Xin giới thiệu với các em tài liệu Chuyên đề Đặc điểm khí hậu nước ta môn Địa Lý 8 năm 2021 do HOC247 biên soạn nhằm ôn tập và củng cố các kiến thức phần Địa lý Việt Nam, góp phần chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Mời các em tham khảo tại đây!
ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU NƯỚC TA
A. LÝ THUYẾT
1. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm
- Tính chất nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm của không khí đều vượt 21oC trên cả nước và tăng dần từ bắc vào nam.
- Tính chất gió mùa: Khí hậu chia làm hai mùa gió.
- Tính chất ẩm: Lượng mưa trung bình năm khoảng 1500-2000 mm/năm, độ ẩm không khí trung bình trên 80%.
Các kiểu môi trường đới nóng
2. Tính chất đa dạng và thất thường
Khí hậu nước ta phân hóa mạnh mẽ theo không gian và theo thời gian:
- Khí hậu phân hóa theo chiều bắc –nam, chia làm 2 miền:
+ Miền khí hậu phía Bắc, từ dãy Bạch Mã trở ra, khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh.
+ Miền khí hậu phía Nam, từ dãy Bạch Mã trở vào có khí hậu cận xích đạo.
- Ngoài ra khí hậu còn phân hóa theo chiều đông-tây, theo độ cao và hướng của các dãy núi.
- Khí hậu nước ta còn rất thất thường.
B. BÀI TẬP VÍ DỤ
Câu 1: Vì sao hai loại gió mùa trên lại có đặc tính trái ngược nhau như vậy?
Trả lời
Hai loại gió mùa có nguồn gốc xuất phát và hướng thổi khác nhau nên có đặc tính trái ngược nhau:
- Gió mùa đông bắc thổi từ cao áp Xi-bia, đi qua vùng nội địa rộng lớn ở Trung Quốc với đặc tính lạnh, khô.
- Gió mùa tây nam xuất phát từ khối khí chí tuyến vịnh Bengan, đi qua vùng biển vào nên có tính ẩm, gây mưa lớn.
Câu 2: Nước ta có mấy miền khí hậu? Nêu đặc điểm khí hậu từng miền.
Trả lời
Nước ta có hai miền khí hậu:
- Miền khí hậu phía Bắc, từ dãy Bạch Mã (vĩ tuyến 16°B) trở ra, có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa và nửa cuối mùa đông rất ẩm ướt; mùa hè nóng và mưa nhiều.
- Miền khí hậu phía Nam, từ dãy Bạch Mã trở vào có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, với một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc.
Ngoài ra còn có một số khu vực khí hậu như:
- Đông Trường Sơn bao gồm phần lãnh thổ Trung Bộ phía đông dãy Trường Sơn, từ Hoành Sơn (vĩ tuyến 18°B) tới Mũi Dinh (vĩ tuyến 11°B) có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.
- Khí hậu Biển Đông Việt Nam mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.
C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Tính chất nhiệt đới của khí hậu thể hiện
A. Nhiệt độ trung bình năm của không khí đều vượt 21oC.
B. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt.
C. Một năm có hai mùa gió có tính chất trái ngược nhau.
D. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1500-2000 mm/năm, độ ẩm không khí trung bình trên 80%.
Đáp án: A. Nhiệt độ trung bình năm của không khí đều vượt 21oC.
Giải thích: (trang 110 SGK Địa lí 8).
Câu 2: Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu thể hiện
A. Nhiệt độ trung bình năm của không khí đều vượt 21oC.
B. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió có tính chất trái ngược nhau.
C. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1500-2000 mm/năm, độ ẩm không khí trung bình trên 80%.
D. Tất cả các ý trên
Đáp án: D. Tất cả các ý trên.
Giải thích: (trang 110, 111 SGK Địa lí 8).
Câu 3: Ranh giới giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam là dãy núi
A. Hoàng Liên Sơn
B. Trường Sơn Bắc
C. Bạch Mã
D. Trường Sơn Nam.
Đáp án: C. Bạch Mã
Giải thích: Khí hậu phân hóa theo chiều bắc –nam, chia làm 2 miền: miền khí hậu phía Bắc (từ dãy Bạch mã trở ra Bắc) và miền khí hậu phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào). (trang 111 SGK Địa lí 8).
Câu 4: Đặc điểm thời tiết vào mùa đông của miền khí hậu miền Bắc
A. Nóng ẩm, mưa nhiều
B. Nóng, khô, ít mưa
C. Đầu mùa lạnh khô, cuối mùa lạnh ẩm
D. Lạnh và khô
Đáp án: C. Đầu mùa lạnh khô, cuối mùa lạnh ẩm
Giải thích: (trang 111 SGK Địa lí 8).
Câu 5: Nhân tố nào là nhân tố quyết định đến sự phân hóa Tây - Đông của khí hậu nước ta
A. Vĩ độ
B. Kinh độ
C. Gió mùa
D. Địa hình
Đáp án: D. Địa hình
Câu 6: Mùa mưa của khu vực Đông Trường Sơn vào mùa nào
A. Mùa hạ
B. Mùa thu
C. Cuối hạ đầu thu
D. Cuối thu đầu đông
Đáp án: D. Cuối thu đầu đông
Giải thích: (trang 111 SGK Địa lí 8).
Câu 7: Gió Tây khô nóng hoạt động mạnh mẽ nhất ở khu vực nào của nước ta
A. Đông Bắc
B. Tây Nguyên
C. Duyên hải miền Trung
D. Nam Bộ
Đáp án: C. Duyên hải miền Trung
Giải thích: (trang 113 SGK Địa lí 8).
Câu 8: Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh mẽ nhất ở khu vực nào của nước ta
A. Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ
B. Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ
C. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
D. Nam Bộ
Đáp án: A. Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ
Câu 9: Tính chất đa dạng của khí hậu nước ta thể hiện
A. Nhiệt độ trung bình năm cao, lượng mưa lớn
B. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió có tính chất trái ngược nhau.
C. Khí hậu nước ta phân hóa mạnh mẽ theo không gian và theo thời gian.
D. Có bão nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán xảy ra.
Đáp án: C. Khí hậu nước ta phân hóa mạnh mẽ theo không gian và theo thời gian.
Giải thích: (111 SGK Địa lí 8).
Câu 10: Những nhân tố nào là nhân tố làm cho thời tiết, khí hậu nước ta đa dạng và thất thường
A. Vị trí và hình dạng lãnh thổ
B. Kinh độ
C. Gió mùa
D. Cả 3 ý trên.
Đáp án: D. Cả 3 ý trên.
Câu 11: Tính thất thường của khí hậu ảnh hưởng như thế nào đến sinh hoạt và sản xuất của người dân
A. Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
B. Đa dạng cơ cấu cây trồng.
C. Trong nông nghiệp có thể trồng các cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.
D. Công tác dự báo thời tiết và xác định thời vụ gặp nhiều khó khăn.
Đáp án: D. Công tác dự báo thời tiết và xác định thời vụ gặp nhiều khó khăn.
Giải thích: (112 SGK Địa lí 8).
---(Hết)---
Trên đây là toàn bộ nội dung Chuyên đề Đặc điểm khí hậu nước ta môn Địa Lý 8 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tốt!