YOMEDIA

Chuyên đề Khảo sát thấu kính hội tụ môn Vật Lý 11 năm 2020

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em củng cố kiến thức chương Mắt - Các dụng cụ quang, HOC247 đã sưu tầm và biên soạn lại một cách chi tiết và rõ ràng tài liệu Chuyên đề Khảo sát thấu kính hội tụ môn Vật Lý 11để các em có thể tự ôn luyện. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích với các em.

ATNETWORK

CHUYÊN ĐỀ: KHẢO SÁT THẤU KÍNH HỘI TỤ

 

1. QUANG TÂM. TIÊU ĐIỂM. TIÊU DIỆN

Quang tâm

- Quang tâm: Điểm O nằm chính giữa thấu kính mà mọi tia sáng qua O đều truyền thẳng.

- Trục chính: Là đường thẳng đi qua quang tâm O và vuông góc với mặt thấu kính

- Trục phụ: Là các đường thẳng khác (không phải trục chính) đi qua quang tâm O

Tiêu điểm. Tiêu diện

- Tiêu điểm ảnh

    + Chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ thì cho chùm tia ló hội tụ tại một điểm F’ nằm trên trục chính. Điểm F’ gọi là tiêu điểm ảnh chính của thấu kính.

Lưu ý: Chỉ có duy nhất một tiêu điểm ảnh chính.

    + Chùm tia tới song song với trục phụ của thấu kính hội tụ thì cho chùm tia ló hội tụ tại một điểm F’n nằm trên trục phụ. Điểm F’n là tiêu điểm ảnh phụ của thấu kính (n = 1, 2, 3…).

Lưu ý: Có vô số tiêu điểm ảnh phụ

    + Các tiêu điểm ảnh của thấu kính hội tụ là tiêu điểm ảnh thật vì hứng được trên màn.

- Tiêu điểm vật

    + Tiêu điểm vật chính F là điểm nằm trên trục chính, đối xứng với F’ qua quang tâm O. Khi chùm tia tới xuất phát từ F sẽ cho chùm tia ló song song với trục chính.

    + Tiêu điểm vật phụ Fn (n = 1, 2, 3…) là điểm nằm trên trục phụ, đối xứng với F’n qua quang tâm O. Chùm tia tới xuất phát từ Fn sẽ cho chùm tia ló song song với trục phụ.

- Vị trí của tiêu điểm ảnh hoặc tiêu điểm vật phụ thuộc vào chiều truyền ánh sáng.

Theo chiều truyền ánh sáng, tiêu điểm ảnh của thấu kính hội tụ nằm phía sau thấu kính, tiêu điểm vật nằm phía trước thấu kính.

- Tiêu diện

    + Tiêu diện là mặt phẳng vuông góc với trục chính và qua tiêu điểm chính.

    + Mỗi thấu kính có hai tiêu diện: Tiêu diện ảnh và tiêu diện vật

2. TIÊU CỰ. ĐỘ TỤ

- Tiêu cự của thấu kính:

f = OF=OF’

Đối với thấu kính hội tụ: f < 0 (ứng với tiêu điểm ảnh F’ thật).

- Độ tụ của thấu kính:

D = 1/f

Trong đó:

    f là tiêu cực (m)

    D là độ tụ (dp)

    Thấu kính có khả năng hội tụ chùm tia sáng càng mạnh khi f càng nhỏ (D càng lớn).

----------

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Chuyên đề Khảo sát thấu kính hội tụ môn Vật Lý 11 năm 2020, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Chúc các em học tập thật tốt! 

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON