Dưới đây là hướng dẫn vẽ sơ đồ tư duy, lập dàn ý và viết bài văn tả phát biểu cảm nghĩ của bản thân sau khi đọc truyện cười Lợn cưới, áo mới. Hi vọng qua tư liệu này, các em sẽ có được những sự tham khảo hữu ích để rèn luyện kĩ năng chọn ý, lập dàn bài và làm bài văn phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học được nhuần nhuyễn và hấp dẫn hơn. Chúc các em thành công, học tập tốt!
1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
2. Dàn bài chi tiết
a. Mở bài
- “Lợn cưới, áo mới” là truyện cười đặc sắc trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam.
- Thói khoe khoang bị đem ra chế giễu, cười cợt với mục đích phê phán nhẹ nhàng.
b. Thân bài
- Hai anh khoe của gặp nhau - cuộc tranh tài bất ngờ và thú vị
- Anh khoe lợn cưới: đi tìm lợn sổng, lại hỏi thăm: "Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?"
- Buồn cười ở chỗ anh ta cố tình khoe lợn để làm đám cưới (có nghĩa là cưới to), mặc dù lợn cưới hình thức chẳng khác gì lợn thường.
- Anh khoe áo mới: mặc áo mới đứng ở cửa, chờ người qua lại để khoe (giống như trẻ con thích khoe áo mới). Chờ mãi mới thấy anh đi tìm lợn, vội vàng bảo: "Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả."
- Buồn cười ở chỗ anh ta chỉ cần đáp có hay không, lại trả lời dài dòng và cố ý nhấn mạnh vào cái áo mới.
- Nghệ thuật trào lộng của truyện
- Thể hiện qua cách tạo tình huống bất ngờ, cách hỏi, cách đáp nặng về tính chất khoe của của hai nhân vật.
- Thủ pháp cường điệu tô đậm thói xấu khoe khoang, gây ra tiếng cười chế giễu, phê phán.
c. Kết bài
- Khoe của là một thói xấu; nó biến kẻ khoe khoang thành trò cười cho thiên hạ.
- Câu chuyện giống như một màn hài kịch nhỏ chứa đựng bài học bổ ích cho mọi người.
Bài văn mẫu
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về truyện cười “Lợn cưới, áo mới”.
Gợi ý làm bài
“Lợn cưới, áo mới” là một trong những truyện cười đặc sắc của kho tàng truyện cười dân gian Việt Nam. Truyện chế giễu những người có tính hay khoe của. Tính xấu ấy thường biến người khoe của thành trò cười cho thiên hạ.
Truyện ngắn gọn như một màn hài kịch nhỏ, kể lại cuộc tranh tài thú vị, bất ngờ giữa hai anh có tính hay khoe, mà của đem khoe chẳng đáng là bao. Một anh khoe con lợn cưới bị sổng chuồng và một anh khoe chiếc áo mới may.
Anh đi tìm lợn khoe của trong một hoàn cảnh thật đặc biệt. Đó là lúc nhà anh ta có việc lớn (đám cưới), lợn để làm cỗ cưới lại bị sổng mất, nghĩa là trong lúc việc nhà đang bận bịu và bối rối, một tình huống tưởng như người trong cuộc không còn tâm trí nào để khoe khoang.
-- Để xem được đầy đủ tài liệu, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HOC247 để dowload tài liệu về máy --
Tính khoe của là thói thích tỏ ra, trưng ra cho mọi người biết là mình giàu có. Đây là thói xấu thường thấy ở những người mới giàu (giàu xổ), thích học đòi. Nó biểu hiện qua cách ăn mặc, nói năng, giao tiếp, cách trang sức và xây cất, bài trí nhà cửa lố lăng, kệch cỡm.
Tính khoe của là thói xấu của con người nói chung nhưng ở truyện này nó lại mang một sắc thái khá đặc biệt. Nhân vật trong truyện không phải là khoe tài, khoe lộc, khoe trí tuệ, học vấn, công lao đóng góp hay địa vị trong xã hội mà là khoe những thứ tầm thường, nhỏ nhặt, chẳng đáng đem khoe.
Khi khoe của đã trở thành một thói quen, một nhu cầu cần thiết đến mức không khoe không chịu được thì nó sẽ là thói xấu và thói xấu ấy làm cho những người xung quanh khó chịu. Câu chuyện dí dỏm “Lợn cưới, áo mới” là một bài học bổ ích cho tất cả chúng ta.
Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Hi vọng, bài văn: Phát biểu cảm nghĩ về truyện cười “Lợn cưới, áo mới” sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo.
--- MOD Ngữ văn HOC247 (Tổng hợp và biên soạn)