Mời các em cùng tham khảo Bộ 7 đề kiểm tra 1 tiết HK2 năm 2020 môn Hóa học 10 được Hoc247 tổng hợp từ Trường THPT Hồng Đức sẽ giúp cho các em củng cố kiến thức đã học một cách có hệ thống, đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề để từ đó đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến.
TRƯỜNG THPT HỒNG ĐỨC |
ĐỀ THI 1 TIẾT HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 10 NĂM HỌC 2019-2020 |
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1: Tính chất nào sau đây biến đổi tuần hoàn?
A. Nguyên tử khối B. Điện tích hạt nhân C. Số e lớp ngoài cùng D. Số lớp e
Câu 2: Nguyên tố có Z= 7. Nguyên tố đó thuộc nhóm:
A. VA B. VIIA C. VIA D. VIIIA
Câu 3: Cho 11,7 gam kim loại M hóa trị I tác dụng hết với nước thu được 3,36 lít khí H2 đktc. Kim loại M là
A. Li B. Rb C. Na D. K
Câu 4: Hòa tan hoàn toàn 10 gam hỗn hợp các kim loại (Fe, Ca, Mg, Na, Al) vào dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít (đktc). Khối lượng muối clorua thu được là
A. 27,75 gam. B. 35,5 gam. C. 55,5 gam D. 40 gam.
Câu 5: Nguyên tố hóa học nào sau đây có tính chất hóa học tương tự Canxi?
A. Natri B. Cacbon C. Stronti D. Kali
Câu 6: Nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kỳ 3, có công thức oxit cao nhất là YO3. Nguyên tố Y tạo với kim loại M hợp chất có công thức MY, trong đó M chiếm 63,64% về khối lượng. Kim loại M là
A. Fe. B. Zn. C. Mg. D. Cu.
Câu 7: Dãy nguyên tố nào sau đây được sắp xếp theo chiều tính kim loại tăng dần từ trái sang phải?
A. K
Câu 8: M là nguyên tố nhóm IA, oxit của nó có công thức là
A. MO2 B. M2O C. MO D. M2O3
Câu 9: Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì
A. tính kim loại tăng. B. hóa trị cao nhất với hidro không đổi.
C. tính phi kim giảm. D. hóa trị cao nhất với oxi tăng.
Câu 10: Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố thuộc nhóm B?
A. K(Z=19) B. Fe(Z=26) C. Ca(Z=20) D. Na(Z=11)
Câu 11: Nguyên tố R tạo hợp chất khí với hidro có công thức H2R. Mặt khác, trong công thức oxit cao nhất R chiếm 40% về khối lượng . Vậy R là
A. Si=28 B. S=32 C. N=14 D. P=31
Câu 12: Trong các hidroxit dưới đây, hidroxit nào có tính bazơ mạnh nhất?
A. Ca(OH)2 B. KOH C. NaOH D. LiOH
Câu 13: Cặp nguyên tố hóa học nào sau đây có tính chất hóa học giống nhau?
A. P và S. B. N và O. C. Ag và Ni. D. Ca và Mg.
Câu 14: Nguyên tố nào có độ âm điện lớn nhất?
A. O B. S C. Cl D. F
Câu 15: M là nguyên tố thuộc chu kì 4 và số electron lớp ngoài cùng của M là 1. M là
A. K B. Na C. Ca D. Mg
Câu 16: Trong một chu kì khi đi từ trái sang phải
A. tính kim loại giảm tính phi kim tăng. B. tính kim loại và tính phi kim giảm.
C. tính kim loại tăng tính phi kim giảm. D. tính kim loại và tính phi kim tăng dần.
Câu 17: Các nguyên tố hóa học trong cùng một chu kì có đặc điểm nào chung về cấu hình electron nguyên tử?
A. Số phân lớp electron. B. Số electron hóa trị. C. Số electron. D. Số lớp electron.
Câu 18: Oxit cao nhất của một nguyên tố là R2O5, trong hợp chất của nó với hiđro có 8,824% hiđro về khối lượng. Nguyên tố đó là
A. Cl B. N C. S D. P
Câu 19: Cho 10,8 gam kim loại M tác dụng hết với dd HCl thu được 13,44 lít khí H2 đktc. Kim loại M là
A. Fe B. Al C. Na D. Mg
Câu 20: Hòa tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp Mg và Al bằng dung dịch HCl, thu được 8,96 lít khí H2 ở đktc. Khối lượng của Mg trong hỗn hợp đầu là
A. 2,4g B. 4.8 g C. 4,2g D. 3,2g
Câu 21: Trong bảng tuần hoàn, số chu kì nhỏ và chu kì lớn là
A. 5 và 4 B. 4 và 3 C. 2 và 5 D. 3 và 4
Câu 22: Xét các nguyên tố nhóm IA của bảng tuần hoàn, điều khẳng định nào sau đây là đúng? Các nguyên tố nhóm IA
A. được gọi là các kim loại kiềm thổ.
B. dễ dàng nhận thêm 1 electron để đạt cấu hình bền vững.
C. dễ dàng cho 1 electron để đạt cấu hình bền vững.
D. dễ dàng cho 2 electron hóa trị lớp ngoài cùng.
Câu 23: Nguyên tố nào là kim loại kiềm?
A. B B. Al C. Li D. Be
Câu 24: Cho hỗn hợp 3 muối ACO3, BCO3, XCO3 tan trong dung dịch HCl 2 M (vừa đủ) tạo ra 0,4 mol khí, vậy thể tích dung dịch HCl đã dùng là
A. 400ml. B. 100ml. C. 300ml. D. 150ml.
Câu 25: Kim loại mạnh nhất nằm ở vị trí nào trong bảng hệ thống tuần hoàn?
A. Đầu nhóm IA B. Cuối nhóm IA C. Đầu nhóm VIIA D. Cuối nhóm VIIA
Câu 26: Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử một nguyên tố là 34. Nguyên tử khối của nguyên tử đó là
A. 11 B. 23 C. 22 D. 12
Câu 27: Hòa tan 8,4g hỗn hợp 2 kim loại kiềm thổ (thuộc 2 chu kì liên tiếp) trong dung dịch HCl, thu được 6,72 lít khí H2 (ở đktc), % số mol của hai kim loại là
A. 50% và 50% B. 20% và 80% C. 75% và 25% D. 40% và 60%
Câu 28: Nhóm nguyên tố nào mà hợp chất oxit có hóa trị cao nhất ứng với công thức chung là X2O5?
A. Nhóm VIA B. Nhóm IVA C. Nhóm VA D. Nhóm IIIA
Câu 29: Một nguyên tố có Z=20. Nguyên tố đó thuộc chu kì
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1
Câu 30: Để hoà tan hoàn toàn 6,4 gam hỗn hợp gồm kim loại R (chỉ có hóa trị II) và oxit của nó cần vừa đủ 400 ml dung dịch HCl 1M. Kim loại R là
A. Mg. B. Ba. C. Be. D. Ca.
ĐỀ SỐ 2:
Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 8,3 gam hỗn hợp Fe và Al vào dung dịch HCl dư, thoát ra 5,6 lít khí H2 ở (đktc). Khối lượng của nhôm là
A. 1,35(g) B. 2,7(g) C. 1,335(g) D. 2,88 (g)
Câu 2: Dãy nguyên tố nào sau đây được sắp xếp theo chiều tính kim loại tăng dần từ trái sang phải?
A. Mg
Câu 3: Nguyên tố nào là kim loại kiềm?
A. Li B. B C. Al D. Be
Câu 4: Lớp M có bao nhiêu phân lớp?
A. 4 B. 2 C. 1 D. 3
Câu 5: Chọn câu đúng nhất: Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho
A. khả năng tham gia phản ứng mạnh hay yếu của nguyên tử đó.
B. khả năng tạo thành liên kết hoá học.
C. khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hoá học.
D. khả năng nhường electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hoá học.
Câu 6: Cho m gam một oxit sắt phản ứng vừa đủ với dung dịch có 0.75 mol H2SO4, thu được dung dịch chỉ chứa một muối duy nhất và 1.68 lít khí SO2 (đktc). Giá trị của m là
A. 48,0gam B. 38,1gam C. 34.8 gam D. 48,1gam
Câu 7: Mệnh đề sai về nguyên tử là
A. Số proton bằng số electron.
B. Số proton bằng trị số điện tích hạt nhân.
C. Số hiệu nguyên tử bằng trị số của điện tích hạt nhân nguyên tử.
D. Số proton bằng số nơtron.
Câu 8: Trong hợp chất nhôm oxit, nhôm có điện hóa trị là
A. 3+ B. +3 C. +2 D. 2+
Câu 9: Định nghĩa nào sau đây về nguyên tố hóa học là đúng? Nguyên tố hóa học là tập hợp các
nguyên tử
A. có cùng điện tích hạt nhân. B. có cùng số nơtron trong hạt nhân.
C. có cùng nguyên tử khối. D. có cùng số khối.
Câu 10: Nguyên tử Al có số khối là
A. 27 B. 14 C. 26 D. 13
Câu 11: Kim loại mạnh nhất nằm ở vị trí nào trong bảng hệ thống tuần hoàn?
A. Cuối nhóm VIIA. B. Cuối nhóm IA. C. Ở đầu nhóm IA. D. Đầu nhóm VIIA.
Câu 12: Nguyên tố nào có độ âm điện lớn nhất?
A. O B. S C. Cl D. F
Câu 13: Trong phân tử HCl có bao nhiêu cặp electron chung?
A. 1 B. 4 C. 3 D. 2
Câu 14: Hòa tan hoàn toàn 6,2 gam hỗn hợp Na và K vào nước, thấy thoát ra 2,24 lít (đktc). % khối lượng của K là
A. 22,2% B. 52,1% C. 62.9% D. 47,9%
Câu 15: Chọn phát biểu đúng nhất: Liên kết cộng hoá trị là liên kết
A. giữa các nguyên tử phi kim với nhau.
B. được hình thành do sự dùng chung electron giữa hai nguyên tử khác nhau.
C. được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung.
D. trong đó cặp electron dùng chung bị lệch về phía một nguyên tử.
Câu 16: Cho m gam hỗn hợp CuO và Cu tác dụng vừa đủ với 0,2 mol dung dịch H2SO4 đặc, nóng, thu được 1,12 lít khí SO2 ở đktc. Giá trị của m là
A. 22,4 g B. 1,12 g C. 11,2 g D. 2,24 g
Câu 17: Trong các hidroxit dưới đây, hidroxit nào có tính bazơ mạnh nhất?
A. NaOH B. Ca(OH)2 C. KOH D. LiOH
Câu 18: Kim cương có kiểu cấu tạo mạng tinh thể nào?
A. Mạng tinh thể ion B. Mạng tinh thể nguyên tử
C. Mạng ting thể kim loại D. Mạng tinh thể phân tử
Câu 19: Kí hiệu nguyên tử cho biết những điều gì về nguyên tố X?
A. Số hiệu nguyên tử. B. Số khối của nguyên tử.
C. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tử. D. Số hiệu nguyên tử và số khối.
Câu 20: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40. Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12 hạt. Nguyên tố X có số khối là
A. 28 B. 26 C. 27 D. 23
Câu 21: Cho phản ứng sau: Cu+ HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O. Sau khi cân bằng tổng hệ số là
A. 20 B. 21 C. 22 D. 24
Câu 22: Một nguyên tử của một nguyên tố có tổng số hạt là 13.Vậy nguyên tử đó có số proton là
A. 7 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 23: Cho phản ứng sau : Cl2 + KOH → KClO + KCl + H2O
Clo đã :
A. Bị oxi hóa B. Không bị oxi hóa và không bị khử
C. Bị khử D. Bị oxi hóa và bị khử
Câu 24: Trong hợp chất NH3, nitơ có cộng hóa trị là
A. 3 B. 1 C. 4 D. 2
Câu 25: Phân tử chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị phân cực mạnh?
A. CH4 B. H2 C. N2 D. HCl
Câu 26: Đề hòa tan hoàn toàn 7,8g hỗn hợp Mg và Al cần dùng dung dịch HCl, thu được 8.96 lít khí H2 ở đktc. Khối lượng của Mg là
A. 1,2g B. 4.8 g C. 7,2g D. 2,4g
Câu 27: Cho 6 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được 2,8 lít khí SO2 đktc. Khối lượng Cu và Fe trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là
A. 2,2 g và 3,8 g B. 3,2 g và 2,8 g C. 1,6 g và 4,4 g D. 2,4 g và 3,6 g
Câu 28: Cho phản ứng sau: FeS2+ O2 → SO2 + Fe2O3
Tổng hệ số cân bằng của phản ứng trên là:
A. 28 B. 27 C. 29 D. 30
Câu 29: Trong phản ứng : Br2 + 2KI → I2 + 2KBr
Brom đã :
A. Bị khử D. Bị oxi hóa và bị khử
B. Bị oxi hóa C. Không bị oxi hóa và không bị khử
Câu 30: Phân lớp nào sau đây bán bão hòa?
A. 4f4 B. 4s2 C. 4d5 D. 4p6
ĐỀ SỐ 3:
Câu 1: Trong hợp chất NH3, nitơ có cộng hóa trị là
A. 3 B. 1 C. 4 D. 2
Câu 2: Nguyên tử Al có số khối là
A. 27 B. 14 C. 26 D. 13
Câu 3: Phân lớp nào sau đây bán bão hòa?
A. 4f4 B. 4s2 C. 4d5 D. 4p6
Câu 4: Chọn phát biểu đúng nhất: Liên kết cộng hoá trị là liên kết
A. giữa các nguyên tử phi kim với nhau.
B. trong đó cặp electron dùng chung bị lệch về phía một nguyên tử.
C. được hình thành do sự dùng chung electron giữa hai nguyên tử khác nhau.
D. được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung.
Câu 5: Nguyên tố nào là kim loại kiềm?
A. B B. Be C. Al D. Li
Câu 6: Cho m gam một oxit sắt phản ứng vừa đủ với dung dịch có 0.75 mol H2SO4, thu được dung dịch chỉ chứa một muối duy nhất và 1.68 lít khí SO2 (đktc). Giá trị của m là
A. 48,0gam B. 38,1gam C. 48,1gam D. 34.8 gam
Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 6,2 gam hỗn hợp Na và K vào nước, thấy thoát ra 2,24 lít (đktc). % khối lượng của K là
A. 22,2% B. 52,1% C. 62.9% D. 47,9%
Câu 8: Cho phản ứng sau : Cl2 + KOH → KClO + KCl + H2O
Clo đã :
A. Bị oxi hóa B. Không bị oxi hóa và không bị khử
C. Bị khử D. Bị oxi hóa và bị khử
Câu 9: Kim loại mạnh nhất nằm ở vị trí nào trong bảng hệ thống tuần hoàn?
A. Đầu nhóm VIIA. B. Cuối nhóm IA. C. Cuối nhóm VIIA. D. Ở đầu nhóm IA.
Câu 10: Cho phản ứng sau: Cu+ HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O. Sau khi cân bằng tổng hệ số là
A. 20 B. 24 C. 22 D. 21
Câu 11: Lớp M có bao nhiêu phân lớp?
A. 2 B. 4 C. 3 D. 1
Câu 12: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40. Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12 hạt. Nguyên tố X có số khối là
A. 28 B. 26 C. 27 D. 23
Câu 13: Trong phân tử HCl có bao nhiêu cặp electron chung?
A. 4 B. 1 C. 2 D. 3
Câu 14: Định nghĩa nào sau đây về nguyên tố hóa học là đúng? Nguyên tố hóa học là tập hợp các
nguyên tử
A. có cùng số khối. B. có cùng điện tích hạt nhân.
C. có cùng nguyên tử khối. D. có cùng số nơtron trong hạt nhân.
Câu 15: Cho m gam hỗn hợp CuO và Cu tác dụng vừa đủ với 0,2 mol dung dịch H2SO4 đặc, nóng, thu được 1,12 lít khí SO2 ở đktc. Giá trị của m là
A. 22,4 g B. 1,12 g C. 11,2 g D. 2,24 g
Câu 16: Trong các hidroxit dưới đây, hidroxit nào có tính bazơ mạnh nhất?
A. Ca(OH)2 B. KOH C. LiOH D. NaOH
Câu 17: Dãy nguyên tố nào sau đây được sắp xếp theo chiều tính kim loại tăng dần từ trái sang phải?
A. K
Câu 18: Trong hợp chất nhôm oxit, nhôm có điện hóa trị là
A. 3+ B. 2+ C. +2 D. +3
Câu 19: Chọn câu đúng nhất: Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho
A. khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hoá học.
B. khả năng tham gia phản ứng mạnh hay yếu của nguyên tử đó.
C. khả năng tạo thành liên kết hoá học.
D. khả năng nhường electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hoá học.
Câu 20: Mệnh đề sai về nguyên tử là
A. Số proton bằng số nơtron.
B. Số proton bằng số electron.
C. Số hiệu nguyên tử bằng trị số của điện tích hạt nhân nguyên tử.
D. Số proton bằng trị số điện tích hạt nhân.
Câu 21: Một nguyên tử của một nguyên tố có tổng số hạt là 13.Vậy nguyên tử đó có số proton là
A. 7 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 22: Nguyên tố nào có độ âm điện lớn nhất?
A. Cl B. S C. F D. O
Câu 23: Hòa tan hoàn toàn 8,3 gam hỗn hợp Fe và Al vào dung dịch HCl dư, thoát ra 5,6 lít khí H2 ở (đktc). Khối lượng của nhôm là
A. 1,35(g) B. 2,7(g) C. 1,335(g) D. 2,88 (g)
Câu 24: Kim cương có kiểu cấu tạo mạng tinh thể nào?
A. Mạng ting thể kim loại B. Mạng tinh thể ion
C. Mạng tinh thể nguyên tử D. Mạng tinh thể phân tử
Câu 25: Đề hòa tan hoàn toàn 7,8g hỗn hợp Mg và Al cần dùng dung dịch HCl, thu được 8.96 lít khí H2 ở đktc. Khối lượng của Mg là
A. 1,2g B. 4.8 g C. 7,2g D. 2,4g
Câu 26: Cho 6 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được 2,8 lít khí SO2 đktc. Khối lượng Cu và Fe trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là
A. 2,2 g và 3,8 g B. 2,4 g và 3,6 g C. 1,6 g và 4,4 g D. 3,2 g và 2,8 g
Câu 27: Cho phản ứng sau: FeS2+ O2 → SO2 + Fe2O3
Tổng hệ số cân bằng của phản ứng trên là:
A. 28 B. 27 C. 29 D. 30
Câu 28: Trong phản ứng : Br2 + 2KI → I2 + 2KBr
Brom đã :
A. Bị khử D. Bị oxi hóa và bị khử
B. Bị oxi hóa C. Không bị oxi hóa và không bị khử
Câu 29: Phân tử chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị phân cực mạnh?
A. HCl B. H2 C. CH4 D. N2
Câu 30: Kí hiệu nguyên tử cho biết những điều gì về nguyên tố X?
A. Số hiệu nguyên tử. B. Số khối của nguyên tử.
C. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tử. D. Số hiệu nguyên tử và số khối.
ĐỀ SỐ 4:
Câu 1: Trong các chất sau chất nào làm mất màu dd brom?
A. SO2 B. H2 C. CO2 D. CO
Câu 2: Cho các axit: HCl, HBr, HI, HF. Dãy sắp xếp theo chiều tính axit giảm dần từ trái sang phải:
A. HCl , HBr , HF , HI. B. HCl , HBr , HI , HF. C. HI , HBr , HCl , HF. D. HF , HCl , HBr , HI.
Câu 3: Khi cho cùng một lượng Magie vào cốc đựng dung dịch axit HCl, tốc độ phản ứng sẽ lớn nhất khi dùng Magiê ở dạng :
A. Viên nhỏ B. Bột mịn, khuấy đều C. Thỏi lớn D. Lá mỏng
Câu 4: Trong hợp chất số oxi hóa phổ biến của clo là:
A. -1,0,+1,+3,+5,+7 B. +1,+3,+5,+7 C. -1,+1,+3,+5,+7 D. +7,+3,+5,+1,0,-1
Câu 5: Oleum là hỗn hợp của:
A. SO3 và H2SO4 loãng B. SO2 và H2SO4 đặc C. SO3 và H2SO4 đặc D. H2SO4 loãng và SO2
Câu 6: Một cân bằng hóa học đạt được khi:
A. Nhiệt độ phản ứng không đổi
B. Tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch
C. Nồng độ của các chất phản ứng bằng nồng độ của sản phẩm
D. Không có phản ứng xảy ra nữa dù có thêm tác động của các yếu tố bên ngoài như: nhiệt độ, nồng độ, áp suất..
Câu 7: Phương án nào sau đây mô tả đầy đủ nhất các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
A. Nồng độ, nhiệt độ, chất xúc tác
B. Nồng độ, nhiệt độ, chất xúc tác, diện tích bề mặt
C. Nồng độ, nhiệt độ, chất xúc tác ,áp suất
D. Nồng độ, nhiệt độ, chất xúc tác, áp suất, diện tích bề mặt
Câu 8: Khí sinh ra trong phòng thí nghiệm khi cho H2SO4 đặc vào đường là:
A. SO2 và CO2 B. CO va CO2 C. SO2 và H2S D. SO2 và CO
Câu 9: Hidro sunfua có tính chất hóa học đặc trưng là:
A. Tính khử B. Tính oxi hoá
C. Không có tính oxi, không có tính khử D. Vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa
Câu 10: Clorua vôi là muối của kim loại canxi với hai loại gốc axit là clorua Cl- và hipoclorit ClO-. Vậy clorua vôi gọi là muối gì?
A. Muối kép B. Muối trung hòa C. Muối của hai axit D. Muối hỗn tạp
Câu 11: Dãy chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử?
A. O3,Cl2 B. S,Cl2,I2 C. Cl2,O2,S D. S,Cl2,F2
Câu 12: Kim loại nào sau đây tác dụng với lưu huỳnh ngay ở nhiệt độ thường
A. Cu B. Ag C. Hg D. Fe
Câu 13: Lọ đựng chất nào sau đây có màu vàng lục?
A. Khí clo B. Khí flo C. Hơi Brom D. Khí nitơ
Câu 14: Các nguyên tố nhóm VIIA sau đây, nguyên tố nào không có đồng vị bền trong tự nhiên:
A. Clo B. Iot C. Atatin D. Brom
Câu 15: Chất nào sau đây dùng để nhận biết axit sunfuric và muối sunfat?
A. BaCl2 B. BaSO4 C. AgCl D. AgNO3
Câu 16: Nước Gia-ven là hỗn hợp các chất nào sau đây?
A. NaCl. NaClO3, H2O B. NaCl, NaClO, H2O C. HCl, HClO, H2O D. NaCl NaClO4, H2O
Câu 17: Kim loại nào bị thụ động hóa với axit sunfuric đặc nguội?
A. Cu, Fe, Na B. Al, Zn, Ca C. Cu, Zn, Mg D. Fe, Al, Cr
Câu 18: Cặp chất nào sau đây dùng để khử trùng nước máy?
A. Flo và Oxi B. Brom và Ozon C. Clo và Ozon D. Clo và Oxi
Câu 19: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung của nhóm halogen:
A. Có tính oxi hóa mạnh B. Vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử
C. Tác dụng được với nước. D. Ở điều kiện thường là chất khí.
Câu 20: Dung dịch axit nào sau đây không thể chứa trong bình thủy tinh?
A. HI B. HCl C. HF D. HBr
Câu 21: Dd H2S để lâu ngoài không khí thường có hiện tượng:
A. Không hiện tượng B. Dung dịch bị vẫn đục màu vàng
C. Dung dịch chuyển sang màu đỏ D. Có kết tủa đen
Câu 22: Điện phân hoàn toàn m gam dung dịch NaCl có màng ngăn ta thu được 3,36 lít khí clo ở đktc. Khối lượng NaCl đã dùng là: (Na=23; Cl=35,5)
A. 17,55g B. 11,5g C. 5,85g D. 15,75g
Câu 23: Hòa tan hoàn toàn 2,43 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn vào một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được 1,12 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối trong dung dịch X là (Mg=24; Zn=65; Cl=35,5)
A. 5,83 gam. B. 4,83 gam. C. 7,33 gam. D. 7,23 gam.
Câu 24: Hấp thụ 12,8 gam SO2 vào 250 ml dd NaOH 2M, khối lượng muối tạo thành sau phản ứng là: (Na=23; S=32; O=16)
A. 21,4g B. 6,3 g C. 25,2 g D. 15,6 g
Câu 25: Cho m gam kim loại Cu tác dụng với H2SO4 đặc, nóng dư thu được 2,24 lít khí SO2 (đktc). Giá trị m là (Cu=64, H=1, S=32, O=16)
A. 3,5 g B. 6,4 g C. 9,2 g D. 7,8 g
Câu 26: Cho lượng dư dung dịch NaCl tác dụng với một dung dịch có hòa tan 42,5 g AgNO3. Khối lượng kết tủa thu được là (Cho Ag=108; N=14; O=16; Cl=35,5; Na=23)
A. 35,875 gam. B. 71,750 gam. C. 57,400 gam. D. 43,050 gam
Câu 27: Cho 3,9 gam hỗn hợp gồm Mg và Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được 4,48 lít khí SO2 đktc. Khối lượng Al trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là (Mg=24; Al=27)
A. 1,2 g B. 1,6 g C. 2,4 g D. 2,7 g
Câu 28: Có một loại quặng có chứa 96% FeS2, nếu mỗi ngày nhà máy sản xuất 100 tấn axitsunfuric 98% thì lượng quặng pirit trên cần dùng là bao nhiêu. Biết hiệu suất điều chế axit sunfuric là 90%
A. 70,444 tấn B. 68,444 tấn C. 67,444 tấn D. 69,444 tấn
Câu 29: Cho 17,04 gam hỗn hợp rắn X gồm Ca, MgO, Na2O tác dụng hết với 720 ml dung dịch HCl 1M (vừa đủ) thu dung dịch Y. Khối lượng muối NaCl có trong Y là (Ca=40; Mg=24; Na=23; Cl=35,5; O=16)
A. 14,04 gam. B. 15,21 gam. C. 4,68 gam. D. 8,775 gam.
Câu 30: Đem nung hỗn hợp X gồm 0,6 mol Fe và x mol Cu trong không khí một thời gian thu được 68,8 gam hỗn hợp Y gồm kim loại và các oxit của chúng. Hòa tan hết lượng Y trong axit H2SO4 đặc nóng (dư), thu được 0,2 mol SO2 và dung dịch Z. Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch Z là (Cu=64; Fe=56; S=32; O=16)
A. 164,0 gam. B. 168,0 gam. C. 148,0 gam. D. 170,0 gam.
Trên đây là trích dẫn nội dung Bộ 7 đề kiểm tra 1 tiết HK2 năm 2020 môn Hóa học 10 Trường THPT Hồng Đức, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Đề cương ôn tập Chương Oxi có đáp án môn Hóa học 10 HK2 năm 2019-2020
- Bộ câu hỏi ôn tập HK2 có đáp án môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Kỳ Sơn
- Bộ 40 câu hỏi ôn tập HK2 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 Trường THPT Tiên Lãng
Chúc các em học tập thật tốt!