Nhằm hỗ trợ các em trong quá trình ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp đến, Hoc247 giới thiệu đến các em tài liệu các dạng bài tập ôn thi HK1 môn Hóa lớp 11 năm 2018 - 2019 gồm 12 dạng bài tập được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp các em ôn tập và hệ thống lại các kiến thức cần một cách hiệu quả nhất, từ đó chinh phục điểm số thật cao cho môn Hóa lớp 11.
Dạng 1: Xác định nồng độ ion
Dạng 2: pH của dung dịch
Dạng 3: Phản ứng trao đổi ion: Tính khối lượng, thể tích, nồng độ
Dạng 4: Hiđroxit lưỡng tính
Dạng 5: Điều chế amoniac
Dạng 6: Xác định kim loại
Dạng 7: Kim loại + HNO3
Dạng 8: Nhiệt phân muối nitrat
Dạng 9: Xác định sản phẩm khử
Dạng 10: H3PO4 + dung dịch kiềm
Dạng 11: CO2 + dung dịch kiềm và muối cacbonat
Dạng 12: Xác định CT ĐGN, CTPT của HCHC
CÁC DẠNG BÀI TẬP ÔN TẬP HỌC KÌ 1 MÔN HÓA HỌC 11 NĂM 2018 – 2019
Dạng 1: Xác định nồng độ ion:
Câu 1: Trong 200 ml dd có hòa tan 20,2 gam KNO3 và 7,45 gam KCl. Nồng độ mol/l của [K+] trong dd là
A. 1,0M. B. 1,5M. C. 2,0M. D. 2,5M.
Câu 2: Nồng độ mol/l của ion kali và ion cacbonat có trong dung dịch K2CO3 0,05M lần lượt là:
A. 0,1M ; 0,05M. B. 0,2M ; 0,3M. C. 0,05M ; 0,1M. D. 0,05M ; 0,05M.
Câu 3. Trong dung dịch Al2(SO4)3 loãng chứa 0,6 mol SO42- thì dung dịch đó có chứa
A. 0,2 mol Al2(SO4)3 B. 0,6 mol Al3+
C. 1,8 mol Al2(SO4)3 D. 0,3 mol Al2(SO4)3
Câu 4. Trộn 50 ml dung dịch NaOH 0,2 M và 50 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2 M được dung dịch X. Nếu bỏ qua sự điện li của nước thì nồng độ ion OH– trong dung dịch X là:
A. 0,2 M. B. 0,3 M. C. 0,5M. D. 0,4 M.
Câu 5: Một dung dịch chứa 0,02 mol Cu2+, 0,03 mol K+, x mol Cl- và y mol SO42-. Tổng khối lượng các muối tan trong dung dịch là 5,435 gam. Giá trị của x và y lần lượt là
A. 0,02 và 0,05. B. 0,03 và 0,02. C. 0,05 và 0,01. D. 0,01 và 0,03.
Dạng 2: pH của dung dịch:
Câu 1: Có 40 ml dung dịch HCl có pH = 1. Thêm váo đó x (ml) nước cất và khuấy đều thu được dung dịch có pH = 2 Giá trị của x là?
A. 40 B. 100 C. 360 D. 500
Câu 2: Cho 350 ml dung dịch Ba(OH)2 0,25M. Thể tích nước (ml) cần cho vào dung dịch trên để thu được dung dịch có pH = 13 là
A. 350 B.1400 C.1500 D.1750
Câu 3: Trộn lẫn 1500ml dd H2SO4 0,01M với 500ml dung dịch NaOH 0,064M. Dung dịch thu được có pH là?
A. 11 B. 3 C. 13 D. 12
Câu 4: Trộn 100 ml dd gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M) với 400ml dung dịch (gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M) thu được dd X. Giá tri pH của dd X là.
A. 7 B. 1 C. 2 D. 6
Câu 5: Trộn 100ml dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO3 với 100ml dung dịch NaOH có nồng độ a (mol/l) thu được 200ml dd có pH = 12. Giá trị của a là:
A. 0,3. B. 0,12 C. 0,15. D. 0,03
Dạng 3: Phản ứng trao đổi ion: Tính khối lượng, thể tích, nồng độ:
Câu 1: Cho dung dịch chứa 0,1 mol (NH4)2SO4 tác dụng với dung dịch chứa 34,2 gam Ba(OH)2. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 33,2. B. 19,7. C. 23,3. D. 46,6.
Câu 2: Để tác dụng hết với dung dịch chứa 0,01 mol KCl và 0,02 mol NaCl thì thể tích dung dịch AgNO3 1M cần dùng là
A. 40 ml. B. 20 ml. C. 10 ml. D. 30 ml.
Câu 3: Cho 0,01 mol FeCl3 tác dụng với dung dịch chứa 0,02 mol NaOH thì khối lượng kết tủa thu được là
A. 0,8 gam. B. 1,07 gam. C. 2,14 gam. D. 1,34 gam.
Câu 4: Cho dung dịch NaOH đến dư vào 100 ml dung dịch NH4NO3 0,1M. Đun nóng nhẹ, thấy thoát ra V lít khí NH3 (ở đkc). Giá trị của V là
A. 0,112 lit. B. 0,336 lit. C. 0,448 lit. D. 0,224 lit.
CâuCâu 5: Trong dung dịch có thể tồn tại đồng thời các ion sau đây được không?
a) Na+, Cu2+, Cl-, OH-; b) NH4+, K+, Cl-, OH-.; c) Ba2+, Cl-, HSO4-, CO32-;
d) Fe2+, H+, SO42-, NO3-; e) Na+, Ba2+, HCO3-, OH-; f) K+, Fe2+, Cl-, SO42-;
g) Al3+, K+, OH-, NO3-; h) K+, Ba2+, Cl-, CO32-.
Dạng 4: Hiđroxit lưỡng tính:
Câu 1: Cho 300 ml dung dịch AlCl3 1M tác dụng với 500 ml dd NaOH 2M thì khối lượng kết tủa thu được là
A. 7,8 gam. B. 15,6 gam. C. 23,4 gam. D. 25,2 gam.
Câu 2: Cho 300 ml dung dịch ZnSO4 1M tác dụng với 400 ml dd NaOH 2M thì khối lượng kết tủa thu được là
A. 29,7 gam. B. 19,8 gam. C. 21,4 gam. D. 9,9 gam.
Câu 3: Cho dung dịch NH3 đến dư vào 20 ml dung dịch Al2(SO4)3. Lọc lấy kết tủa và cho vào 10 ml dung dịch NaOH 2M thì kết tủa vừa tan hết. Nồng độ mol/l của dung dịch Al2(SO4)3 đã dùng là
A. 0,5M. B. 0,25M. C. 0,35M. D. 0,65M.
Câu 4: Cho 200ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Gía trị lớn nhất của V là?
A. 1,2 B. 1,8 C. 2,4 D. 2
Câu 5: Cho 325 ml dung dịch KOH 1,2M tác dụng với 100 ml dung dịch AlCl3 x M thu được dd Y và 7,02 gam kết tủa. Giá trị của x là
A. 0,8. B. 1,2. C. 0,9. D. 1,0.
Câu 6*: Hòa tan hết m gam ZnSO4 vào nước được dd X. Cho 110ml dd KOH 2M vào X, thu được a gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 140 ml dung dịch KOH 2M vào X thì cũng thu được a gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 20,125. B. 12,375. C. 22,540. D. 17,710.
Dạng 5: Điều chế amoniac:
Câu 1: Cho 4 lít N2 và 14 lít H2 vào bình phản ứng. Hỗn hợp thu được sau phản ứng có thể tích bằng 16,4 lít. (thể tích các khí được đo trong cùng điều kiện). Tính thể tích khí NH3 tạo thành và hiệu suất phản ứng?
A. 0,8 lít và 10%. B. 1,6 lít và 20%. C. 2,4 lít và 40%. D. 3,36 lít và 20%.
Câu 2*. Một hỗn hợp khí gồm N2 và H2 có tỉ khối so với hiđro là 4,9. Cho hỗn hợp đi qua chất xúc tác nung nóng được hỗn hợp mới có tỉ khối so với hiđro là 6,125. Hiệu suất tổng hợp NH3 là:
A. 42,85% B. 16,67% C. 40% D. 83,33%
Dạng 6: Xác định kim loại:
Câu 1. Cho 19,2 gam kim loại M tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng thì thu được 4,48 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Kim loại M là
A. Cu. B. Zn. C. Fe. D. Mg.
Câu 2: Cho 10,725 gam kim loại M tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 2464 ml khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Kim loại M là.
A. Al. B. Mg. C. Cu. D. Zn.
Câu 3. Hoà tan hoàn toàn 16,2 gam kim loại M bằng dung dịch HNO3 thu được 5,6 lit (đktc) hỗn hợp 2 khí NO và N2 có khối lượng 7,2 gam. Kim loại M là:
A. Al. B. Cu. C. Zn. D. Fe.
Câu 4. Cho 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 940,8 ml khí NxOy (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) có tỉ khối đối với H2 bằng 22. Khí NxOy và kim loại M là
A. NO và Mg. B. N2O và Al C. N2O và Fe. D. NO2 và Al.
Dạng 7: Kim loại + HNO3
Câu 1: Khi hòa tan hoàn toàn 60,0 gam hỗn hợp đồng và đồng (II) oxit trong 3,0 lít dung dịch HNO3 1,00M lấy dư, thấy thoát ra 13,44 lít khí NO ( ở đktc).
a) Thành phần % của Cu trong hỗn hợp là:
A. 48%. B. 72%. C. 60%. D. 96%.
b) Nồng độ mol/l của HNO3 trong dung dịch thu được (giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể) là:
A. 0,08M. B. 0,18M. C. 0,26M. D. 0,34M.
Câu 2. Cho 2,8 gam hỗn hợp bột kim loại bạc và đồng tác dụng với dd HNO3 đặc, dư thì thu được 0,896 lít khí NO2 duy nhất (ở đktc). Thành phần phần trăm về khối lượng của bạc và đồng trong hỗn hợp lần lượt là:
A. 73% ; 27%. B. 77,14% ; 22,86% C. 50%; 50%. D. 44% ; 56%
Câu 3: Cho 4,76 gam hợp kim Zn và Al vào dd HNO3 loãng lấy dư thì thu được 896 ml (đo đkc) khí N2O (sản phẩm khử duy nhất). Thành phần phần trăm về khối lượng của kẽm và nhôm trong hỗn hợp lần lượt là:
A. 45,26% ; 54,74%.
B. 54,62% ; 45,38%
C. 53,62%; 46,38%.
D. 44% ; 56%
Câu 4: Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng thì thu được hỗn hợp gồm 0,015 mol khí N2O và 0,01 mol khí NO (phản ứng không tạo NH4NO3). Giá trị của m là.
A. 13,5 gam B. 1,35 gam C. 0,81 gam D. 8,1 gam
Câu 5: Cho m gam hỗn hợp Fe và Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nguội dư thu được 4,48 lít khí (đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít khí (đktc). Giá trị m là.
A. 20,4. B. 25,2. C. 26,8. D. 15,4.
Câu 6*: Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lit NO (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X là.
A. 13,32 gam B. 6,52 gam C. 13,92 gam D. 8,88 gam.
Dạng 8: Nhiệt phân muối nitrat:
Câu 1: Nung một lượng xác định muối Cu(NO3)2. Sau một thời gian dừng lại để nguội rồi đem cân thấy khối lượng giảm 54 gam. Khối lượng Cu(NO3)2 đã bị phân hủy là :
A. 87 gam. B. 94 gam. C. 69 gam. D. 141 gam.
Câu 2. Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300 ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH bằng
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 3: Đun nóng 66,2 gam Pb(NO3)2 sau phản ứng thu được 55,4 gam chất rắn. Hiệu suất của phản ứng là :
A. 30%. B. 70%. C. 80%. D. 50%.
Câu 4: Nhiệt phân hoàn toàn 9,4 gam muối nitrat của kim loại M thu được 4 gam chất rắn. Kim loại M là
A. Cu. B. Zn. C. Fe. D. Mg.
Dạng 9: Xác định sản phẩm khử:
Câu 1: Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dd HNO3 (dư), sinh ra 2,24 lit khí X (sản phẩm khử duy nhất). Khí X là.
A. N2O B. NO C. NO2 D. N2
Câu 2*: Cho hỗn hợp gồm 6,72 gam Mg và 0,8 gam MgO tác dụng hết với lượng dư dung dịch HNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,896 lít một khí X (đktc) và dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y thu được 46 gam muối khan. Khí X là
A. NO2 B. N2O C. NO D. N2
Dạng 10: H3PO4 + dung dịch kiềm
Câu 1: Để thu được muối trung hoà, phải lấy V(ml) dung dịch NaOH 1M trộn lẫn với 50 ml dung dịch H3PO4 1M. Giá trị V là
A. 150 ml. B. 200 ml. C. 250 ml. D. 300ml
Câu 2: Trộn lẫn 100 ml dung dịch NaOH 1M với 50 ml dung dịch H3PO4 1M. Nồng độ mol/l của muối trong dung dịch thu được là A
. 0,35 M. B. 0,333 M. C. 0,375 M. D. 0,4 M.
Câu 3: Đổ dung dịch có chứa 39,2 gam H3PO4 vào dung dịch có chứa 44 gam NaOH. Khối lượng muối thu được khi làm bay hơi dung dịch là
A. 63,4 gam. B. 14,2 gam. C. 49,2 gam. D. 35 gam.
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam photpho trong oxi dư. Cho sản phẩm tạo thành tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 32%, tạo ra muối Na2HPO4.
a) Tính khối lượng dung dịch NaOH đã dùng?
A. 2,5 gam. B. 5 gam. C. 50 gam. D. 25 gam.
b) Tính nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch thu được?
A. 4,224%. B. 42,24%. C. 21,12%. D. 2,112%.
Dạng 11: CO2 + dung dịch kiềm và muối cacbonat:
Câu 1: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa 8 gam NaOH, thu được dung dịch X. Khối lượng muối tan có trong dung dịch X là (Cho C = 12, O = 16, Na = 23)
A. 5,3 gam. B. 21,2 gam. C. 10,6 gam. D. 15,9 gam.
Câu 2: Cho 11,2 lít CO2 (đktc) lội chậm qua 200 ml dung dịch Ca(OH)2 2M. Sau phản ứng thu được bao nhiêu gam kết tủa?
A. 40 gam. B. 50 gam. C. 30 gam. D. 15 gam.
Câu 3: Cho V lít khí CO2 (đktc) hấp thụ vào 2 lít dung dịch Ba(OH)2 0,015M thu được 1,97 gam kết tủa. Giá trị của V là
A.0,224 B. 0,672 hay 0,224 C.0,224 hay1,12 D.0,224 hay 0,440
Câu 4: Hấp thu V lít khí CO2 (đktc) vào dd nước vôi trong thu được 10 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 3,4 gam. Giá trị của V là.
A. 2,24. B. 3,36. C. 4,48. D. 5,60.
Câu 5: Cho V lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 150 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kỹ dung dịch X thu thêm được 50 gam kết tủa. Giá trị V là:
A. 11,2. B. 3,36. C. 4,48. D. 5,60.
Câu 6: Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít CO2 (đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/l, thu được 15,76 gam kết tủa. Gía trị của a là.
A. 0,032 B. 0,048 C. 0,06 D. 0,04
Câu 7*: Sục 2,24 lít khí CO2 (đktc) 100 ml dung dịch chứa KOH 1M và Ba(OH)2 0,75M. Sau khi phản ứng xatr ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Tính m
A. 19,7g B. 14,775g C. 23,64g D. 16,745g
Dạng 12: Xác định CT ĐGN, CTPT của HCHC:
Câu 1: Khi oxi hóa hoàn toàn 7,0 gam một hợp chất hữu cơ, người ta thu được 11,2 lít CO2 (đkc) và 9,0 gam H2O. Phần trăm khối lượng của từng nguyên tố C, H trong hợp chất hữu cơ đó là (Cho C = 12, O = 16)
A. 85,71% và 14,29%.
B. 10,0% và 90,0%.
C. 80,0% và 20,0%.
D. 70,0% và 30,0%.
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 3,0 gam một hợp chất hữu cơ X, người ta thu được 4,40 gam CO2 và 1,80 gam H2O. Công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ X là (Cho C = 12, O = 16, H = 1)
A. C2H4O. B. C2H5O. C. CH2O. D. CH2O2.
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 10,4 gam hợp chất hữu cơ Y rồi cho sản phẩm lần lượt qua bình (1) chứa H2SO4 đậm đặc và bình (2) chứa nước vôi trong dư. Khi kết thúc thí nghiệm thì khối lượng bình (1) tăng 3,6 gam, bình (2) thu được 30 gam kết tủa. Khi hoá hơi 5,2 gam A thu được một thể tích đúng bằng thể tích của 1,6 gam oxi ở cùng điều kiện. Y có công thức phân tử là:
A. C5H12O. B. C3H4O4. C. C8H8. D. C7H4O.
Trên đây là toàn bộ nội dung 12 dạng bài tập ôn tập HK1 năm 2018 - 2019 môn Hóa học, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Ngoài ra các em học sinh có thể thử sức mình với hình thức thi trắc nghiệm online tại đây:
Chúc các em học tập thật tốt!