YOMEDIA

Chuyên đề mối quan hệ Nga - Việt hiện nay Địa lí 11

Tải về
 
NONE

Với nội dung tài liệu Chuyên đề mối quan hệ Nga - Việt hiện nay Địa lí 11 do ban biên tập HOC247 tổng hợp để giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về Liên Bang Nga đã học. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

QUAN HỆ NGA – VIỆT HIỆN NAY

I. Lý thuyết

Hiện nay, trong bối cảnh quốc tế mới quan hệ Nga – Việt:

– Là quan hệ truyền thống được hai nước đặc biệt quan tâm, LB Nga vẫn coi Việt Nam là đối tác chiến lược ở ĐNA.

– Nước Nga đang thực hiện chức năng gắn kết Âu-Á của mình với tư cách là không gian cầu nối và liên kết tòan diện giữa châu Âu và châu Á, trong đó có Việt Nam.

– Quan hệ hợp tác Nga – Việt được khẳng định là tiếp nối mối quan hệ Xô – Việt trước đây. Quan hệ Nga

– Việt trong thập niên 90 (thế kỉ XX) và nâng lên tầm cao mới của đối tác chiến lược vì lợi ích cả hai bên.

– Kim ngạch buôn bán 2 chiều Nga – Việt đạt 1,1 tỉ USD (2005) lên 3 tỉ USD vào những năm gần nhất. Hợp tác sẽ diễn ra trên nhiều mặt, toàn diện như: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục và KHKT.

II. Bài tập vận dụng

Câu 1. Hãy nêu những ngành công nghiệp mà LB Nga đã hợp tác với Việt Nam (trước đây và hiện nay)?

Hướng dẫn giải

- Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản :dầu khí, quặng thiếc, quặng vàng,…

- Ngành công nghiệp xây dựng.

- Một số ngành công nghiệp nhẹ : cao su, xà phòng, thuốc lá ,…

Câu 2. Ý nào sau đây không đúng với quan hệ Nga-Việt trong bối cảnh quốc tế mới?

A. Quan hệ Nga –Việt là quan hệ truyền thống.

B. Là đối tác chiến lược vì lợi ích cho cả hai bên.

C. Hợp tác toàn diện: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục và khoa học kĩ thuật.

D. Đưa kim ngạch buôn bán hai chiều Nga-Việt đạt mức 1 tỉ USD/năm.

Hướng dẫn giải

Đáp án: D

Câu 3. Chức năng gắn kết Âu – Á thể hiện nội dung nào trong chiến lược kinh tế mới của Liên Bang Nga?

A. Nâng cao vị thế của Liên Bang Nga trên trường quốc tế.

B. Mở rộng ngoại giao, coi trọng châu Á.

C. Tăng cường liên kết kinh tế khu vực.

D. Tăng khả năng ảnh hưởng với các nước châu Á.

Hướng dẫn giải

Đáp án B.

Nước Nga đang thực hiện chức năng gắn kết Âu – Á của mình với tư cách là không gian cầu nối và liên kết toàn diện giữa châu Âu và châu Á. Điều này được thể hiện rõ trong chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga là coi trọng châu Á, trong đó có Việt Nam.

Câu 4. Chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga coi trọng khu vực nào?

A. Châu Âu.

B. Châu Phi.

C. Châu Mĩ.

D. Châu Á.

Hướng dẫn giải

Đáp án D.

Nước Nga đang thực hiện chức năng gắn kết Âu - Á của mình với tư cách là không gian cầu nối và liên kết toàn diện giữa châu Âu và châu Á. Điều này được thể hiện rõ trong chính sách đối ngoại của LB Nga là coi trọng châu Á, trong đó có Việt Nam.

Câu 5. Những ngành công nghiệp mà Liên Bang Nga hợp tác chủ yếu với Việt Nam (trước đây và hiện nay) là

A. Điện tử - tin học, chế tạo máy.

B. Luyện kim màu, đóng tàu biển.

C. Thủy điện, dầu khí.

D. Chế tạo máy,dệt –may.

Hướng dẫn giải

Đáp án C.

Trong mối quan hệ song phương, Việt Nam và Nga đã hợp tác với nhau trên nhiều mặt về kinh tế, chính trị, quốc phòng, giáo dục,.... Về kinh tế, lĩnh vực hợp tác chủ yếu là công nghiệp năng lượng thủy điện và dầu khí.

- Thủy điện: Nga đã tham gia thiết kế, cung cấp, hỗ trợ cho nhiều công trình năng lượng ở Việt Nam. Điển hình là Nhà máy thủy điện Hòa Bình; nhà máy thủy điện Yaly công suất 720 MW (khánh thành váo tháng 4/2002),...

- Dầu khí: Đã có nhiều tập đoàn liên doanh dầu khí của Nga tiến hành thăm dò, khai thác dầu khí ở vùng biển Đông. Ví dụ: Liên doanh Dầu khí Việt - Nga (Vietsovpetro),…

Câu 6. Diễn đàn kinh tế được tổ chức nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư ở vùng Viễn Đông của Liên Bang Nga, biến khu vực này thành trung tâm kinh tế châu Á là

A. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC).

B. Diễn đàn kinh tế phương Đông (EEF).

C. Diễn đàn Diễn đàn Kinh tế thế giới Đông Á (WEF Đông Á).

D. Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Hướng dẫn giải

Đáp án B.

Diễn đàn kinh tế phương Đông (EEF) được tổ chức hằng năm ở thành phố Vladivostok – Vùng Viễn Đông của Liên Bang Nga với mục đích thu hút đầu tư, thúc đẩy hợp tác phát triển vùng Viễn Đông và mở rộng hợp tác quốc tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Câu 7. Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga đã chính thức được thiết lập vào năm nào?

A. 1945.

B. 1950.

C. 1965.

D. 1995.

Hướng dẫn giải

Đáp án B.

Quan hệ Việt – Xô đã chính thức được thiết lập vào 30 tháng 1 năm 1950, khi Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết mở đại sứ quán tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Câu 8. Vùng kinh tế nào sau đây của Liên bang Nga sẽ phát triển để hội nhập vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương?

A. Vùng Uran.

B. Vùng Viễn Đông.

C. Vùng Trung tâm đất đen.

D. Vùng Trung ương.

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Vùng kinh tế Viễn Đông của Liên Bang Nga sẽ phát triển để hội nhập vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương (sgk Địa lí 11 trang 71).

Câu 9. Ngành kinh tế nào của Việt Nam gắn liền với sự hợp tác Nga - Việt

A. Dầu khí

B. Nông nghiệp

C. Khai khoáng

D. Điện tử - tin học

Hướng dẫn giải

Đáp án: A

Ngành dầu khí gắn liền với sự hợp tác Nga - Việt. Tiêu biểu là sự thành lập Liên doanh Dầu khí Vietsovpetro năm 1981; sau 5 năm hoạt động, năm 1986, dòng dầu khí đầu tiên được khai thác từ mỏ Bạch Hổ. Cho đến nay, Hợp tác dầu khí Việt – Nga luôn đóng vai trò trụ cột trong hợp tác kinh tế

Câu 10. Ở Liên Bang Nga, vùng kinh tế sẽ phát triển để hội nhập vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương

A. vùng U – Ran.

B. vùng Viễn Đông.

C. vùng Trung tâm đất đen.

D. vùng Trung Ương.

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Ở Liên Bang Nga, vùng Viễn Đông sẽ phát triển để hội nhập vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Chuyên đề mối quan hệ Nga - Việt hiện nay Địa lí 11. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON