Học247 xin giới thiệu đến các em Các dạng bài tập luyện tập Chương Điện ly môn Hóa học 11 năm 2019 - 2020. Với cấu trúc gồm 5 dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án được trình bày chi tiết rõ ràng, hy vọng tư liệu này sẽ giúp các em ôn luyện lại kiến thức đã học trước khi làm bài kiểm tra 1 tiết trên lớp. Chúc các em có thêm những kiến thức bổ ích!
DẠNG BÀI TẬP CHƯƠNG ĐIỆN LY
Vấn đề chất điện ly, chất điện ly mạnh , chất điện ly yếu
Câu 1: Chất nào sau đây là chất không điện li ?
A.Saccarozơ B. Axit axetic C. HCl D. NaCl
Câu 2: Phương trình điện li viết đúng là
A.NaCl → Na+ + Cl- B. Ca(OH)2 → Ca2+ + 2OH-
C. C2H5OH → C2H5+ + OH- D. Cả A,B,C
Câu 3: Cho dãy các chất: KAl(SO4)2.12H2O, C2H5OH, C12H22O11 (saccarozơ), CH3COOH, Ca(OH)2, CH3COONH4. Số chất điện li là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 4: Dung dịch nào dẫn điện được
A. NaCl B. C2H5OH C. HCHO D. C6H12O6
Câu 5:Chất nào sao đây dẫn điện
A. NaCl nóng chảy B. KCl rắn C. C2H5OH D. C12H22O11
Câu 6: Dãy nào dưới đây chỉ gồm những chất điện li mạnh ?
A. KOH, H2SO3, K3PO4, HCl B. NH4NO3, NaHSO4, Ba(OH)2 ,HClO3
C. H2SO4, Ba(NO3)2,H2O,NaOH D. Mg(OH)2 , NH4Cl, CsOH, H2O
Vấn đề chất lưỡng tính
Câu 1: Cho dãy các chất: Al, Al(OH)3, Al2O3, AlCl3, NaHCO3 Số chất lưỡng tính trong dãy là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 2: Cho các chất: Al, Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, KHSO3, (NH4)2CO3. Số chất phản ứng được với cả dd HCl, và dd NaOH là
A. 4. B. 6. C. 5. D. 7.
Câu 3: Hai chất nào sau đây đều là hiđroxit lưỡng tính?
A.Ca(OH)2 và Cr(OH)3. B. Ba(OH)2 và Fe(OH)3.
C.Cr(OH)3 và Al(OH)3. D. NaOH và Al(OH)3.
Câu 4: Nhóm nào sau đây gồm 2 chất lưỡng tính:
A. K2S, KHSO4. B. H2O, KHCO3. C. Al(OH)3, Al. D. Zn, (NH4)2SO3.
Câu 5: Hợp chất nào sau đây không có tính lưỡng tính ?
A. Al2(SO4)3 B. BeO C. Al2O3 D. Al(OH)3
Câu 6: Cho các chất: BaCl2; NaHSO3; NaHCO3; KHS; NH4Cl; AlCl3; CH3COONH4, Al2O3, Zn, ZnO. Số chất lưỡng tính là:
A. 7 B. 6 C. 8 D. 5
Câu 7. Cho các chất: Al, Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, K2SO3, (NH4)2CO3. Số chất đều phản ứng được với dung dịch HCl, dung dịch NaOH là
A. 7. B. 6. C. 4. D. 5.
Vấn đề phản ứng ion
Câu 1: Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết :
A.Nồng độ những ion nào trong dung dịch lớn nhất
B.Không tồn tại phân tử trong dung dịch chất điện ly
C.Bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện ly
D.Những ion nào tồn tại trong dung dịch
Câu 2: Cho các chất và ion sau: Al2O3, Fe2+, CuO, CO32-, HS-, Na+, Cl-, H+ . Số chất và ion phản ứng với KOH là
A. 5. B. 6. C. 3. D. 4.
Câu 3: Dãy gồm các chất không tác dụng với dung dịch NaOH:
A.Al2O3, Na2CO3, AlCl3
B. Al, NaHCO3, Al(OH)3
C. NaAlO2, Na2CO3, NaCl
D. Al, FeCl2, FeCl3
Câu 4: Dãy gồm các ion có thể cùng tồn tại trong 1 dung dịch là
A. Ca2+, Cl-, Na+, CO32-. B. K+, Ba2+, OH-, Cl-.
C. Al3+, SO42-, Cl-, Ba2+. D. Na+, OH-, HCO3-, K+
Câu 5: Dãy các ion nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch:
A. Al3+ ; K+ ; Br- ; NO3- ; CO32- B. Mg2+ ; HCO3- ; SO42- ; NH4+
C. Fe2+ ; H+ ; Na+ ; Cl- ; NO3- D. Fe3+ ; Cl- ; NH4+ ; SO42- ; S2-
Câu 6: Có các dd riêng biệt sau: NaCl, AgNO3, Pb(NO3)2, NH4NO3, ZnCl2, CaCl2, CuSO4, FeCl2, FeCl3, AlCl3. Cho dd Na2S vào các dd trên, số trường hợp sinh ra kết tủa là
A. 5. B. 6. C. 7. D. 8.
Câu 7: Cho các chất: Zn, Cl2, NaOH, NaCl, Cu, HCl, NH3, AgNO3. Số chất tác dụng được với dung dịch
Fe(NO3)2 là
A. 5 B. 7 C. 6 D. 4
Câu 8: Cho các cặp ion sau trong dung dịch : (1); H+ và HCO3-, (2); AlO2- và OH-, (3) Mg2+ và OH-, (4): Ca2+ + HCO3-, (5). OH- và Zn2+, (6), K+ + NO3-, (7): Na+ và HS-; (8). H+ + AlO2-. Những cặp ion nào phản ứng được với nhau:
A. (1), (2), (4), (7). B. (1), (2), (3), (8). C. (1), (3), (5), (8) D. (2), (3), (6),(7).
Câu 9: Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. Al2O3, Ba(OH)2, Ag. B. CuO, NaCl, CuS.
C. FeCl3, MgO, Cu. D. BaCl2, Na2CO3, FeS.
Câu 10: Cho các phản ứng hóa học sau:
(1) BaCl2 + H2SO4;
(2) Ba(OH)2 + Na2SO4 ;
(3) Ba(OH)2 + (NH4)2SO4;
(4) Ba(OH)2 + H2SO4;
(5) Ba(NO3)2 + H2SO4.
Số phản ứng có phương trình ion thu gọn : Ba2+ + SO42- → BaSO4 là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.
Câu 11. Cho dãy các chất: KOH, Ca(NO3)2, SO3, NaHSO4, Na2SO3, K2SO4. Số chất trong dãy tạo thành kết tủa khi phản ứng với dung dịch BaCl2 là
A. 4. B. 6. C. 3. D. 2.
Câu 12. Trong các dung dịch: HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2, dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là:
A. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2. B. HNO3, NaCl, Na2SO4.
C. NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2. D. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Na2SO4.
Câu 13: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là
A. 4. B. 7. C. 5. D. 6.
Vấn đề môi trường và pH
Câu 1: Có 4 dung dịch có nồng độ bằng nhau : HCl ( pH = a) ; H2SO4 (pH = b) ; NH4Cl (pH = c) ; NaOH ( pH= d). Kết quả nào sau đây đúng :
A. d < c < a < b B. a < b < c < d C. c < a < d < b D. b < a < c < d
Câu 2: Dung dịch muối nào có pH = 7?
A. AlCl3. B. CuSO4. C. Na2CO3. D. KNO3.
Câu 3: Trong các ion sau đây, ion nào tan trong nước cho môi trường trung tính?
A.Na+ B. Fe3+ C. CO32- D. Al3+
Câu 4: Cho các dung dịch có cùng nồng độ: Na2CO3 (1), H2SO4 (2), HCl (3), KNO3 (4). Giá trị pH của các dung dịch được sắp xếp theo chiều tăng từ trái sang phải là:
A. 3, 2, 4, 1. B. 4, 1, 2, 3. C. 1, 2, 3, 4. D. 2, 3, 4, 1.
Câu 5. Dung dịch nào sau đây có pH > 7?
A. Dung dịch NaCl. B. Dung dịch Al2(SO4)3.
C. Dung dịch NH4Cl. D. Dung dịch CH3COONa.
Câu 6. Dung dịch chất nào dưới đây có môi trường kiềm?
A. Al(NO3)3. B. NH4Cl. C. HCl. D. CH3COONa.
CÁC DẠNG BÀI TẬP
1. DẠNG BẢO TOÀN SỐ MOL ĐIỆN TÍCH
Câu 1. Một dung dịch chứa 0,02 mol Cu2+, 0,03 mol K+, x mol Cl– và y mol SO42– . Tổng khối lượng các muối tan có trong dung dịch là 5,435 gam. Giá trị của x và y lần lượt là
A. 0,03 và 0,02. B. 0,05 và 0,01. C. 0,01 và 0,03. D. 0,02 và 0,05.
Câu 2: Một dung dịch gồm: 0,01 mol Na+; 0,02 mol Ca2+; 0,02 mol HCO3- và a mol ion X (bỏ qua sự điện li của nước). Ion X và giá trị của a là
A. NO3- và 0,03 B. Cl- và 0,01 C. CO32- và 0,03 D. OH- và 0,03
Câu 3: Dung dịch X chứa 0,12 mol Na+; x mol ; 0,12 mol và 0,05 mol . Cho 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào X đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 7,190 B. 7,020 C. 7,875 D. 7,705
2. DẠNG TÌM pH
Câu 1: Trộn 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và HCl 0,1M với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M thu được dung dịch X. Dung dịch X có pH là
A. 1,2 B. 1,0 C. 12,8 D. 13,0
Câu 2: Trộn 100 ml dung dịch (gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M) với 400 ml dung dịch (gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M), thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là
A. 7. B. 6. C. 1. D. 2.
Câu 3: Dung dịch X có chứa: 0,07 mol Na+; 0,02 mol và x mol OH-. Dung dịch Y có chứa và y mol H+; tổng số mol và là 0,04. Trộn X và Y được 100 ml dung dịch Z. Dung dịch Z có pH (bỏ qua sự điện li của H2O) là
A. 1 B. 2 C. 12 D. 13
3. DẠNG OH- + CO2, SO2
Câu 1: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào 750 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 29,55 B. 9,85 C. 19,70 D. 39,40
Câu 2: Cho 0,448 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,06M và Ba(OH)2 0,12M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A.1,182. B. 3,940. C. 1,970. D. 2,364
Câu 3: Hấp thụ hoàn toàn 0,336 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch gồm NaOH 0,1M và KOH 0,1M thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?
A. 2,44 gam B. 2,22 gam C. 2,31 gam D. 2,58 gam.
4. DẠNG CO2 + OH- , CO32-
Câu 1: Hấp thụ hoàn toàn 1,008 lít CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch chứa đồng thời Na2CO3 0,15M, KOH 0,25M và NaOH 0,12M thu được dung dịch X. Cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch X, sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị gần đúng của m là
A. 2,97 B. 1,4 C. 1,95 D. 2,05
Câu 2: Dẫn từ từ 5,6 lít CO2 (đktc) vào 400ml dung dịch chứa đồng thời các chất NaOH 0,3M; KOH 0,2M; Na2CO3 0,1875M; K2CO3 0,125M thu được dung dịch X. Thêm dung dịch CaCl2 dư vào dung dịch X, số gam kết tủa thu được là:
A. 7,5gam. B. 25gam. C. 12,5gam. D. 27,5gam.
Câu 3: Hấp thụ hoàn toàn V lit CO2 (dktc) vào bình đựng 200 ml dung dịch NaOH 1M và Na2CO3 0,5M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 19,9g chất rắn khan. Giá trị của V là :
A.4,48 B.1,12 C.2,24 D.3,36
...
Trên đây là phần trích đoạn nội dung Các dạng bài tập luyện tập Chương Điện ly môn Hóa học 11 năm 2019 - 2020 để xem nội dung đầy đủ, chi tiết quý thầy cô và các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy!
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Chuyên đề sự điện ly môn Hóa học 11 năm 2019 - 2020
- 45 Bài tập trắc nghiệm có đáp án Chương sự điện ly - Hóa học 11
- Bài tập chuyên đề sự điện ly - Ôn thi THPT QG môn Hóa học
Chúc các em học tập thật tốt!