên trong chính sách xâm lược của mình vào thập niên 20 của thế kỉ XX?
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM (BÀI 1 ĐẾN BÀI 6)
Câu 1. Đến giữa thế kỉ XIX, quyền hành thực tế ở Nhật Bản nằm trong tay
A. Thiên Hoàng.
B. Tư sản.
C. Tướng quân.
D. Thủ tướng.
Câu 2. Cuộc cải cách Duy Tân Minh trị được tiến hành trên các lĩnh vực nào?
A. Chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao.
B. Chính trị, quân sự, văn hóa - giáo dục và ngoại giao với Mĩ.
C. Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa- giáo dục.
D. Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao.
Câu 3. Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện của đất nước vào giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã:
A. Duy trì nền quân chủ chuyên chế.
B. Tiến hành những cải cách tiến bộ.
C. Nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây.
D. Thiết lập chế độ Mạc Phủ mới.
Câu 4. Trong Hiến pháp mới năm 1889 của Nhật, thể chế mới là?
A. Cộng hòa.
B. Quân chủ lập hiến.
C. Quân chủ chuyên chế.
D. Liên bang.
Câu 5. Nhân tố nào được xem là “chìa khóa vàng” của cuộc Duy tân ở Nhật Bản năm 1868?
A. Giáo dục.
B. Quân sự.
C. Kinh tế.
D. Chính trị.
Câu 6. Tính chất của cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868 là gì?
A. Cách mạng vô sản.
B. Cách mạng tư sản triệt để.
C. Chiến tranh đế quốc.
D. Cách mạng tư sản không triệt để.
Câu 7. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa trị cuộc Duy tân Minh trị ở Nhật Bản (1868)?
A. Có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản.
B. Đưa Nhật Bản phát triển theo con đường của phương Tây.
C. Đưa Nhật Bản trở thành một nước đế quốc duy nhất ở châu Á.
D. Xóa bỏ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển.
Câu 8. Việc tiến hành các cuộc chiến tranh như: chiến tranh xâm lược Đài Loan(1894-1895); NgaNhật (1904-1905) chứng tỏ
A. Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
B. Nhật Bản đã đủ sức cạnh tranh với các cường quốc lớn.
C. cải cách Duy tân Minh trị giành thắng lợi hoàn toàn.
D. Thiên hoàng Minh Trị là một vị tướng cầm quân giỏi.
Câu 9. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách cải cách về quân sự của vua Minh trị (1868)?
A. Phát triển công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí.
B. Mua vũ khí của phương Tây để hiện đại hóa quân đội.
C. Tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây.
D. Thực hiện chế độ nghĩa vụ thay thế cho chế độ trưng binh.
Câu 10. Vai trò của Ấn Độ khi thực dân Anh biến Ấn Độ trở thành thuộc địa?
A. Trở thành nơi giao lưu, buôn bán lớn nhất.
B. Trở thành thuộc địa quan trọng nhất.
C. Trở thành căn cứ quân sự quan trọng nhất.
D. Trở thành trung tâm kinh tế của Nam Á.
Câu 11. Âm mưu của Anh trong việc thực hiện chính sách “chia để trị” là
A. khoét sâu thêm mâu thuẫn về chủng tộc và tôn giáo ở Ấn Độ.
B. nắm quyền trực tiếp cai trị đến tận đơn vị cơ sở.
C. xóa bỏ nền văn hoắ truyền thống của Ấn Độ.
D. vơ vét tài nguyên thiên nhiên của Ấn Độ.
Câu 12. Vai trò của Đảng Quốc đại trong lịch sử Ấn Độ?
A. Nắm ngọn cờ lãnh đạo phong trào đấu tranh của Ấn Độ.
B. Xây dựng quân đội mạnh cho đất nước Ấn Độ.
C. Lãnh đạo cuộc cách mạng xanh ở Ấn Độ.
D. Đi đầu trong các cuộc cải cách ở Ấn Độ.
Câu 13. Mục tiêu cơ bản nhất của Đảng Quốc Đại cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là
A. giành quyền tự chủ, phát triển kinh tế.
B. đòi thực dân Anh tiến hành cải cách.
C. lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc.
D. dựa vào Anh đem lại tiến bộ và văn minh cho Ấn Độ.
Câu 14. Nội dung nào không phải là ý nghĩa của cao trào cách mạng 1905-1908 ở Ấn Độ?
A. Mang đậm ý thức dân tộc sâu sắc.
B. Thức tỉnh nhân dân Ấn Độ để hoà chung vào trào lưu dân tộc, dân chủ ở Châu Á.
C. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Ấn Độ.
D. Thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ.
Câu 15. Một trong những chính sách của chính quyền thực dân Anh để tạo chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình ở Ấn Độ là
A. kì thị các tôn giáo truyền thống.
B. mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ.
C. đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.
D. vơ vét, bóc lột triệt để.
Câu 16. Khẩu hiệu “Ấn Độ của người Ấn Độ” xuất hiện trong cuộc đấu tranh nào?
A. Phong trào đấu tranh đòi thả Ti-lắc. B. Khởi nghĩa Xi-pay.
C. Phong trào đấu tranh chống đạo luật chia cắt Ben –gan.
D. Phong trào đấu tranh ôn hòa.
Câu 17. Sự khác biệt của cao trào 1905 - 1908 so với các phong trào đấu tranh giai đoạn trước là
A. Do bộ phận tư sản lãnh đạo, mang đậm ý thức dân tộc, vì độc lập dân chủ.
B. Do tầng lớp tư sản lãnh đạo, mạng đậm tính giai cấp, vì quyền lợi chính trị, kinh tế.
C. Có sự lãnh đạo của Đảng Quốc Đại, sự tham gia của công nhân, nông dân.
D. Tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.
Câu 18. Trước sự xâm lược của các nước đế quốc, chính sách của triều đình Mãn Thanh như thế nào?
A. Cương quyết chống lại.
B. Thỏa hiệp với cái nước đế quốc.
C. Đóng cửa.
D. Trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài.
Câu 19. Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc là phong trào đấu tranh của giai cấp nào?
A. Công nhân.
B. Nông dân.
C. Tư sản.
D. Binh lính.
Câu 20. Ảnh hưởng của Cách mạng Tân Hợi đến phong trào giải phóng dân tộc đến châu Á như thế nào?
A. Góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
B. Góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản.
C. Góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh vì mục tiêu kinh tế.
D. Góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh chống chiến tranh đế quốc phi nghĩa.
{-- xem đầy đủ nội dung Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch Sử 11 năm 2019-2020 có đáp án ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch Sử 11 năm 2019-2020 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung đề cương các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề cương này sẽ giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.