YOMEDIA

Bộ 85 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chuyên đề sự điện li môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Hậu Lộc

Tải về
 
NONE

Bộ 85 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chuyên đề sự điện li môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Hậu Lộc được hoc247 biên soạn và tổng hợp phân thành các chủ đề: Sự điện li; Axit, bazơ và muối; Sự điện li của nước. pH; Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li. Mời các em cùng tham khảo.

ATNETWORK
YOMEDIA

BỘ 85 CÂU TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ SỰ ĐIỆN LI MÔN HÓA HỌC 11 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT HẬU LỘC

 

Câu 1: Chất nào là chất điện là;

A. NaCl

B. Saccarozơ.

C. C2H5OH

D. C3H5(OH)3

Câu 2 : Dãy chất nào dưới đây đều là chất điện li mạnh ?

A. HCl, NaOH, NaCl.

B. HCl, NaOH, HCOOH.

C. KOH, NaCl, HgCl2.

D. NaNO3, NaNO2, HNO2.

Câu 3: Chọn phát biểu đúng về sự điện li

A. là sự điện phân các chất thành ion dương và ion âm

B. là phản ứng oxi-khử

C. là phản ứng trao đổi ion

D. là sự phân li các chất điện li thành ion dương và ion âm

Câu 4: Trong số các chất sau:  HNO2, C6H12O6 (fructozơ), CH3COOH, SO2,  KMnO4, C6H6,  HCOOH, HCOOCH3, NaClO, CH4, NaOH, C2H5OH, C6H5NH3Cl, Cl2, H2S. Số chất điện li là

A. 7

B. 8

C. 9

D. 10

Câu 5 : Vai trò của nước trong quá trình điện li là

A. Nước là dung môi hoà tan các chất

B. Nước là dung môi phân cực

C. Nước là môi trường phản ứng trao đổi ion

D. Cả 3 ý trên

Câu 6 : Công thức tính pH

A. pH = - log [H+]

B. pH = log [H+]

C. pH = +10 log [H+]

D. pH = - log [OH-]

Câu 7: Theo thuyết Areniut thì chất nào sau đây là axit?

A. HCOONa

B. NaCl

C. LiOH

D. HCl

Câu 8: Công thức hóa học của chất mà khi điện li tạo ra ion Fe3+ và NO3-

A. Fe(NO3)2.

B. Fe(NO2)2.

C. Fe(NO3)3.

D. Fe(NO2)3.

Câu 9: Giá trị pH + pOH của các dung dịch là:

A. 0

B. 14

C. 7

D. Không xác định

Câu 10 : Các dung dịch sau đây có cùng nồng độ mol, dung dịch nào dẫn điện tốt nhất ?

A. CH3COOH

B. Al(NO3)3

C. NaCl

D. C2H5OH

Câu 11 : Dung dịch điện li là một dung dịch

A. dẫn nhiệt.

B. dẫn điện.

C. không dẫn điện.

D. không dẫn nhiệt.

Câu 12: Vì sao dung dịch của các dung dịch axit, bazơ, muối dẫn được điện ?

A. Do axit, bazơ, muối có khả năng phân li ra ion trong dung dịch.

B. Do các ion hợp phần có khả năng dẫn điện.

C. Do có sự di chuyển của electron tạo thành dòng electron.

D. Do phân tử của chúng dẫn được điện.

Câu 13: Cho các dung dịch: HCl, Na2SO4, KOH, NaHCO3 .Số chất tác dụng được với dung dịch Ba(OH)2 là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 14: Dung dịch CH3COOH 0,1M có

A. 7 > pH > 1

B. pH < 1

C. pH = 1

D. pH = 7

Câu 15: Chất nào sau đây tan trong nước cho dung dịch không dẫn được điện

A. SO3

B. HCl

C. Đường Saccarozơ

D. CH3COOH

Câu 16: Theo Areniut hiđroxit nào sau đây có tính lưỡng tính ?

A. Zn(OH)2

B. Pb(OH)2.

C. Al(OH)3.

D. Tất cả.

Câu 17: Trộn 2 thể tích dung dịch axit H2SO4 0,2M với 3 thể tích dung dịch axit H2SO4 0,5M được dung dịch H2SO4 có nồng độ mol là:

A. 0,4M

B. 0,25M

C. 0,38M

D. 0,15M

Câu 18: Cho các chất: NaOH, HF, HBr, CH3COOH, C2H5OH, C12H22O11 (saccarozơ), HCOONa,NaCl, NH4NO3. Tổng số chất thuộc chất điện li và chất điện li mạnh là:

A. 8;5

B. 7;5

C. 7;6

D. 8;6

Câu 19: Nhóm các muối nào sau đây đều có phản ứng thủy phân ?

A. Na2CO3, NaCl, NaNO3.

B. CuCl2, CH3COONa, KNO3.

C. Na2SO4, KNO3, AlCl3.

D. CuCl2, CH3COONa, NH4Cl.

Câu 20: Trong các dung dịch cùng nồng độ mol sau, dung dịch nào có pH bé nhất ?

A. KCl.

B. NH4NO3.

C. NaNO3.

D. K2CO3.

Câu 21: Natri florua trong trường hợp nào không dẫn điện ?

A. Dung dịch NaF trong nước

B. NaF rắn, khan

C. NaF nóng chảy

D. Dung dịch tạo thành khi hoà tan cùng số mol NaOH và HF.

Câu 22: Không thể có dung dịch chứa đồng thời các ion:

A. Ba2+, OH-, Na+, SO42-.

B. K+, Cl-, OH-, Ca2+.

C. Ag+, NO3-, Cl-, H+.

D. A và C đúng

Câu 23 : Cho dãy các chất sau: HClO, H2S,  H2SO4, H3PO4, CH3COOH, NH3, CH3OH,  Ca(OH)2, MgCl2, Al2(SO4)3. Số chất điện li mạnh và chất điện li yếu lần lượt là:

A. 4 ; 5.

B. 5 ; 4.

C. 4 ; 6.

D. 6 ; 4.

Câu 24 : Trong các dung dịch sau: Na2CO3, KCl, CH3COONa, NH4Cl, NaHSO4, C6H5ONa, số dung dịch có pH > 7 là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 25 : Cho các phát biểu sau:

(a) Chất điện li bao gồm: axit, bazơ, muối.

(b) Dãy các chất: HF, NaF, NaOH đều là chất điện li mạnh.

(c) Dãy các chất: C2H5OH, C6H12O6 (glucozơ), CH3CHO đều là chất điện li yếu.

(d) Những chất khi tan trong nước cho dung dịch dẫn điện được gọi là những chất điện li.

Số phát biểu đúng là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 26 đến câu 70 của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Câu 70: Trộn 200 ml dung dịch H2SO4 0,05M với 300 ml dung dịch NaOH 0,06M. pH của dung dịch tạo thành là (Coi H2SO4 điện li hoàn toàn cả 2 nấc )

A. 2,4.                                  B. 1,9.                              C. 1,6.                              D. 2,7.

Câu 71: Trộn 150 ml dung dịch hỗn hợp chứa Na2CO3 1M và K2CO3 0,5M với 250 ml dung dịch HCl 2M thì thể tích khí CO2 sinh ra (ở đktc) là

A. 3,36 lít.                            B. 2,52 lít.                        C. 5,04 lít.                       D. 5,60 lít.

Câu 72: Có 10 ml dung dịch axit HCl có pH = 2,0. Cần thêm bao nhiêu ml nước cất để thu được dung dịch axit có pH = 4,0.

A. 90,0 ml.                           B. 900,0 ml.                     C. 990,0 ml.                     D. 1000,0 ml.

Câu 73: Trộn V1 lít dung dịch axit mạnh (pH = 5) với V2 lít kiềm mạnh (pH = 9) theo tỉ lệ thể tích nào sau đây để thu được dung dịch có pH = 6

A. \(\frac{{{{\rm{V}}_1}}}{{{{\rm{V}}_2}}} = \frac{1}{1}\)                             B. \(\frac{{{{\rm{V}}_1}}}{{{{\rm{V}}_2}}} = \frac{{11}}{9}\)                       C. \(\frac{{{{\rm{V}}_1}}}{{{{\rm{V}}_2}}} = \frac{8}{{11}}\)                       D. \(\frac{{{{\rm{V}}_1}}}{{{{\rm{V}}_2}}} = \frac{9}{{10}}\)

Câu 74: Dung dịch HCl có pH = 3, cần pha loãng dung dịch này bằng nước bao nhiêu lần để thu được dung dịch có pH = 4?

A. 10 lần                               B. 1 lần                            C. 12 lần                          D. 100 lần

Câu 75: Muốn pha chế 300ml dung dịch NaOH có pH = 10 thì khối lượng NaOH cần dùng là bao nhiêu (trong các số cho dưới đây ( Cho H =1 , O=16 , Na =23 , NaOH phân li hoàn toàn )

A. 1,2.10 gam                    B. 2,1.10 gam               C. 1,4.10 gam               D. 1,3.10 gam

Câu 76: Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là (cho H = 1, O = 16, Al = 27)

A. 1,2.                                  B. 1,8.                              C. 2,4.                              D. 2.

Câu 77: Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3  và 0,1 mol H2SO4  đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V để thu được lượng kết tủa trên là

A. 0,35.                                B. 0,25.                            C. 0,45.                            D. 0,05.

Câu 78: Khi cho 100ml dung dịch KOH 1M vào 100ml dung dịch HCl thu được dung dịch có chứa 6,525 gam chất tan. Nồng độ mol (hoặc mol/l) của HCl trong dung dịch đã dùng là

A. 0,75M.                             B. 1M.                             C. 0,25M.                        D. 0,5M.

Câu 79: Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và axit H2SO4 0,5M, thu được 5,32 lít H2 (ở đktc) và dung dịch Y (coi thể tích dung dịch không đổi). Dung dịch Y có pH là

A. 1                                      B. 6.                                 C. 7.                                 D. 2.

Câu 80: Trộn 100 ml dung dịch (gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M) với 400 ml dung dịch (gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M), thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là

A. 7.                                     B. 2.                                 C. 1.                                 D. 6.

Câu 81: Trộn 100ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M và 100ml dung dịch KOH 0,5M thu dung dịchX. Cho X tác dụng với 100ml dung dịch H2SO4 1M. Khối lượng kết tủa và giá trị pH của dung dịch thu được sau phản ứng:

A. 11,65g – 13,22.               B. 23,3g – 13,22.             C. 11,65g – 0,78.             D. 23,3g – 0,78.

Câu 82: Trộn V1 lit dung dịch H2SOcó pH = 3  với V2 lit dung dịch NaOH có pH = 12 để được dung dịch có  pH =  4, thì tỷ lệ  V1: V­2 có giá trị nào?

A. 9:11                                 B. 101:9                           C. 99:101                         D. 9:101

Câu 83: Trộn 300 ml dung dịch HCl 0,05  mol/l với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 a mol/l thu được 500 ml dung dịch có pH= 12. Giá trị của a là

A. 0,03.                                B. 0,04.                            C. 0,05.                            D. 0,06.

Câu 84: Trộn 200 ml dung dịch H2SO4 0,05 M với 300 ml dung dịch NaOH 0,06 M.pH của dung dịch thu   được là

A. 2,4                                   B. 2, 9                              C. 4,2                               D. 4,3

Câu 85: Cho 40 ml dung dịch HCl 0,75 M vào 160 ml dung dịch chứa đồng thời Ba(OH)2 0,08M và KOH 0,04M. pH của dung dịch thu được là

A. 10.                                   B. 12.                               C. 3.                                 D. 2.

...

Trên đây chỉ trích một phần câu hỏi trong Bộ 85 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chuyên đề sự điện li môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Hậu Lộc. Để xem toàn bộ nội dung các em vui lòng đăng nhập vào trang HỌC247.net để tải về máy tính.

Thầy cô cùng các em học sinh quan tâm có thể tham khảo:

Hy vọng tài liệu này giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập hiệu quả và đạt được những kết quả tốt đẹp đầu tiên của năm học mới. Chúc các em học thật tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON