YOMEDIA

Bộ đề cương ôn tập học kì 2 năm 2018-2019 môn Ngữ văn lớp 10

Tải về
 
NONE

Bộ đề cương ôn tập học kì 2 năm 2018-2019 môn Ngữ văn lớp 10 được Học247 tổng hợp từ các trường THPT. Đề cương ôn thi này sẽ giúp các em hệ thống lại những kiến thức trọng tâm nhất. Hi vọng các em sẽ có thêm một bộ tư liệu ôn thi bổ ích. Mời các em cùng tham khảo! 

ADSENSE
YOMEDIA

BỘ 2 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 NĂM 2018-2019

MÔN NGỮ VĂN LỚP 10

ĐỀ CƯƠNG 1:

I. Phần Tiếng Việt:

1. Khi sử dụng Tiếng Việt, cần sử dụng như thế nào cho đúng theo các chuẩn mực của Tiếng Việt?

2. Khi sử dụng Tiếng Việt, làm sao để sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao?

3. Thế nào là ngôn ngữ nghệ thuật? Hãy nêu những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật?

4. Tiếng Việt nước ta trải qua mấy thời kỳ? Đó là những thời kỳ nào?

B/ Bài tập vận dụng:

- Xem các bài tập trong sách giáo khoa trang 68, 101, 102.

II. Phần văn bản:

1. Hãy nêu giá trị nghệ thuật và ý nghĩa của đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”? (Trích “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn).

2. Trình bày khái quát nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật Truyện Kiều của Nguyễn Du.

3. Hãy nêu giá trị nghệ thuật và ý nghĩa của đoạn trích “Trao duyên”. (Trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du).

4. Tâm trạng, nỗi niềm của Kiều được thể hiện như thế nào trong đoạn trích “Nỗi thương mình” (Trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du).

5. Lý tưởng anh hùng của Từ Hải được thể hiện như thế nào qua đoạn trích “Chí khí anh hùng” (Trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du).

6. Những yếu tố kết tinh nên một thiên tài Nguyễn Du?

7. Lời ca của các bô lão và lời ca nối tiếp của khách ở cuối bài “Phú sông Bạch Đằng” nhằm khẳng định điều gì?

8. Luận đề chính nghĩa được Nguyễn Trãi trình bày trong “Bình Ngô đại cáo” gồm những nội dung gì?

9. Theo anh (chị) ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tướng sĩ trong đoạn trích ”Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” là gì?

III. Phần làm văn:

1. Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều khi nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng trong 18 câu đầu đoạn trích "Trao duyên". (Trích "Truyện Kiều" của Nguyễn Du).

2. Phân tích tâm trạng của Kiều trong đoạn trích "Nỗi thương mình" (Trích "Truyện Kiều" của Nguyễn Du).

3. Phân tích chí khí anh hùng của Từ Hải trong đoạn trích "Chí khí anh hùng" (Trích "Truyện Kiều" của Nguyễn Du).

4. Phân tích tư tưởng nhân nghĩa được Nguyễn Trãi thể hiện ở đoạn đầu tác phẩm "Bình Ngô đại cáo":

Từng nghe

.....................

Chứng cứ còn ghi.

5. Phân tích tâm trạng của người chinh phụ trong 16 câu thơ đầu của đoạn trích "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" trích "Chinh phụ ngâm "- Đặng Trần Côn.

ĐỀ CƯƠNG 2:

A/ Hệ thống kiến thức phần đọc hiểu:

I. Phong cách ngôn ngữ:

1/ Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:

a. Đặc trưng: Cụ thể;  Cảm xúc; Cá thể.

b. Hình thức: Trò chuyện; Nhắn tin; Nhật kí; Thư từ

2/ Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:

a. Đặc trưng: Hình tượng; Truyền cảm; Cá thể hóa.

b. Hình thức: Thơ ca; Truyện ngắn; Tiểu thuyết; Kịch.

II. Phương thức biểu đạt:

1/ Tự sự: Nhân vật; Đối thoại; Diễn biến.

2/ Biểu cảm: Ngôi thứ 1; Độc thoại; Cảm xúc.

3/ Miêu tả: Màu sắc; Đường nét; Khung cảnh.

4/ Thuyết minh: Nguồn gốc; Đặc điểm; Công dụng.

5/ Nghị luận: Luận điểm; Lí lẽ; Dẫn chứng.

6/ Hành chính: Khuôn mẫu; Minh xác; Công vụ.

III. Các thao tác lập luận:

1/ Giải thích: dùng lý lẽ để giảng giải vấn đề.

2/ Chứng minh: dùng dẫn chúng để làm sáng tỏ luận đề đã cho.

3/ So sánh: làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu với đối tượng khác.

4/ Bác bỏ: dùng lí lẽ, dẫn chứng để gạt bỏ quan điểm, ý kiến sai lệch.

5/ Bình luận: đề xuất, thuyết phục mọi người tán đồng với một nhận xét, đánh giá của mình.

6/ Phân tích: làm rõ đặc điểm về nội dung hình thức và các mối quan hệ.

IV. Các biện pháp tu từ nghệ thuật:

  • Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh,… (tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu).
  • Tu từ về từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, tương phản, chơi chữ, nói giảm, nói tránh, thậm xưng,…
  • Tu từ về cú pháp: Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối…

* Tác dụng của các biện pháp tu từ từ vựng:

  • Phép So sánh: tăng sức gợi hình, tăng chiều sâu cho hình ảnh làm cho sự vật, sự việc được miêu tả một cách sinh động, cụ thể tác động đến trí tưởng tượng của người nghe, người đọc, gợi hình dung và để lại ấn tượng sâu sắc.
  • Phép Ẩn dụ: tăng sức gợi hình, mang lại tính hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao, gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc về (…. Về hình ảnh gì đó)
  • Phép Hoán dụ: Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng ý vị, sâu sắc về hình tượng

* Phép Nhân hóa: Làm cho đối tượng hiện ra thật sinh động, gần gũi, có tâm trạng và có hồn hơn

* Phép Liệt kê: Biện pháp liệt kê tạo nên sự sinh động, phong phú cho hình ảnh mang đến cho người đọc sự cảm nhận rõ nét hơn về sự vật hiện tượng.

* Nói giảm nói tránh: Làm giảm nhẹ đi ý đau thương, mất mát nhằm thể hiện sự trân trọng; hoặc giảm đi sự thông tục tránh thái độ khó chịu của người nghe.

* Thậm xưng (phóng đại): nhấn mạnh và tô đậm ấn tượng về…

* Các phép điệp nói chung (Điệp từ/ngữ/cấu trúc): tạo nên nhịp điệu, giọng điệu, nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng – tăng giá trị biểu cảm.

B/ Kiến thức nghị luận xã hội:

  • Đặc trưng: dùng lập luận, lí lẽ, dẫn chứng để bàn luận về một vấn đề xã hội.
  • Phân loại:
    • NLXH về một hiện tượng đời sống.
    • NLXH về một tư tưởng đạo lý.
    • NLXH về một vấn đề xã hội rút ra từ một tác phẩm văn học/ truyện ngắn…
  • Phương pháp:

1. Mở bài:

  • Dẫn dắt vào vấn đề; giới thiệu về một đối tượng cần nghị luận.

2. Thân bài:

  • Giải thích đối tượng sẽ bàn luận. (Giải thích từ cụ thể đến khái quát).
  • Bàn luận đối tượng mà đề bài yêu cầu.
    • Phân tích các khía cạnh của đối tượng, chỉ ra cái đúng, cái sai, cái hay, cái dở.
    • Nêu quan điểm của mình về đối tượng cần bàn luận: đồng tình, không đồng tính hoặc cả hai.
    • Mở rộng vấn đề: Phản đề; so sánh đối chiếu….
  • Nêu bài học rút ra từ đối tượng đã bàn luận.

3. Kết bài:

  • Đánh giá chung về đối tượng vừa bàn luận; liên hệ với bản thân.

* Cách viết đoạn văn NLXH:

  • Bước 1: Viết câu mở đoạn.
  • Bước 2: Viết thân đoạn.  
    • Giải thích.                  
    • Phân tích, chứng minh, bàn luận.
  • Bước 3: Viết kết đoạn.

C/ Phần đọc hiểu-tích hợp nghị luận xã hội:

D/ Kiến thức nghị luận văn học:

  • Bài 1:  Trao duyên (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
  • Bài 2: Nỗi thương mình (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
  • Bài 3: Chí khí anh hùng (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
  • Bài 4: Chinh phụ ngâm

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF