YOMEDIA

Câu hỏi ôn tập chương VIII Sinh 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Trần Hưng Đạo có đáp án

Tải về
 
NONE

Câu hỏi ôn tập chương VIII Sinh 6 - Trường THCS Trần Hưng Đạo có đáp án nằm trong phần Ôn tập chương VIII của chương trình Sinh học 6 do Hoc247 tổng hợp và biên soạn nhằm giúp các em ôn tập đạt hiệu quả tốt nhất. Hy vọng rằng với tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE
YOMEDIA

ÔN TẬP CHƯƠNG VIII – TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO CÓ ĐÁP ÁN

 

CÂU HỎI NHẬN BIẾT

Câu 1:  Muốn cải tạo cây trồng cần phải làm gì ?

Đ/A

  • Cây trồng bắt nguồn từ cây dại, tùy vào mục đích sử dụng mà con người tạo ra nhiều giống cây trồng khác nhau.
  • Muốn cải tạo cây trồng cần phải:
    • Cải biến đặc tính di truyền
    • Chọn những biến đổi có lợi, loại bỏ những cây xấu giữ lại những cây giống tốt làm giống.
    • Nhân giống
    • Chăm sóc cây, tạo điều kiện thuận lợi để cây pháy triển.

Câu 2:  Kể tên các ngành thực vật em đã học ,nêu đặc điểm chính của từng ngành?

Đ/A

  • Ngành tảo: Thực vật bậc thấp: chưa có rễ, thân , lá, sống ở nước.
  • Ngành rêu: Có lá, thân (thân chưa có mạch dẫn), rễ giả, sống ở những nơi ẩm ướt, sinh sản bằng bào tử.
  • Ngành dương xỉ: Có rễ thật, có mạch dẫn, sinh sản bằng  bào tử
  • Ngành hạt trần: rễ, thân, lá phát triển, có mạch dẫn, cơ quan sinh sản là nón, sinh sản bằng hạt nằm trên lá noãn hở
  • Ngành hạt kín: Rễ, thân, lá phát triển đa dạng, có hoa, quả, hạt; hạt nằm trong quả nên được bảo vệ tốt hơn.

Câu 3: Tại sao có cây trồng? Nguồn gốc của nó từ đâu ?

Đ/A

  • Từ thời xa xưa, con người chưa biết trồng cây mà chỉ thu nhặt quả, hạt, củ của cây cối mọc dại trong rừng làm thức ăn. Về sau do thời tiết khắc nghiệt hơn, con người đông hơn nên lượng thức ăn trong tự nhiên giảm dần. Con người ngày càng cần nhiều thức ăn hơn, cần chủ động hơn để tránh bị đói nên người ta phải giữ lại giống của những cây để gieo trồng cho mùa sau, do đó nên có cây trồng.
  • Cây trồng bắt nguồn từ cây dại. Tùy theo mục đích sử dụng mà từ một loài cây dại ban đầu con người đã tạo được ra nhiều thứ cây trồng khác xa và tốt hơn nhiều tổ tiên hoang dại của chúng.

Câu 4: Trình bày cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của cây rêu.

Đ/A

  • Cơ quan sinh sản: Túi bào tử
  • Sự phát triển:
    • Cây rêu → Túi bào tử →  Cơ quan sinh sản đực + Cơ quan sinh sản cái →  Tế bào sinh dục đực + Tế bào sinh dục cái →  Hợp tử →  Bào tử →  Cây rêu → ….
  • Cơ quan sinh dưỡng:
    • Rễ gả
    • Thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn

CÂU HỎI HIỂU

Câu 5: Nêu đặc điểm chung của thực vật hạt kín ? Vì sao thực vật hạt kín lại chiếm ­u thế hơn  so với các nhóm thực vật khác ?

Đ/A

  • Đặc điểm chung của thực vật hạt kín:
    • Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng( rễ cọc, rễ chùm, thân, gỗ, thân cỏ, lá đơn, lá kép,…); trong thân có mạch dẫn phát triển
    • Cơ quan sinh sản là hoa
    • Có hoa, quả, hạt nằm trong quả
    • Hoa quả có nhiều dạng khác nhau
    • Môi trường sống đa dạng

* Ngành thực vật hạt kín chia là 2 lớp đó là: lớp 1 lá mầm và lớp 2 lá mầm

    • Chúng sống khắp mọi nơi trên tự nhiên (trên cạn, dưới nước,…)
    • Chúng là ngành thực vật tiến hóa nhất trong giới Thực vật
    • Được con người khai thác và sử dụng trong đời sống hằng ngày.

Câu 6:  Nêu đặc điểm chủ yếu phân biệt lớp 1 lá mầm và lớp 2 lá mầm ?

Đ/A

  • Phân biệt giữa lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm.
    • Lớp một lá mầm: Phôi có 1 lá mầm, hầu hết có rễ chùm, thân cỏ. Gân lá có hình cung hoặc song song
    • Lớp hai lá mầm: Phôi có 2 lá mầm, hầu hết có rễ cọc, thân gỗ, thân cỏ, thân leo. Gân lá có hình dạng:

Câu 7:Nêu đặc điểm chung của thực vật hạt trần? Giữa cây hạt trần và cây hạt kín có những điểm gì phân biệt?

Đ/A

Đặc điểm chung của cây Hạt trần

  • Cơ quan sinh dưỡng
    • Thân cành màu nâu, xù xì (cành có vết sẹo khi lá rụng).
    • Lá nhỏ hình kim, mọc từ 2 –  3 chiếc trên 1 cành con rất ngắn, có vảy nâu bọc ở ngoài.
  • Cơ quan sinh sản
    • Nón đực:
      • Nhỏ, màu vàng, mọc thành cụm.
      • Vảy (nhị) mang hai túi phấn chứa hạt phấn.
    • Nón cái:
      • Lớn, màu nâu, mọc riêng lẻ.
      • Vảy (lá noãn) mang hai noãn.
      • Nón chưa có bầu nhụy chứa noãn → không thể coi như một hoa.

Đặc điểm phân biệt cây hạt trần và cây hạt kín:

  • Cơ quan sinh dưỡng:
    • Cây hạt trần: Rễ cọc, thân gỗ, lá kim
    • Cây hạt kín rất đa dạng: rễ cọc, rễ chùm, thân gỗ, thân cỏ…lá đơn, lá kép…
  • Cơ quan sinh sản:
    • Cây hạt trần: Chưa có hoa và quả, cơ quan sinh sản là nón, hạt nằm trên lá noãn hở
    • Cây hạt kín: Có hoa, cơ quan sinh sản là hạt, hạt nằm trong quả
  • Đặc điểm quan trọng nhất: Hạt nằm trong quả (Trước đó là noãn nằm trong bầu) là một ưu thế của cây hạt kín vì nó được bảo vệ tốt hơn.

CÂU HỎI VẬN DỤNG

Câu 8: So sánh đặc điểm cấu tạo của rêu với tảo.

Đ/A

  • Giống nhau: Đều có chứa diệp lục
  • Khác nhau:

Rêu

Tảo

Có thân, lá, rễ

Chưa phân hóa

Sống ở cạn

Sống dưới nước

Có cơ quan sinh sản

Chưa có

Câu 9: Tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở nơi ẩm ướt?

Đ/A

  • Vì thân rêu chưa có mạch dẫn nên không thể thực hiện chức năng vận chuyển, Bên cạnh đó, rêu chưa có rễ chỉ có rễ giả nên rêu không thể hút nước à Rêu tuy sống trên cạn nhưng chỉ sống ở những nơi ẩm ướt.

Câu 10: Loại tảo nào dưới đây có môi trường sống khác với những loại tảo còn lại ?

A. Tảo sừng hươu

B. Tảo xoắn

C. Tảo silic

D. Tảo vòng

Câu 11: Đặc điểm nào dưới đây có ở dương xỉ mà không có ở rêu ?

A. Sinh sản bằng bào tử

B. Thân có mạch dẫn

C. Có lá thật sự

D. Chưa có rễ chính thức

Câu 12: Dựa vào phân loại, em hãy cho biết cây nào dưới đây không cùng nhóm với những cây còn lại ?

A. Phi lao      B. Bạch đàn

C. Bách tán      D. Xà cừ

Câu 13: Nhóm nào dưới đây gồm hai loài thực vật có cùng kiểu gân lá ?

A. Gai, tía tô

B. Râm bụt, mây

C. Bèo tây, trúc

D. Trầu không, mía

Câu 14: Các đại diện của ngành Hạt kín và ngành Hạt trần giống nhau ở đặc điểm nào sau đây ?

A. Đều sống chủ yếu trên cạn

B. Đều có rễ, thân, lá thật sự

C. Đều sinh sản bằng hạt

D. Tất cả các phương án đưa ra

Câu 15: Trong lịch sử Trái Đất, sự xuất hiện hay diệt vong của các loài thực vật có mối liên hệ mật thiết với

A. tốc độ sinh sản của chúng.

B. sự thay đổi của điều kiện khí hậu, địa chất.

C. cường độ trao đổi chất và năng lượng của mỗi loài.

D. sự tác động theo hai chiều thuận nghịch của con người.

Câu 16: Trong lịch sử Trái Đất, Hạt trần xuất hiện khi

A. khí hậu trở nên khô và lạnh.

B. khí hậu nóng và rất ẩm.

C. các đại dương chiếm phần lớn diện tích Trái Đất.

D. diện tích đất liền ngày một thu hẹp.

Câu 17: Chuối hoang dại có điểm gì sai khác so với chuối trồng ?

A. Quả nhỏ hơn

B. Có vị chát dù khi đã chín

C. Có nhiều hạt

D. Tất cả các phương án đưa ra

Trên đây là nội dung Câu hỏi ôn tập chương VIII Sinh 6 - Trường THCS Trần Hưng Đạo có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em hãy đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF