YOMEDIA

Chất liệu dân gian được thể hiện trong bài thơ Tương Tư của Nguyễn Bính

Tải về
 
NONE

Học 247 mời các em đến với đề tài chất liệu dân gian được thể hiện trong bài thơ Tương Tư của Nguyễn Bính dưới đây để hiểu sâu sắc hơn hồn quê thơ Nguyễn Bính qua bài thơ Tương Tư trong chương trình Ngữ văn 11. Chúc các em có thêm tài liệu văn mẫu hay và thú vị. Để nắm vững hơn những kiến thức cơ bản nhất về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, mời các em tham khảo thêm phần bài giảng Tương tư trong chương trình Ngữ văn lớp 11. 

ATNETWORK
YOMEDIA

Trước khi bước sang bài văn mẫu phân tích chất liệu dân gian được thể hiện trong bài thơ Tương Tư của nhà thơ Nguyễn Bính, Hoc247 mời các em xem thêm video bài giảng tìm hiểu bài thơ Tương tư của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Thông qua quá trình tìm hiểu bài thơ, giúp các em thấy được chất liệu dân gian được thể hiện trong bài thông qua nghệ thuật (thể thơ, đề tài, biện pháp tu từ, cách ngắt nhịp...) cũng như những hình ảnh tiêu biểu được thể hiện ngay trong bài. Bài giảng được trình bày một cách chi tiết, dễ hiểu và dễ ghi nhớ; thuận tiện cho các em trong quá trình củng cố lại kiến thức để có đủ cơ sở lý luận tiến hành viết bài văn được chính xác và hấp dẫn hơn. Mời các em cùng theo dõi!

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Sơ đồ tư duy Chất liệu dân gian được thể hiện trong bài thơ Tương Tư của Nguyễn Bính

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Bính và bài thơ Tương tư
  • Dẫn dắt vào vấn đề: chất liệu dân gian được thể hiện trong bài thơ Tương tư

b. Thân bài

  • Khái quát chung
    • Xuất xứ: trích từ tác phẩm “Lỡ bước sang ngang”
    • Thể thơ: Thơ lục bát truyền thống
    • Bố cục:
      • 4 câu đầu: khái quát nỗi lòng tương tư
      • 12 câu tiếp: Những trạng thái của tương tư
      • 4 câu cuối: ước vọng tình yêu xa xôi
  • Nội dung
    • Thể thơ: lục bát truyền thống
    • Đề tài quen thuộc: tương tư và nỗi nhớ, ước nguyện chân thành trong tình yêu
    • Dùng chất liệu ngôn từ:
      • Địa danh (Thôn Đoài, thôn Đông)
      • Thành ngữ (chín nhớ mười mong)
      • Số từ (một, chín, mười)
      • Cách tổ chức lời thơ độc đáo: đẩy đối tượng về hai đầu câu thơ tạo khoảng cách xa (Một người…một người) giữa họ là nhịp cầu“chín nhớ mười mong
      • Đại từ phiếm chỉ “ai” ý nhị,duyên dáng, kín đáo (Biết cho ai hỏi aingười biết cho…) ... Tất cả các cách diễnđạt từ ca dao dân ca ấy hòa quyện vào từng câu thơ, ý thơ hết sức nhuần nhị.
    • Cấu trúc câu trùng điệp, cách ngắt nhịp truyền thống (Gió mưa là…Tương tư là…, Nhà em có…Nhà anh có……)
    • Phép điệp và phép đối quen thuộc của ca dao: (Ngày qua ngày lại qua ngày…)
    • Hình ảnh quen thuộc: trầu cau….
    • Giọng điệu: Là giọng kể lể, giọng của điệu nói (Bảo rằng…, Đã đành…, Nhưng đây…, Có…mấy mà…)

c. Kết bài

  • Cảm nhận, nhận xét chung về vấn đề
  • Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của mỗi cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài:  Chất liệu dân gian được thể hiện trong bài thơ Tương Tư của Nguyễn Bính

Gợi ý làm bài

Trong khi hầu hết các nhà Thơ mới – theo nhận xét của Hoài Thanh "đều đội lên đầu dăm bảy nhà thơ Pháp" thì Nguyễn Bính đã tìm một lối đi riêng, trở về với văn hóa dân gian, với những câu hát cửa đình, rặng mồng tơi, bến đò , cây đa, bến nước.... Ông đã trở thành "chủ soái" của trường phái "thơ mới dân gian" gồm Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân. Và cũng như các nhà Thơ mới khác, thơ Nguyễn Bính có tiếng hát tình yêu song không mãnh liệt, dữ dội như tình yêu trong thơ Xuân Diệu, không tang thương như thơ tình Hàn Mặc Tử. Tình yêu trong thơ Nguyễn Bính chân thật và mộc mạc như tình yêu của người bình dân trong ca dao. Bài thơ "Tương tư" rất tiêu biểu cho hồn thơ và giọng thơ Nguyễn Bính trong lĩnh vực thơ tình. Bài thơ là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nét truyền thống và hiện đại, vừa chứa những nét dân gian chân chất vừa mang trong mình cái hồn thơ mới.

Trong dòng Thơ Mới 1930-1945 ,"Tương tư" của Nguyễn Bính có phong cách cổ điển dân dã ở cả thi liệu, thể thơ, đề tài. Nếu như thơ Xuân Diệu mới lạ trong màu sắc phương Tây, Hàn Mặc Tử siêu thực trong thơ Điên... Nguyễn Bính tinh ròng chất ca dao .Nét truyền thống trước hết thể hiện ở ngay thể thơ- thể lục bát, đây là thể thơ truyền thống do người Việt Nam sáng tạo nên. Nguyễn Bính vận dụng cách ngắt nhịp đều đặn, hài hoà như ca dao truyền thống. Đó là nhịp chẵn 2/2/2; 2/4( câu lục ) và 2/2/2/2; 4/4 ( câu bát ) thường thấy của ca dao:

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Sự thực trong câu thơ đã len vào thứ giọng đậm chất thành thị của con người thời Âu hóa với đặc điểm dám gọi đích danh sự vật hiện tượng, sự vật, dám chường cái tôi của mình ra mà giãi bày – một lời giãi bày trần trụi, táo bạo và mãnh liệt. Ngay ở tên nhan đề bài thơ cũng đã thể hiện rõ ràng: "tương tư" – nó như phô bày, như khoe lòng mình trước thiên hạ rằng tôi đang yêu, tôi đang nhớ. Điều này là một sự hiếm thấy trong ca dao.

"Tương tư" của Nguyễn Bính tuy vẫn đi trên khung truyền thống của dân tộc nhưng nét mới nhất là nằm ở nội dung. Nguyễn Bính đã làm mới thể thơ lục bát bằng cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu mới mẻ, linh động, thấm đẫm cái tình tứ Thơ Mới. Bên cạnh đó đó ông đã thổi "hồn quê" vào bài thơ. Điều này đã làm cho tác phẩm có diện mạo riêng so với ca dao và các tác phẩm khác trong phong trào Thơ Mới. Nét nổi bật của hồn quê trong lục bát Nguyễn Bính là thứ hồn quê mang màu sắc cá nhân. Cũng mang "hồn quê" nhưng lục bát ca dao nó mang tính phổ quát còn trong thơ lục bát của Nguyễn Bính, không gian đồng quê được phủ lên cái tâm tư của con người hiện đại. Bài thơ vừa là sự kết hợp, kế thừa của những yếu tố truyền thống vừa có những nét mới, tiêu biểu cho phong cách thơ Nguyễn Bính.

Học 247 tin rằng, với đề tài văn mẫu Chất liệu dân gian được thể hiện trong bài thơ Tương Tư của Nguyễn Bính trên, các em đã gặt hái được khá nhiều những kiến thức hay và bổ ích, giúp các em hiểu sâu sắc hơn về bài thơ Tương tư của nhà thơ Nguyễn Bính. Chúc các em có thêm tài liệu hay đẻ tham khảo

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON