YOMEDIA

Chuyên đề Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASIAN) môn Địa Lý 8 năm 2021

Tải về
 
NONE

Chuyên đề Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASIAN) môn Địa Lý 8 năm 2021 là tài liệu được HOC247 biên tập chi tiết và rõ ràng nhằm giúp các em học sinh rèn luyện kĩ năng giải bài tập, góp phần chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em và là tài liệu giảng dạy có ích cho quý thầy cô. Mời các em và các quý thầy cô cùng theo dõi.

ATNETWORK

HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASIAN)

 

1. LÝ THUYẾT

a. Hiệp hội các nước Đông Nam Á

- Năm 1967 có 5 nước: Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin và Sin-ga-po thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

- Số lượng thành viên của ASEAN ngày càng tăng.

- Mục tiêu chung là giữ vững hòa bình, an ninh, ổn định khu vực, xây dựng một công đồng hòa hợp, cùng nhau phát triển kinh tế - xã hội.

- Các nước hợp tác với nhau trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia thành viên.

b. Hợp tác để phát triển kinh tế - xã hội

- 3 nước Ma-lai-xi-a, Sin-ga-po, In-đô-nê-xi-a thành lập tam giác tăng trưởng kinh tế XI-GIÔ-RI.

- Sự hợp tác kinh tế - xã hội còn biểu hiện:

+ Nước phát triển hơn đã giúp cho các nước thành viên.

+ Tăng cường trao đổi hàng hóa giữa các nước.

+ Xây dựng các tuyến đường giao thông.

+ Phối hợp khai thác và bảo vệ lưu vực sông Mê Công.

c. Việt Nam trong ASEAN

- Năm 1995, Việt Nam là thành viên của ASEAN.

- Khi trở thành thành viên của ASEAN, Việt Nam đã tích cực tham gia vào các hoạt động hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ.

- Tham gia vào ASEAN, Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng có nhiều thách thức cần vượt qua.

2. BÀI TẬP VÍ DỤ

Câu 1: Em hãy cho biết các nước ASEAN có nhũng thuận lợi gì để hợp tác phát triển kinh tế?

Trả lời:

- Các nước ASEAN có vị trí địa lí thuận lợi cho phát triển kinh tế, cũng như thuận lợi cho việc mở rộng hợp tác giao lưu kinh tế - xã hội giữa các quốc gia. Ba nước Inđônêxia, Malaixia, Xingapo đã lập tam giác tăng trưởng kinh tế Xigiôri từ năm 1989.

- Tăng cường trao đổi hàng hóa giữa các nước, xây dựng tuyến đường sắt, đường bộ từ Việt Nam sang Campuchia, Thái Lan, Malaixia và Xingapo; từ Mianma qua Lào tới Việt Nam. Xây dựng hành lang kinh tế Đông Tây với các quốc gia: Mianma, Thái Lan, Lào, Việt Nam.

- Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, việc khai thác các nguồn tài nguyên, thiên nhiên và nguồn nhân lực cũng đòi hỏi các nước ASEAN phải có sự hợp tác.

- Phối hợp cùng nhau bảo vệ và khai thác nguồn lợi sông Mê Công. Hợp tác trong khai thác nguồn lợi thềm lục địa và Biển Đông.

Câu 2: Mục tiêu hợp tác của Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã thay đổi qua thời gian như thế nào?

Trả lời:

- Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Association of South-East Asian Nations, viết tắt là ASEAN) được thành lập năm 1967, đó là thời điểm 3 nước Đông Dương đang tiến hành cuộc chiến đấu giải phóng đất nước và có hướng phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa. Do đó một số nước trong khu vực thành lập Hiệp hội nhằm hạn chế ảnh hưởng của xu thế xây dựng xã hội chủ nghĩa trong khu vực. Vì vậy lúc đầu Hiệp hội có mục tiêu liên kết về quân sự nhiều hơn. Cuối thập niên 70, đầu 80 xu thế hợp tác kinh tế xuất hiện và ngày càng trở thành xu thế chính. Đến năm 1998 mục tiêu: “Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định và phát triển đồng đều” đã được khẳng định tại Hội nghị cấp cao tháng 12 năm 1998 ở Hà Nội.

- Các nước hợp tác với nhau trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia thành viên và ngày càng hợp tác toàn diện hơn, cùng khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế.

Câu 3: Mục tiêu hợp tác của Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã thay đổi qua thời gian như thế nào?

Trả lời:

- Trong 25 năm đầu, Hiệp hội được tổ chức với mục đích hợp tác quân sự.

- Đầu những năm 80, Hiệp hội hợp tác thêm về kinh tế.

- Đến năm 1988, đặt ra mục tiêu “Đoàn kết hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển đồng đều”.

- Các nước đều hợp tác tự nguyện, bình đẳng và hướng đến hòa bình ổn định.

Câu 4: Cho biết 5 nước đầu tiên tham gia vào Hiệp hội các nước Đông Nam Á, những nước nào tham gia sau Việt Nam.

Trả lời:

- 5 nước đầu tiên tham gia vào ASEAN: Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và In-đô-nê-xi-a.

- Những nước tham gia sau Việt Nam: Lào, Mi-an-ma và Cam-pu-chia.

Câu 5: Em hãy cho biết các nước Đông Nam Á có những điều kiện thuận lợi gì để hợp tác phát triển kinh tế?

Trả lời:

- Vị trí địa lý thuận lợi, gần đường hàng hải hàng không quốc tế.

- Có nhiều tài nguyên thiên nhiên.

- Truyền thống lịch sử, văn hóa, sản xuất có nét tương đồng, chung nền văn hóa lúa nước.

- Trong lịch đấu tranh, xây dựng đất nước con người giúp đỡ lẫn nhau.

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Lá cờ của ASEAN lấy biểu trưng là loại cây trồng nào của khu vực?

  1. Cây cao su
  2. Cây cà phê
  3. Cây lúa
  4. Cây ngô

Câu 2: Hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập vào năm nào?

  1. 1965
  2. 1966
  3. 1967
  4. 1968

Câu 3: Mặt hàng xuất khẩu chính của nước ta sang ASEAN là

  1. Gạo
  2. Cà phê
  3. Cao su
  4. Thủy sản

Câu 4: Khi tham gia vào ASEAN, Việt Nam gặp phải những khó khăn nào?

  1. Chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
  2. Khác biệt về thể chế chính trị.
  3. Bất đồng về ngôn ngữ.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 5: Việt Nam tham gia vào Hiệp hội các nước Đông Nam Á vào năm

  1. 1995
  2. 1996
  3. 1997
  4. 1998

Câu 6: Nước nào chưa tham gia vào Hiệp hội các nước Đông Nam Á?

  1. Mi-an-ma
  2. Cam-pu-chia
  3. Lào
  4. Đông Ti-mo

Câu 7: Hiệp hội các nước Đông Nam Á có bao nhiêu thành viên?

  1. 9
  2. 10
  3. 11
  4. 12

Câu 8: Dự án hành lang Đông-Tây tại lưu vực sông Mê Công gồm

  1. Việt Nam
  2. Lào, Cam-pu-chia
  3. Đông bắc Thái Lan
  4. Tất cả đều đúng

Câu 9: Những lợi thế về kinh tế của miền nào ở nước ta sẽ được khai thác khi dự án phát triển hành lang Đông-Tây được thực hiện?

  1. Miền Bắc
  2. Miền Trung
  3. Miền Nam
  4. Tất cả đều đúng

Câu 10: Những năm đầu các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam hợp tác về lĩnh vực

  1. Kinh tế
  2. Giáo dục
  3. Văn hóa
  4. Quân sự

Câu 11: Tam giác tăng trưởng kinh tế XI-G1Ô-RI được lập từ năm nào?

  1. 1985
  2. 1987
  3. 1989
  4. 1991

Câu 12: Các nước nào đã lập tam giác tăng trưởng kinh tế?

  1. Ma-lai-xi-a - In-đô-nê-xi-a - Xin-ga-po
  2. Ma-lai-xi-a - Việt Nam - Xin-ga-po
  3. Ma-lai-xi-a - Thái Lan - Xin-ga-po
  4. Ma-lai-xi-a - Mi-an-ma - Xin-ga-po

Câu 13: Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm nào?

  1. 1967
  2. 1984
  3. 1995
  4. 1997

Câu 14: Mục tiêu chung của ASEAN là

  1. Giữ vững hòa bình, an ninh, ổn định khu vực.
  2. Xây dựng một công đồng hòa hợp.
  3. Cùng nhau phát triển kinh tế -xã hội.
  4. Cả 3 ý trên đều đúng

Câu 15: Tam giác tăng trưởng kinh tế XI-GIÔ-RI là hợp tác của 3 quốc gia nào?

  1. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia
  2. Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a
  3. Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a
  4. Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan

Câu 16: Sự hợp tác để phát triển kinh tế-xã hội của các nước ASEAN biểu hiện qua

  1. Sử dụng đồng tiền chung trong khu vực
  2. Hình thành một thị trường chung
  3. Cùng hợp tác để sản xuất ra sản phẩm
  4. Tăng cường trao đổi hàng hóa giữa các nước.

Câu 17: Sự hợp tác để phát triển kinh tế-xã hội của các nước ASEAN không biểu hiện qua

  1. Nước phát triển hơn đã giúp cho các nước thành viên.
  2. Sử dụng đồng tiền chung trong khu vực
  3. Xây dựng các tuyến đường giao thông.
  4. Phối hợp khai thác và bảo vệ lưu vực sông Mê Công.

 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Chuyên đề Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASIAN) môn Địa Lý 8 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON