YOMEDIA

Chuyên đề Hợp tác để phát triển kinh tế - xã hội các nước ASIAN môn Địa Lý 8 năm 2021

Tải về
 
NONE

Để giúp các em rèn luyện và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới, HOC247 xin giới thiệu nội dung tài liệu Chuyên đề Hợp tác để phát triển kinh tế - xã hội các nước ASIAN môn Địa Lý 8 năm 2021 để giúp các em học sinh có thể tự ôn luyện. Mời các em tham khảo nội dung chi tiết tại đây!

Chúc các em đạt kết quả cao tất cả các môn trong kỳ kiểm tra sắp tới.

ATNETWORK

HỢP TÁC ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC NƯỚC ASIAN

 

1. LÝ THUYẾT

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng Anh là ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 tại Băng Cốc với năm nước thành viên đầu tiên là Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Xingapo và Thái Lan. Sau đó, Brunây gia nhập ngày 08/1/1984, Việt Nam ngày 28/7/1995, Lào và Mianma ngày 23/7/1997, và Campuchia ngày 30/4/1999.

Khu vực ASEAN có dân số khoảng trên 500 triệu người, diện tích tự nhiên 4,5 triệu km2, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 737 tỷ USD và tổng kim ngạch thương mại 720 tỷ USD (trong đó thương mại nội khối chiếm 22%).

Tuyên ngôn ASEAN khẳng định mục đích của Hiệp hội là: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực bằng những nỗ lực chung theo tinh thần bình đẳng và quan hệ đối tác nhằm tăng cường nền tảng cho một cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á thịnh vượng và hòa bình; Củng cố hòa bình và ổn định trong khu vực trên cơ sở tôn trọng luật pháp trong quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc.

Hợp tác kinh tế ASEAN được bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ trước. Một số chương trình hợp tác về thương mại và công nghiệp quan trọng như Thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA), Dự án công nghiệp ASEAN (AIP), Chương trình bổ trợ công nghiệp ASEAN (AIC), Chương trình liên doanh công nghiệp ASEAN (AIJV) đã được ký kết và đưa vào thực hiện trong những năm 1970 - 1980. Tuy nhiên, kết quả của các chương trình hợp tác này rất hạn chế.

...

2. BÀI TẬP VÍ DỤ

Câu 1: Em hãy cho biết các nước Đông Nam Á có những điều kiện thuận lợi gì để hợp tác phát triển kinh tế?

Giải

Những điều kiện thuận lợi để các nước Đông Nam Á hợp tác phát triển kinh tế:

- Vị trí gần nhau, hầu hết các nước Đông Nam đều tiếp giáp với biển, rất thuận lợi cho giao lưu, liên kết với nhau bằng giao thông đường biển.

-  Phát triển đi lên từ nông nghiệp với nền văn minh lúa nước, truyền thống văn hóa, sản xuất có nhiều nét tương đồng ⟹ giao lưu hợp tác về văn hóa.

- Lịch sử đấu tranh, xây dựng đất nước có những điểm giống nhau.

Câu 2: Mục tiêu hợp tác của Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã thay đổi qua thời gian như thế nào?

Giải

Mục tiêu hợp tác của Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã thay đổi qua thời gian như như sau:

- Trong 25 năm đầu, Hiệp hội được tổ chức như một khối hợp tác về quân sự.

- Cuối thập niên 70, đầu 80 xu thế hợp tác kinh tế xuất hiện và ngày càng trở thành xu hướng chính.

- Đến năm 1998 đặt ra mục tiêu: “Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển đồng đều”.

- Các nước hợp tác với nhau trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia thành viên và ngày càng hợp tác toàn diện, cùng khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế.

Câu 3: Vẽ biểu đồ hình cột và nhận xét GDP/người của các nước ASEAN theo số liệu dưới đây:

Bảng 17.1: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người của một số nước Đông Nam Á năm 2001 (đơn vị: USD).

(Nguồn: Niên giám thống kê 2002, NXB Thống kê, Hà Nội, 2003).

Giải

Biểu đồ tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người của một số nước Đông Nam Á

năm 2001

- Nhận xét:  GDP/người chênh lệch lớn giữa các quốc gia

+ Nước có GDP/người lớn nhất là Xin-ga-po (2 0740 USD/người), gấp nước có bình quân GDP/người thấp nhất là Cam-pu-chia (280 USD/người) tới 74 lần.

+ Sau Xin-ga-po là Bru-nây  (12300 GDP/người), Ma-lai-xia-a (3680 USD/người) , Thái Lan (1870 USD/người)

+ Các nước còn lại có GDP/người < 1000 USD là: Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Lào, Phi-lip-pin, Việt Nam).

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ngành kinh tế nào chiếm vị trí đang kể trong phát triển kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á

   A. Các ngành công nghiệp hiện đại như: hàng không vũ trụ, nguyên tử,…

   B. Công nghiệp điện tử: chế tạo các thiết bị điện, máy tính điện tử, người máy công nghiệp.

   C. Sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu

   D. Khai thác dầu mỏ

Đáp án: C. Sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu

Giải thích: Sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu chiếm vị trí đang kể trong phát triển kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á

Câu 2: Các nước Đông Nam Á đang tiến hành công nghiệp hóa bằng cách:

   A. Phát triển các ngành công nghiệp hiện đại như: hàng không vũ trụ, nguyên tử,…

   B. Phát triển công nghiệp điện tử: chế tạo các thiết bị điện, máy tính điện tử, người máy công nghiệp.

   C. Phát triển thiên các ngành công nghiệp nặng: Luyện kim, cơ khí,…

   D. Phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa phụ vụ thị trường trong nước và xuất khẩu

Đáp án: D. Phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa phụ vụ thị trường trong nước và xuất khẩu

Giải thích: Các nước Đông Nam Á đang tiến hành công nghiệp hóa bằng cách Phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa phụ vụ thị trường trong nước và xuất khẩu

Câu 3: Cơ cấu kinh tế của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có sự chuyển dịch như thế nào:

   A. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp, tăng tỉ trong khu vực công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu GDP.

   B. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp và công nghiệp tăng tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP.

   C. Tăng tỉ trọng khu vực nông nghiệp và công nghiệp giảm tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP

   D. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp và công nghiệp tăng tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP

Đáp án: A. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp, tăng tỉ trong khu vực công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu GDP.

Giải thích: Cơ cấu kinh tế của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có sự chuyển dịch là giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp, tăng tỉ trong khu vực công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu GDP

Câu 4: Nửa đầu thế kỉ XX, nền kinh tế của các nước Đông Nam Á có đặc điểm

   A. Nền kinh tế rất phát triển.

   B. Kinh tế đang tiến hành quá trình công nghiệp hóa

   C. Nền kinh tế lạc hậu và tập trung vào sản xuất lương thực.

   D. Nền kinh tế phong kiến.

Đáp án: C. Nền kinh tế lạc hậu và tập trung vào sản xuất lương thực.

Giải thích: Nửa đầu thế kỉ XX, nền kinh tế của các nước Đông Nam Á có đặc điểm nền kinh tế lạc hậu và tập trung vào sản xuất lương thực.

Câu 5: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm phát triển kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á

   A. Phát triển nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng cao.

   B. Nền kinh tế phát triển khá nhanh, song chưa vững chắc.

   C. Có nền kinh tế phát triển hiện đại.

   D. Các quốc gia Đông Nam Á có nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu và kém phát triển.

Đáp án: B. Nền kinh tế phát triển khá nhanh, song chưa vững chắc.

Giải thích: Nền kinh tế phát triển khá nhanh, song chưa vững chắc là đặc điểm phát triển kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á

Câu 6: Những năm 1997-1998 cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ quốc gia nào?

   A. Thái Lan

   B. Cam-pu-chia

   C. Việt Nam

   D. Lào

Đáp án: A. Thái Lan

Giải thích: Những năm 1997-1998 cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ Thái Lan.

...

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết)---

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung Chuyên đề Hợp tác để phát triển kinh tế - xã hội các nước ASIAN môn Địa Lý 8 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON