Cùng HOC247 ôn tập các kiến thức và rèn luyện kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới trong tài liệu Chuyên đề Địa hình các đơn vị hành chính trên bản đồ Việt Nam môn Địa Lý 8 năm 2021. Mời các em cùng tham khảo!
ĐỊA HÌNH CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH TRÊN BẢN ĐỒ VIỆT NAM
1. LÝ THUYẾT
Tổng quan chung về địa lý Việt Nam
- Bản đồ Việt Nam luôn được cập nhật và cung cấp các thông tin chi tiết phù hợp với thực tế và tình hình phát triển của tất cả các địa phương trong cả nước.
- Trước hết về tổng quan, tổng dân số Việt Nam theo số liệu mới nhất cập nhật trong năm 2016 là hơn 93 triệu dân và có mật độ dân số cao thứ 15 trên thế giới trên diện tích tự nhiên là 331.698 km2.
Địa hình Việt Nam đa phần là đồi núi (ảnh sưu tầm)
- Đặc điểm địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi, chiếm ¾ diện tích, trong khi địa hình đồng bằng và trung du chỉ chiếm ¼ diện tích cả nước. Do đó, đa số các tỉnh và thành phố tại Việt Nam có địa hình tự nhiên khá đa dạng và các khu vực kinh tế cũng được phân chia theo địa hình.
- Căn cứ theo đặc điểm địa lý, bản đồ địa lý Việt Nam được chia thành 3 miền và 7 vùng kinh tế trọng điểm cả nước bao gồm: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ.
2. BÀI TẬP VÍ DỤ
Câu 1. Đi theo vĩ tuyến 22oB, từ biên giới Việt - Lào đến biên giới Việt – Trung, ta phải vượt qua:
a. Các dãy núi nào?
b. Các dòng sông lớn nào?
Trả lời:
a. Các dãy núi: Pu Đen Đinh, Hoàng Liên Sơn, Sông Gâm, Ngân Sơn.
b. Các sông lớn: Sông Đà, sông Hồng, sông Chảy, sông Lô, sông Gâm, sông Cầu, sông Kì Cùng – Bằng Giang.
Câu 2: Đi dọc kinh tuyến 108oĐ (hình 30.1), đoạn từ dãy núi Bạch Mã đến bờ biển Phan Thiết, ta phải đi qua:
a. Các cao nguyên nào?
b. Em có nhận xét gì về địa hình và nham thạch của các cao nguyên này?
Trả lời:
a. Các cao nguyên: Kon Tum, Plây Ku, Đắc Lắc, Lâm Viên.
b. Các cao nguyên có độ cao thấp và trung bình, bề mặt bằng phẳng, nham thạch chủ yếu là đất ba dan.
Câu 3. Cho biết quốc lộ 1A từ Lạng Sơn tới Cà Mau vượt qua các đèo lớn nào?
- Các đèo này có ảnh hưởng tới giao thông bắc – nam như thế nào? Cho ví dụ?
Trả lời:
- Các đèo lớn: Đèo Ngang, Đèo Hải Vân, Đèo Cù Mông, Đèo Cả.
- Các đèo này có độ cao và độ dốc lớn, gây khó khăn cho giao thông đường bộ, quãng đường dài hơn và hiểm trở hơn.
- Ví dụ: Muốn chuyển một xe hàng từ TP. Hồ Chí Minh ra Hà Nội theo đường đèo sẽ phải đi quãng đường dài hơn, mất nhiều thời gian, tốn nhiều chi phí vận chuyển và nguy hiểm hơn so với đi đường thẳng qua các hầm.
3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đèo nào là ranh giới tự nhiên của đới rừng chí tuyến Bắc và đới rừng Á xích đạo phía nam?
A. Đèo Ngang.
B. Đèo Cù Mông.
C. Đèo Cả.
D. Đèo Hải Vân.
Câu 2: Đỉnh cao nhất là Ngọc Linh (2598m) nằm ở cao nguyên nào?
A. Kon Tum.
B. Mơ Nông.
C. Di Linh.
D. Đắk Lắk.
Câu 3: Cao nguyên có độ cao trên 1400m:
A. Mơ Nông.
B. Di Linh.
C. Kon Tum.
D. Đắk Lắk.
Câu 4: Đi theo vĩ tuyến 22°B từ biên giới Việt-Lào đến biên giới Việt - Trung là:
A. Hướng tây đông.
B. Vượt qua các núi lớn ở Bắc Bộ.
C. Các sông lớn ở Bắc Bộ.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 5: Đi theo vĩ tuyến 22°B từ biên giới Việt-Lào đến biên giới Việt - Trung vượt qua các dãy núi nào?
A. Pu Đen Đinh, Hoàng Liên Sơn.
B. Tất cả đều đúng.
C. Cánh cung Ngân Sơn, cánh cung Bắc Sơn.
D. Con Voi, cánh cung sông Gâm.
Câu 6: Dọc kinh tuyến 108oĐ từ Bạch Mã tới Phan Thiết (hình 30.1). phải đi qua các cao nguyên nào?
A. Mơ Nông và Di Linh.
B. Đắk Lắk.
C. Tất cả đều đúng.
D. Kon Tum.
Câu 7: Dựa vào lát cắt địa hình dọc kinh tuyến 108oĐ từ Bạch Mã tới Phan Thiết (hình 30.1). cho biết quốc lộ 1A từ Lạng Sơn tới Cà Mau phải vượt qua đèo lớn nào?
A. Tất cả đều đúng
B. Đèo Ngang, Hải Vân.
C. Cù Mông, Đèo Cả.
D. Sài Hồ, Tam Điệp.
Câu 8: Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết các cao nguyên nào có độ cao dưới 1000m?
A. Cao nguyên Mơ Nông.
B. Cao nguyên Di Linh.
C. Cao nguyên Kon Tum.
D. Cao nguyên Đắk Lắk.
Câu 9: Đi theo vĩ tuyến 22°B từ biên giới Việt-Lào đến biên giới Việt - Trung vượt qua các sông lớn nào?
A. Sông Đà, sông Chảy, sông Lô.
B. Sông Gâm, sông Cầu, sông Kỳ Cùng.
C. Tất cả đều đúng.
Câu 10: Vì sao các cao nguyên ở Tây Nguyên được gọi là cao nguyên xếp tầng?
A. Các cao nguyên rộng lớn, thoải.
B. Cao và bằng phẳng.
C. Độ cao khác nhau.
D. Sườn của cao nguyên dốc.
Đáp án
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
D |
A |
C |
D |
B |
C |
A |
D |
C |
C |
---(Hết)---
Trên đây là toàn bộ nội dung Chuyên đề Địa hình các đơn vị hành chính trên bản đồ Việt Nam môn Địa Lý 8 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tốt!