YOMEDIA

Chuyên đề Đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất môn Địa Lý 6 năm 2021

Tải về
 
NONE

Cùng HOC247 ôn tập các kiến thức và rèn luyện kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới trong tài liệu Chuyên đề Đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất môn Địa Lý 6 năm 2021. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

ĐẶC ĐIỂM CỦA LỚP VỎ KHÔNG KHÍ

 

A. LÝ THUYẾT

1. Thành phần của không khí 

- Thành phần của không khí gồm:

+ Khí nitơ: chiếm tỉ trọng lớn nhất với 78%

+ Khí ôxi: 21%

+ Hơi nước và các khí khác: 1%

- Lượng hơi nước tuy chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng mây, mưa…

2. Cấu tạo của lớp vỏ khí (khí quyển)

Dựa vào đặc tính của lớp khí người ta chia khí quyển thành 3 tầng: Tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển.

- Tầng đối lưu: từ 0 đến 16km, khoảng 90% không khí tập trung ở tầng này.

+ Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.

+ Nhiệt độ giảm dần khi lên cao (trung bình lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6oC).

+ Là nơi diễn ra các hiện tượng khí tượng: mây, mưa, sấm chớp,….

- Tầng bình lưu: 16 – 80km, có lớp ô-dôn ngăn cản những tia bức xạ có hại cho con người và sinh vật.

- Các tầng cao của khí quyển: cao trên 80 km không khí rất loãng.

3. Các khối khí

Các khối khí luôn luôn di chuyển làm thay đổi thời tiết nơi chúng đi qua. Di chuyển đến đâu lại chịu ảnh hưởng của bề mặt nơi đó làm tính chất ban đầu bị thay đổi (biến tính)

- Khối khí nóng: Hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao

- Khối khí lạnh: Hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp

- Khối khí đại dương: Hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn

- Khối khí lục địa: Hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.

B. BÀI TẬP VÍ DỤ

Câu 1: Hơi nước chiếm tỉ lệ là bao nhiêu trong thành phần không khí?

Nêu vai trò của hơi nước trong khí quyển?

Trả lời

  • Hơi nước và các khí khác chiếm 1% trong các thành phần khí quyể
  • Hơi nước là nguồn sinh ra các hiện tượng mưa, mây, ... trên Trái Đất

Câu 2: Dựa vào hình 46 trong SGK Địa lí 6 và kết hợp với những kiến thức đã học, hãy cho biết

  • Lớp vỏ khí gồm những tầng nào. Mỗi tầng có độ cao từ km bao nhiêu đến km bao nhiêu?
  • Chuyển động của không khí ở tầng đối lưu và tầng bình lưu khác nhau như thế nào?
  • Vì sao gọi là tầng đối lưu. Vì sao gọi là tầng bình lưu?

Trả lời

Lớp vỏ khí gồm 3 tầng:

  • Tầng đối lưu: từ 0 đến 16 km
  • Tầng bình lưu: từ 16 đến 80 km
  • Các tầng cao cuẩ khí quyển: cao trên 80 km

Sự khác nhau của chuyển động của không khí ở tầng đối lưu và tầng bình lưu:

  • Tầng đối lưu: Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng, nhiệt độ giảm dần khi lên cao, là nơi diễn ra hiện tượng khí tượng: mấy, mưa, sấm, chớp ...
  • Tầng bình lưu: có lớp ô dôn ngăn cản những tia bứa xạ có hại cho con người và sinh vật

Gọi là tầng đối lưu vì: đây là phần thấp nhất của khí quyển của một số hành tinh

Gọi là tầng bình lưu: là tầng nằm ngay dưới tầng đối lưu và ở dưới tầng trung lưu. Ranh giới trên cùng của tầng này gọi là ranh giới bình lưu.

Câu 3: Đánh dấu X vào ô vuông thể hiện ý em cho là sai.

Đặc điểm của tầng đối lưu là

a) không khí chuyển động lên xuống theo chiều thẳng đứng.

b) có lớp ô-dôn ngăn cản các tia bức xạ có hại.

c) nơi sinh ra các hiện tượng mây, mưa, sấm chớp.

d) nơi cứ lên cao lOOm nhiệt độ lại giảm 0,6° C

Trả lời

ý b) có lớp ô-dôn ngăn cản các tia bức xạ có hại.

Câu 4: Cho biết các câu dưới đây đúng hay sai.

a) Tầng đối lưu là tầng có độ cao khoảng từ 16 đến 80 km, không khí luôn chuyển động theo chiều ngang, có lớp ô dôn với tác dụng ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người.

b) Sau khi các khối khí hình thành chúng luôn luôn giữ nguyên vị trí, tính chất của khối khí cũng luôn luôn ổn định.

c) Mỗi khối khí thường mang hai tính chất: nóng và ẩm; nóng và khô; lạnh và ẩm; lạnh và khô.

Trả lời

a) sai            b) sai            c) đúng

Câu 5: Hãy cho biết

  • Tầng cao của khí quyển có mưa hay không. Vì sao?
  • Tác dụng của lớp ô dôn đối với sinh vật và con người. Tinh trạng lớp ô dôn của khí quyển hiện nay ra sao. Vì sao có tình trạng như vậy.

Trả lời

  • Tầng cao của khí quyển không có mưa. Vì tầng này không tồn tại không khí.
  • Tác dụng của lớp ô dôn là ngăn cản tia bức xạ có hại cho sức khỏe con người và sinh vật.
  • Hiện nay, một số nơi tầng ô-dôn đang bị thủng, do ô nhiễm không khí.

C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Các hiện tượng khí tượng như: mây, mưa, sấm, chớp... hầu hết xảy ra ở

  1. Tầng đối lưu.
  2. Tầng bình lưu.
  3. Tầng nhiệt.
  4. Tầng cao của khí quyển.

Câu 2: Trong tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao 100 m, thì nhiệt độ giảm đi

  1. 0,3oC.
  2. 0,4oC.
  3. 0,5oC.
  4. 0,6oC.

Câu 3: Các tầng cao của khí quyển có đặc điểm là

  1. Nằm trên tầng đối lưu.
  2. Không khí cực loãng.
  3. Tập trung phần lớn ô zôn.
  4. Tất cả các ý trên.

Câu 4: Khối khí có đặc điểm độ ẩm cao, được hình thành ở các vùng biển, đại dương

  1. Khối khí nóng
  2. Khối khí lạnh
  3. Khối khí đại dương
  4. Khối khí lục địa

Câu 5: Các khối khí có đặc điểm là

  1. Luôn cố định tại những khu vực nhất định
  2. Không làm thay đổi thời tiết nơi chúng đi qua
  3. Luôn di chuyển và làm thay đổi thời tiết nơi chúng đi qua
  4. Không chịu ảnh hưởng của bề mặt đệm nơi chúng đi qua

Câu 6: Khối khí lạnh hình thành ở vùng:

  1. Biển và đại dương.
  2. Đất liền.
  3. Vùng vĩ độ thấp.
  4. Vùng vĩ độ cao.

Câu 7: Các tầng cao của khí quyển không có đặc điểm là:

  1. Từ 80km trở lên
  2. Không khí cực loãng.
  3. Không có quan hệ với đời sống con người
  4. Có quan hệ mật thiết với đời sống con người

Câu 8: Ở chân núi của dãy núi A có nhiệt độ là 27⁰C, biết là dãy núi A cao 3200m. Vậy, ở đỉnh núi của dãy núi A có nhiệt độ là:

  1. 7,5⁰C
  2. 7,6⁰C
  3. 7,7⁰C
  4. 7.8⁰C

Câu 9: Ở Việt Nam, đỉnh núi Phan-xi-pang cao 3.143m và biết nhiệt độ ở chân núi vào ngày nắng nóng nhất là 300C. Hãy tính nhiệt độ ở đỉnh núi?

  1. 11,1⁰C
  2. 11,5⁰C
  3. 12⁰C
  4. 12,2⁰C

Câu 10: Tại sao ở các dãy núi cao có sự khác nhau về nhiệt độ dưới chân núi và trên đỉnh núi?

  1. Càng lên cao nhiệt độ càng tăng
  2. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm
  3. Nhiệt độ tăng mạnh khi xuống dốc
  4. Trên cao nhận được bức xạ nhiều hơn

 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Chuyên đề Đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất môn Địa Lý 6 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON