Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Khoa học tự nhiên 6 KNTT năm 2023-2024 sẽ giúp các bạn học sinh ôn tập, củng cố lại toàn bộ kiến thức sách Kết nối tri thức môn KHTN. Đề cương bao gồm trọn bộ liên môn Vật lý, Sinh học, Hóa học cho từng bộ sách để các em học sinh chuẩn bị cho bài thi giữa học kì 1 lớp 6 đạt kết quả cao.
1. Tóm tắt lí thuyết
1.1. Khái quát khoa học tự nhiên
1.1.1. Giới thiệu về khoa học tự nhiên
– Khoa học tự nhiên là một nhánh của khoa học, nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, tìm ra các tính chất, các quy luật của chúng.
– Vật sống có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản…
– Vật không sống không có các khả năng trên.
– Khoa học tự nhiên bao gồm rất nhiều lĩnh vực:
+ Vật lí học: nghiên cứu về chuyển động, lực và năng lượng.
+ Hóa học: nghiên cứu các chất và sự biến đổi của chúng.
+ Sinh học: nghiên cứu về vật sống.
+ Khoa học Trái Đất: nghiên cứu về cấu tạo của Trái Đất và bầu khí quyển bao quanh nó.
+ Thiên văn học: nghiên cứu về các thiên thể.
– Các thành tựu của KHTN được áp dụng vào công nghệ để chế tạo ra các phương tiện phục vụ cho mọi lĩnh vực của đời sống con người. Khoa học và công nghệ càng tiến bộ thì đời sống con người càng được cải thiện.
1.1.2. An toàn trong phòng thực hành
– Một số kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành
– Một số quy định an toàn trong phòng thực hành
1.1.3. Sử dụng kính lúp
– Kính lúp cầm tay đơn giản là một tấm kính có phần rìa mỏng hơn phần giữa, thường được bảo vệ bởi một khung và có tay cầm.
– Sử dụng và bảo quản kính lúp
1.1.4. Sử dụng kính hiển vi quang học
– Kính hiển vi quang học có thể phóng to ảnh của vật được quan sát khoảng từ 40 lần đến 3000 lần.
– Cấu tạo kính hiển vi
– Các bước sử dụng kính hiển vi quang học gồm 5 bước.
– Bảo quản kính hiển vi quang học
1.1.5. Đo chiều dài
– Trong hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị độ dài là mét, kí hiệu là m.
– Tùy theo mục đích đo lường, người ta có thể sử dụng các loại thước đo khác nhau như: thước thẳng, thước cuộn, thước dây, thước kẹp…
– Đo chiều dài của vật, ta làm theo 5 bước.
1.1.6. Đo khối lượng
– Khối lượng là số đo lượng chất của vật.
– Trong hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị cơ bản đo khối lượng là kilôgam, kí hiệu là kg.
– Để đo khối lượng người ta dùng cân.
1.1.7. Đo thời gian
– Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị cơ bản đo thời gian là giây, kí hiệu là s.
– Ngoài ra, thời gian còn được đo bằng nhiều đơn vị khác như: phút (min), giờ (h), ngày, tháng, năm, thế kỉ…
– Đồng hồ là dụng cụ đo thời gian.
1.1.8. Đo nhiệt độ
– Để xác định mức độ nóng, lạnh của vật, người ta dùng khái niệm nhiệt độ.
– Dụng cụ đo nhiệt độ được gọi là nhiệt kế.
1.2. Chất quanh ta
1.2.1. Sự đa dạng của chất
– Một số vật thể: vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật sống, vật không sống
– Tính chất vật lí: thể(rắn, lỏng, khí), màu sắc, mùi vị, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi,…
– Tính chất hóa học: sự biến đổi một chất tạo chất mới.
1.2.2. Các thể của chất và sự chuyển thể
– Các thể của chất: thể rắn, thể lỏng và thể khí
– Sự chuyển thể của chất:
+ Sự nóng chảy và sự đông đặc
+ Sự hóa hơi và sự ngưng tụ
1.2.3. Oxygen. Không khí
– Ở đâu có oxygen thì ở đó mới tồn tại sự sống, con người và sinh vật mới tồn tại và phát triển.
– Ở nhiệt độ thường, oxygen ở thể khí, không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước và nặng hơn không khí .
– Oxygen hóa lỏng ở -1830C, hóa rắn ở -2180C. Ở thể lỏng và rắn, oxygen có màu xanh nhạt.
– Thành phần của không khí:
– Vai trò của không khí
– Nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm không khí
– Bảo vệ môi trường không khí
1.3. Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm thông dụng
—{Để xem nội dung phần Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm thông dụng của tài liệu, các em vui lòng đăng nhập xem online hoặc tải về}—
1.4. Hỗn hợp. Tách chất ra khỏi hỗn hợp
1.4.1. Hỗn hợp các chất
– Chất tinh khiết (chất nguyên chất) được tạo ra từ 1 chất duy nhất và có những tính chất xác định.
– Hỗn hợp được tạo ra khi hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau.
– Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.
– Huyền phù gồm các hạt chất rắn lơ lửng trong chất lỏng
– Các chất rắn, lỏng, khí đều có thể hòa tan trong nước để tạo thành dung dịch . Khi hòa tan các chất khác nhau vào cùng một dung môi có chất tan nhiều, có chất tan ít và có chất không tan.
1.4.2. Tách chất khỏi hỗn hợp
– Ta có thể tách các chất trong hỗn hợp dựa trên sự khác nhau về tính chất của chúng.
– Một số cách tách chất:
+ Lắng, gạn và lọc
+ Cô cạn
+ Chiết
1.5. Tế bào
1.5.1. Tế bào – Đơn vị cơ bản của sự sống
– Tế bào là đơn vị cấu tạo nên cơ thể của tất cả các loại sinh vật.
– Tế bào có nhiều hình dạng khác nhau. Tùy theo chức năng mà hình dạng tế bào có thể khác nhau.
– Kích thước tế bào khác nhau giữa các nhóm sinh vật và giữa các cơ quan trong một cơ thể.
1.5.2. Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào
– Tế bào được cấu tạo từ các thành phần chính như sau:
+ Màng tế bào: là thành phần có ở mọi tế bào, bao bọc tế bào chất. Màng tế bào tham gia vào quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường.
+ Tế bào chất: nằm giữa màng tế bào và nhân hoặc vùng nhân. Là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi chất của tế bào.
+ Nhân hoặc vùng nhân: chứa vật chất di truyền, là trung tâm điều khiển các hoạt động sống của tế bào.
– So sánh tế bào nhân sơ và nhân thực
– So sánh tế bào nhân động vật và tế bào thực vật
1.5.3. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào
– Nhờ có quá trình trao đổi chất mà kích thước và khối lượng của tế bào tăng lên.
– Mỗi tế bào sau khi lớn lên tới một kích thước nhất định sẽ phân chia thành hai tế bào con.
– Công thức tính số tế bào con (N) được tạo ra sau n lần phân chia: N = 2n
1.6. Từ tế bào đến cơ thể
—{Để xem nội dung phần Từ tế bào đến cơ thể của tài liệu, các em vui lòng đăng nhập xem online hoặc tải về}—
1.7. Đa dạng thế giới sống
1.7.1. Hệ thống phân loại sinh vật
– Phân loại sinh học là sự sắp xếp các đối tượng sinh vật có những đặc điểm chung vào từng nhóm theo một thứ tự nhất định.
– Theo hệ thống phân loại năm giới, sinh vật được chia thành các giới: Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật và Động vật.
1.7.2. Khóa lưỡng phân
– Khóa lưỡng phân là một loại khóa phân loại được xây dựng giúp xác định vị trí phân loại của loài một cách thuận lợi.
– Nguyên tắc của khóa lưỡng phân là từ một tập hợp các đối tượng ban đầu được tách thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập với nhau. Sau mỗi lần tách, ta được hai nhóm nhỏ hơn và khác nhau bởi các đặc điểm trùng để tách. Sau mỗi lần tách, ta được hai nhóm nhỏ hơn và khác nhau bởi các đặc điểm dùng để tách.
– Xây dựng khóa lưỡng phân
+ Bước 1: Lựa chọn đặc điểm để phân chia được các loài cần phân loại thành hai nhóm. Tiếp tục cách làm như vậy ở từng nhóm nhỏ tiếp theo cho đến khi xác định được từng loài.
+ Bước 2: Lập sơ đồ phân loại
1.7.3. Vi khuẩn
– Vi khuẩn là những sinh vật có kích thước nhỏ, chỉ có thể quan sát được bằng kính hiển vi.
– Vi khuẩn có mặt ở mọi nơi: trong không khí, trong nước, trong đất, trong cơ thể sinh vật.
– Vi khuẩn giúp cố định đạm, phân giải xác sinh vật, cung cấp dinh dưỡng cho đất.
– Trong đời sống, vi khuẩn được sử dụng trong chế biến thực phẩm (đồ muối chua, sản phẩm lên men,…), sản xuất thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu, xử lí chất thải,…
– Vi khuẩn gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người, một số bệnh phổ biến như: lao, viêm phổi, uốn ván, giang mai, phong, tả,…
– Vi khuẩn còn gây ra các bệnh trên cơ thể thực vật và động vật như: héo xanh cà chua, khoai tây; thối nhũn bắp cải; bệnh tụ huyết trùng ở gia cầm, gia súc; bệnh đóng dấu ở lợn,…
1.7.4. Virus
– Virus là dạng sống có kích thươc vô cùng nhỏ bé, không có cấu tạo tế bào, chỉ nhân lên được trong tế bào của sinh vật sinh sống.
– Virus có ba dạng chính:
+ Dạng xoắn ( virus Ebola, virus cúm,…)
+ Dạng khối (HIV, virus bại liệt,…)
+ Dạng hỗn hợ (thể thực khuẩn, virus đậu mùa,…)
– Virus chưa có cấu tạo tế bào.
– Tất cả các virus đều gồm 2 thành phần cơ bản là vỏ protein và lõi là vật chất di truyền.
– Một số virus có thêm vỏ ngoài và các gai glycoprotein.
– Trong y học, virus được sử dụng trong sản xuất vaccine hoặc sản xuất nhiều chế phẩm sinh học như hormone, protein,…
– Trong nông nghiệp, virus được dùng để sản xuất thuốc trừ sau cho hiệu quả cao mà không gây ô nhiễm môi trường.
– Ở người: virus gây ra các bệnh như: thủy đậu. quai bị, viêm gan B,…
– Ở động vật: bệnh tai xanh ở lợn, lở mồm long móng ở trâu bò, cúm ở gia cầm,…
– Ở thực vật: bệnh khảm ở cây đậu, bệnh xoăn lá ở cà chua,…
2. Trắc nghiệm luyện tập
Câu 1: Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào?
A. Các loại tế bào đều có chung hình dạng và kích thước.
B. Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau.
C. Các loại tế bào khác nhau thường có hình dạng và kích thước khác nhau.
D. Các loại tế bào chỉ khác nhau về kích thước, chúng giống nhau về hình dạng.
Câu 2. Quan sát vật nào dưới đây cần phải sử dụng kính hiển vi?
A. Tế bào biểu bì vảy hành
B. Con kiến
C. Con ong
D. Tép bưởi
Câu 3. Hệ thống phóng đại của kính hiển vi bao gồm những thành phần nào?
A. Thị kính, vật kính
B. Chân kính, thân kính, bàn kính, kẹp giữ mẫu
C. Ốc to (núm chỉnh thô), ốc nhỏ (núm chỉnh tinh)
D. Đèn chiếu sáng, gương, màn chắn.
Câu 4. Loại tế bào dài nhất trong cơ thể là?
A. Tế bào thần kinh
B. Tế bào lông hút (rễ)
C. Tế bào vi khuẩn
D. Tế bào lá cây
Câu 5: Vật nào sau đây có cấu tạo từ tế bào?
A. Xe ô tô.
B. Cây cầu.
C. Cây bạch đàn.
D. Ngôi nhà.
Câu 6. Cây lớn lên nhờ đâu?
A. Sự lớn lên và phân chia của tế bào.
B. Sự tăng kích thước của nhân tế bào.
C. Nhiều tế bào được sinh ra từ một tế bào ban đầu
D. Các chất dinh dưỡng bao bọc xung quanh tế bào ban đầu
Câu 7. Cơ thể sinh vật có khả năng thực hiện quá trình sống cơ bản nào?
A. Cảm ứng và vận động
B. Sinh trưởng và sinh sản
C. Hô hấp
D. Cả A, B, C đúng
Câu 8. Trong các nhóm sau nhóm nào gồm toàn vật sống?
A. Con gà, con chó, cây nhãn
B. Chiếc bút, con vịt, con chó
C. Chiếc bút, hòn đá, viên phấn
D. Con dao, cây mồng tơi, hòn đá
Câu 9. Trong các nhóm sau nhóm nào gồm toàn vật không sống?
A. Con gà, con chó, cây nhãn
B. Con gà, cây nhãn, miếng thịt
C. Con dao, cây bút, hòn đá
D. Chiếc bút, con vịt, con chó
Câu 10. Từ 1 tế bào ban đầu sau 5 lần phân chia liên tiếp sẽ tạo ra số tế bào con là?
A. 32 B. 4 C. 8 D. 16
---
ĐÁP ÁN
1 – C
|
2 – A
|
3 – A
|
4 – A
|
5 – C
|
6 – A
|
7 – D
|
8 – A
|
9 – C
|
10 – A
|
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Khoa học tự nhiên 6 KNTT năm 2023-2024. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:
- Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 6 KNTT năm 2023-2024
- Đề cương ôn tập giữa HK1 môn GDCD 6 KNTT năm 2023-2024
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !