Ban biên tập HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi HSG môn Địa lý 11 năm 2021 - Trường THPT Lê Hồng Phong có đáp án nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức về quá trình sinh sản ở động vật. Mời các em cùng tham khảo!
TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG |
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÝ 11 Năm học: 2020-2021 Thời gian: 180 phút |
1. ĐỀ 1
Câu I:
1. Chứng minh, mạng lưới sông ngòi Việt Nam phản ánh rõ nét tác động tổng hợp của khí hậu và cấu trúc địa hình..
2. Giải thích tại sao thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. Phân tích tác động của biển Đông tới khí hậu nước ta.
Câu II:
1. Dựa vào Atlat và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân hoá đặc điểm chế độ nhiệt ở nước ta.
2. Giải thích tại sao mùa khô của khu vực Bắc Bộ bớt sâu sắc hơn so với khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên.
Câu III:
Dựa vào Atlat và kiến thức đã học, hãy so sánh mạng lưới đô thị của vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ
Câu IV:
1. Phân biệt tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng và tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu. Nêu tình hình tăng trưởng kinh tế của nước ta những năm gần đây..
2. Dựa vào atlat và kiến thức đã học, hãy giải thích tại sao công nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng nhất của nước ta.
Câu V:
Dựa vào bảng số liệu về đóng góp của các ngành kinh tế vào giá trị tổng sản phẩm quốc dân của Trung Quốc (đơn vị %):
Ngành |
1970 |
1980 |
1990 |
1995 |
2000 |
2004 |
2007 |
Nông nghiệp |
35 |
32 |
28,4 |
24 |
16,4 |
14,5 |
11,1 |
Công nghiệp |
41 |
48 |
44,3 |
48 |
50,2 |
40,9 |
48,5 |
Dịch vụ |
24 |
20 |
27,3 |
28 |
33,4 |
44,5 |
40,4 |
1. Hãy vẽ biểu đồ thể hiện tỷ lệ đóng góp của các ngành vào GDP của Trung Quốc giai đoạn 1970 – 2007.
2. Qua biểu đồ rút ra nhận xét và giải thích về sự chuyển biến cơ cấu kinh tế Trung Quốc?
ĐÁP ÁN
Câu |
Ý |
Nội dung |
I |
Địa lý tự nhiên VN |
|
1 |
Mạng lưới sông ngòi Việt Nam phản ánh rõ nét tác động tổng hợp của khí hậu và cấu trúc địa hình |
|
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và cấu trúc địa hình đồi núi già được Tân kiến tạo làm trẻ lại đã cùng tác động để tạo nên các đặc điểm sông ngòi Việt Nam. - Nước ta có lượng mưa lớn trên địa hình phần lớn là đồi núi, bị cắt xẻ mạnh và sườn dốc lớn=>nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc (d/c) - Do lãnh thổ hẹp ngang, nên đa số sông ngòi nước ta ngắn, diện tích lưu vực nhỏ. (dẫn chứng). - Hướng của cấu trúc địa chất - địa hình chi phối hướng của sông ngòi: chủ yếu là hướng TB- ĐN và hướng vòng cung, rồi đổ nước ra biển đông (dẫn chứng). - Tính chất già trẻ lại và tính phân bậc của địa hình đồi núi thể hiện ở sự cùng tồn tại của phần lớn sông là sông trẻ đang đào lòng dữ dội, thung lũng hẹp, có nơi là hẻm vực với một số sông già có bãi bồi, thềm sông rộng… - Do sự tương phản sâu sắc giữa địa hình đồi núi với địa hình đồng bằng mà lòng sông có sự thay đổi đột ngột giữa vùng thượng lưu với vùng hạ lưu.. - Do mưa nhiều cộng thêm nguồn cung cấp nước lớn từ bên ngoài lãnh thổ nên sông ngòi của nước ta nhiều nước. Chế độ mưa theo mùa nên thuỷ chế sông ngòi nước ta theo sát nhịp điệu mùa .... - Do ảnh hưởng của địa hình và chế độ mưa có sự phân hoá theo lãnh thổ -> thuỷ chế của sông ngòi cũng có sự khác nhau giữa các miền địa lí (dẫn chứng). - Do mưa nhiều trên diện tích đồi núi nhiều, thúc đẩy quá trình xâm thực-> sông ngòi nước ta nhiều phù sa… |
||
2 |
Thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. Phân tích tác động của biển Đông tới khí hậu nước ta. |
|
* Thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển do: - Nước ta tiếp giáp biển Đông rộng lớn, đường bờ biển dài… - Lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài, địa hình có hướng nghiêng tây bắc – đông nam thấp dần ra biển… => đất liền và biển có mối quan hệ chặt chẽ; thiên nhiên VN chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển *Tác động của biển Đông tới khí hậu nước ta: - Biển Đông làm cho khí hậu nước ta mang tính hải dương điều hoà hơn: + Tăng ẩm cho các khối khí qua biển tác động vào nước ta -> khí hậu có lượng mưa ẩm lớn (dẫn chứng) + Giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông; dịu bớt thời tiết oi bức trong mùa hè… - Biển Đông góp phần làm khí hậu nước ta có nhiều thiên tai (bão…) |
||
{-- Nội dung đáp án phần II, III của đề số 1 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --} |
||
IV |
Kinh tế Việt Nam |
|
1 |
Cơ cấu KT, vốn đất |
|
- Khái niệm tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm trong nước (GDP) hoặc tổng thu nhập quốc gia (GNI) hoặc các mức tăng của GDP hay GNI tính theo đầu người trong khoảng thời gian nhất định, thường là một năm - Phân biệt tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng và theo chiều sâu: + Tăng trưởng theo chiều rộng: là sự tăng trưởng kinh tế do tăng thêm nhiều vốn, lao động và tăng cường khai thác tài nguyên thiên nhiên + Tăng trưởng theo chiều sâu: Tăng trưởng đi liền với tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sử dụng vốn sản xuất, tăng cường chất lượng quản lý; nâng cao hiệu quả áp dụng khoa học công nghệ, hoàn thiện môi trường kinh doanh, môi trường pháp li... (Đây là phương thức tăng trưởng phổ biến ở các nước công nghiệp, các nước có nền kinh tế phát triển, nơi mà các yếu tố chiều rộng đã được khai thác ở mức cao). - Thực trạng tăng trưởng nền kinh tế nước ta những năm gần đây - Nền kinh tế tăng trưởng nhanh: + Quy mô GDP và GDP/ng đều tăng nhanh: (dẫn chứng theo atlat) + Về tốc độ tăng trưởng GDP Tính bình quân trong cả giai đoạn 1990 - 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao: đạt 7,6%/năm, thuộc loại cao so với các nước và vùng lãnh thổ trên TG, chỉ thấp hơn tốc độ tăng trưởng bình quân năm của Trung Quốc (trên 9%). Những năm cuối TK XX, nhiều nước tốc độ tăng GDP giảm sút mạnh, thậm trí âm (VD: 1998: In đô: - 13,1%, Thái Lan - 10,8%, Xingapo: 0,1% - do khủng hoảng tài chính), nhưng tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta vẫn duy trì tương đối cao (1998: 5,8%) + Các khu vực kinh tế đều có sự tăng trưởng: => Chất lượng tăng trưởng kinh tế đã được cải thiện hơn trước. + Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng vẫn còn thấp: Nền kinh tế chủ yếu vẫn phát triển theo chiều rộng, tăng về số lượng nhưng chất lượng chậm chuyển biến. Chưa đảm bảo phát triển bền vững; Năng lực cạnh tranh yếu, hiệu quả kinh tế thấp..; |
||
- 2 |
CN là ngành kinh tế quan trọng nhất của nước ta vì: |
|
- Là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn cho xã hội, có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân + Là ngành có tỷ trọng đóng góp lớn nhất và tăng mạnh nhất trong cơ cấu GDP của đất nước. (2007: 41,5%, tăng 18,8% so với năm 1990) + Đóng góp lớn trong cơ cấu GDP của tất cả các vùng kinh tế (d/c) + Giá trị sản xuất của ngành lớn và tăng mạnh, là động lực chính cho sự tăng trưởng chung của nền kinh tế. Năm 2007, đạt 1469,3 nghìn tỷ đồng, tăng…lần so với 2000, tốc độ tăng trung bình năm…. + Đóng góp lớn nhất trong cơ cấu giá trị hàng xuất khẩu của cả nước với nhiều mặt hàng XK chủ lực như: than, dầu mỏ, giày - da, các sản phẩm dệt may... - Về xã hội: + Tạo được nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần phân công lại lao động giữa các ngành kinh tế và các vùng lãnh thổ; thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội ở các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc ít người, giảm bớt sự cách biệt về trình độ giữa các vùng + Tạo ra các sản phẩm tiêu dùng có giá trị, nâng cao trình độ văn minh cho xã hội; Góp phần tăng cường củng cố an ninh quốc phòng. - Giúp sử dụng hiệu quả của nhiều loại tài nguyên TN (k/s…), mở rộng danh mục các loại tài nguyên… |
||
V |
Địa lý 11 |
|
1 |
Vẽ biểu đồ |
|
|
||
2 |
So sánh, nhận xét |
|
- Cơ cấu GDP của TQ có sự chuyển dịch mạnh theo hướng CNH HĐH + Tỷ trọng khu vực I giảm lien tục, giảm mạnh - đặc biệt sau 1990 (dẫn chứng) + Tỷ trọng CN có sự biến động không ổn định: (dẫn chứng) + Tỷ trọng khu vực III còn thấp nhưng đang tăng lên, song cũng không ổn định: (dẫn chứng) - Nguyên nhân: Do kết quả của việc hiện đại hóa nền kinh tế từ sau 1978 trên cả 4 lĩnh vực: NN, CN, DV và đối ngoại. |
Câu 1( Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ,Các thành phần)
Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học
a.Chứng minh rằng sông ngòi nước ta có sự phân hoá rõ rệt theo lãnh thổ.
b, Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố địa hình và khí hậu đến đặc điểm mạng lưới sông ngòi nước ta.
Câu 2 - Các đặc điểm chung của thiên nhiên Việt Nam- Sử dụng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học
a. Phân tích sự hình thành hai mùa khí hậu ở miền Bắc và miền Nam (ranh giới dãy Bạch Mã).
b. Trình bày sự phân hóa cảnh quan thiên nhiên nước ta theo chiều Bắc - Nam? Tại sao phân hóa Bắc – Nam lại thể hiện rõ rệt nhất trong sự phân hóa của thiên nhiên nước ta?
Câu 3- Địa lí dân cư Việt Nam
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích về mạng lưới đô thị của nước ta.
b) Di cư ảnh hưởng đến cơ cấu dân số theo giới tính của vùng Đông Nam Bộ như thế nào?
Câu 4 – Địa lí kinh tế Việt Nam
a) Trình bày và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ ở nước ta.
b) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh và giải thích: Đông Nam Bộ là vùng có ngành công nghiệp phát triển nhất nước ta.
Câu 5- Bài tập kĩ năng
Cho bảng số liệu: Dân số và sản lượng lương thực của Trung Quốc.
Năm |
1985 |
1995 |
2004 |
2012 |
Số dân (triệu người) |
1 058 |
1211 |
1300 |
1 390 |
Sản lượng lương thực (triệu tấn) |
340 |
419 |
423 |
590 |
a. Tính bình quân lương thực/người (kg/người)
b.Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng số dân, sản lượng lương thực và bình quân lương thực/người.
c. Nhận xét tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu trên.
ĐÁP ÁN
Câu |
Ý |
Nội dung |
||||||||||||||||||||
1 |
Tự nhiên Việt Nam ( Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ,Các thành phần) |
|||||||||||||||||||||
a |
Chứng minh sông ngòi nước ta có sự phân hoá rõ rệt theo lãnh thổ |
|||||||||||||||||||||
- Hệ thống sông ngòi Bắc Bộ + Nhiều lưu vực lớn, sông dài và hợp lưu của nhiều dòng chảy (dẫn chứng, đặc biệt là hệ thống sông Hồng). + Lượng dòng chảy tiếp nhận từ bên ngoài lãnh thổ tương đối lớn (chứng minh). + Hướng sông chủ yếu: tây bắc - đông nam (dẫn chứng) ; một số sông chảy giữa các cánh cung núi (dẫn chứng). + Chế độ nước thất thường, mùa lũ kéo dài 5 tháng, cao nhất vào tháng VIII. Lũ tập trung nhanh và kéo dài. - Hệ thống sông ngòi Trung Bộ + Sông nhỏ, ngắn, dốc, phân thành nhiều lưu vực nhỏ, độc lập. + Hầu hết lưu vực nằm trên lãnh thổ nước ta. + Hướng chủ yếu : tây bắc - đông nam, một số sông: tây - đông (dẫn chứng). + Lũ lên rất nhanh và đột ngột, nhất là khi có mưa lớn và bão. Mùa lũ tập trung vào các tháng từ IX - XII, có lũ Tiểu mãn. - Hệ thống sông ngòi Tây Nguyên và Nam Bộ + Mạng lưới dày đặc, có hai hệ thống sông lớn: Cửu Long, Đồng Nai. + Lượng nước tiếp nhận từ bên ngoài vào rất lớn, đặc biệt là sông Cửu Long + Hướng chủ yếu: tây bắc - đông nam, một số sông ở Tây Nguyên chảy theo hướng đông - tây đưa nước vào sông Mê Công (dẫn chứng). + Chế độ nước theo mùa, nhưng điều hoà hơn sông ngòi Bắc Bộ và Trung Bộ. Lũ bắt đầu từ tháng IV, đỉnh lũ vào tháng IX, X; dòng chảy trong mùa kiệt rất nhỏ do ở đây có một mùa khô sâu sắc. |
||||||||||||||||||||||
b |
Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố địa hình, khí đến đặc điểm mạng lưới sông ngòi nước ta. |
|||||||||||||||||||||
- Địa hình: + Hướng nghiêng: > hầu hết sông đổ ra biển Đông + Hướng núi quy định hướng sông: hướng TB - ĐN và hướng vòng cung của sông ngòi (dẫn chứng) + Cấu trúc địa hình: hình dạng mạng lưới sông (dẫn chứng) + Độ dốc: tốc độ dòng chảy (dẫn chứng) + Địa hình kết hợp khí hậu: mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều phù sa. - Khí hậu: + Lượng mưa lớn làm cho sông ngòi có tổng lượng nước lớn.(dẫn chứng) + Khí hậu phân mùa:sông ngòi có một mùa lũ, một mùa cạn. (dẫn chứng) + Sự phân hóa, thất thường của chế độ mưa làm cho chế độ nước sông cũng phân hóa, thất thường. + nhiệt độ cao (không bị đóng băng) nên sông ngòi nước chảy quanh năm |
||||||||||||||||||||||
{-- Nội dung đáp án câu 2,3 của đề số 2 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --} |
||||||||||||||||||||||
4 |
4a |
Trình bày và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ |
||||||||||||||||||||
|
* Trình bày: |
|||||||||||||||||||||
- Trong nông nghiệp: xây dựng được các vùng chuyên canh (kể tên các vùng chuyên canh lt-tp và cây công nghiệp) |
||||||||||||||||||||||
- Trong công nghiệp: + Một số hình thức tổ chức lãnh thổ được chú trọng như khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất. + Hình thành các vùng công nghiệp, trong đó Đông Nam Bộ là vùng phát triển công nghiệp mạnh nhất, với giá trị sản sản xuất công nghiệp chiếm tới 55,6 % (năm 2005) |
||||||||||||||||||||||
- Trong cả nước hình thành được các vùng kinh tế trọng điểm: vùng KTTĐ phía bắc, vùng KTTĐ Miền Trung và vùng KTTĐ phía Nam. |
||||||||||||||||||||||
* Giải thích: |
||||||||||||||||||||||
- Mỗi vùng có những điều kiện phát triển riêng biệt kết hợp với tác động của thị trường làm sản xuất có sự phân hoá. |
||||||||||||||||||||||
- Nền kinh tế nước ta có điểm xuất phát thấp, nguồn vốn đầu tư hạn chế để đạt hiệu quả kinh tế cao cần đầu tư có trọng điểm để tạo ra các đầu tàu kinh tế... |
||||||||||||||||||||||
4b |
Chứng minh và giải thích: ĐNB có ngành công nghiệp phát triển nhất |
|||||||||||||||||||||
|
* Chứng minh: |
|||||||||||||||||||||
- CN của vùng có vai trò dẫn đầu cả nước: + CN có vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu GDP của vùng (dẫn chứng- đứng đầu cả nước). |
||||||||||||||||||||||
- Tập trung các TTCN lớn hàng đầu cả nước (4/6 trung tâm có qui mô trên 40 000 tỉ đồng). |
||||||||||||||||||||||
- Có nhiều tỉnh, thành có giá trị sản xuất công nghiệp dẫn đầu cả nước (dẫn chứng). |
||||||||||||||||||||||
- Có cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, đầy đủ nhất cả nước. Có sự có mặt của nhiều ngành mà các vùng khác không có: công nghiệp dầu khí, công nghiệp sản xuất điện, đạm từ khí, luyện kim màu… |
||||||||||||||||||||||
|
*Giải thích: ĐNB hội tụ được nhiều lợi thế: |
|||||||||||||||||||||
|
- VTĐL, khoáng sản dầu khí, thuỷ năng, nguyên liệu nông-lâm-thuỷ sản... (phân tích) |
|||||||||||||||||||||
|
- KT-XH (lao động có trình độ, năng động, sớm tiếp cận nền kinh tế thị trường; vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn thiện nhất...) |
|||||||||||||||||||||
|
5 |
Bài tập bảng số liệu |
||||||||||||||||||||
|
a
b
c
|
Tính bình quân lương thực/người (kg/người)
|
||||||||||||||||||||
|
- Xử lí số liệu: Tốc độ tăng trưởng số dân, sản lượng lương thực và bình quân lương thực/người của Trung Quốc 1985 - 2012 (%).
- Vẽ biểu đồ đường, gồm 3 đường (các dạng khác không cho điểm). Yêu cầu: chia khoảng cách năm chính xác, đầy đủ tên, chú giải, vẽ sạch đẹp. (Thiếu và sai mỗi lỗi trừ 0,25 điểm). |
|||||||||||||||||||||
|
Nhận xét: Số dân, sản lượng lương thực và bình quân lương thực của Trung Quốc giai đoạn 1985 – 2012 đều tăng nhưng mức độ tăng khác nhau. - Sản lượng lương thực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (dẫn chứng) - Bình quân lương thực đầu người tăng nhanh thứ 2 nhưng không ổn định (dẫn chứng). - Số dân tăng chậm nhất (dẫn chứng) |
|||||||||||||||||||||
3. ĐỀ 3
Câu I:
Xu hướng khu vực hóa kinh tế ngày càng phát triển mạnh. Em hãy cho biết:
1. Khu vực hóa kinh tế là gì?
2. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành dựa trên những cơ sở nào?
3. Những biểu hiện của khu vực hóa kinh tế?
4. Hệ quả của khu vực hóa kinh tế?
5. Việt Nam hiện nay là thành viên của những tổ chức kinh tế khu vực nào?
6. Tên các hội nghị quốc tế và khu vực quan trọng mà Việt Nam đã tham gia trong năm 2011 qua đó góp phần nâng cao vai trò vị thế cuả nước ta trên trường quốc tế?
Câu II:
Sự kiện giờ Trái Đất đã diễn ra từ 20h30’ đến 21h30’ ngày thứ bẩy 31/03/2012. Hãy nêu sự hình thành và mục đích của sự kiện giờ trên Trái Đất? Giờ trên Trái Đất năm 2012 có thông điệp gì? Ý nghĩa của biểu tượng 60+ là gì?
Câu III:
1. Trình bày một số vấn đề về kinh tế của Mĩ La Tinh?
2. Hãy giải thích câu nói: “Trung Đông chính là bàn cờ mà người đánh cờ là các cường quốc”?
Câu IV:
Cho bảng số liệu:
Giá trị xuất khẩu, cán cân thương mại của Hoa Kỳ, giai đoạn 2001-2008. (Đơn vị: Tỉ USD)
Năm |
1985 |
1990 |
1995 |
2000 |
2001 |
2002 |
2003 |
2004 |
Xuất khẩu |
218.8 |
393.6 |
584.7 |
781.9 |
729.1 |
693.1 |
724.8 |
818.5 |
Cán cân thương mại |
-133.7 |
-123.4 |
-186.2 |
-477.4 |
-450.1 |
-507.1 |
-578.3 |
-707.2 |
1. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ trong giai đoạn trên?
2. Nhận xét và giải thích hoạt động thương mại Hoa Kỳ?
Câu V:
1. Trình bày các nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự phát triển nhảy vọt “thần kỳ” của kinh tế Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ II? Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì về sự phát triển?
2. Tại sao Nhật Bản lại chú trọng phát triển các ngành công nghiệp hiện đại đòi hỏi nhiều chất xám? Hãy nêu vai trò của những ngành này trong nền kinh tế Nhật Bản?
ĐÁP ÁN
Câu |
Ý |
Nội dung |
Câu I |
1 |
Khu vực hóa kinh tế là gì? |
|
Một quá trình diễn ra những liên kết về nhiều mặt giữa các quốc gia nằm trong một khu vực địa lí, nhằm tối ưu hóa những lợi ích chung trong nội bộ khu vực và tối ưu hóa sức cạnh tranh đối với các đối tác bên ngoài khu vực. |
|
2 |
Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành dựa trên những cơ sở nào? |
|
|
- Do sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trong các khu vực trên thế giới. - Do các quốc gia có những nét tương đồng về VTĐL, văn hóa, xã hội có chung mục tiêu lợi ích phát triển nên đã liên kết với nhau thành các tổ chức liên kết đặc thù. |
|
3 |
Những biểu hiện của khu vực hóa kinh tế? |
|
|
- Hình thành các tổ chức liên kết khu vực: NAFTA,EU,ASEAN,APEC,… - Hình thành các tổ chức liên kết tiểu vùng ở các châu lục: tam giác tăng trưởng Singapo-Malaisia-Inđônêsia, liên kết vùng Ma-xơ-rai-nơ,… |
|
4 |
Hệ quả của khu vực hóa kinh tế? |
|
|
- Thuận lợi: + Tạo nên động lực tăng trưởng và phát triển kinh tế. + Tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ trong phạm vi khu vực cũng như giữa các khu vực với nhau. + Thúc đẩy quá trình mở cửa, tăng cường quá trìn TCH. |
|
- Khó khăn: + Vấn đề tự chủ về kinh tế, chủ quyền lãnh thổ quốc gia,… |
||
5 |
Việt Nam hiện nay là thành viên của những tổ chức kinh tế khu vực nào? |
|
|
- ASEAN : 28/7/1995 - APEC : 14/11/1998 |
|
6 |
Tên các hội nghị quốc tế và khu vực quan trọng mà Việt Nam đã tham gia trong năm 2011 qua đó góp phần nâng cao vai trò vị thế cuả nước ta trên trường quốc tế? |
|
|
- Hội nghị cấp cao ASEAN lần tứ 18(7-8/5/2011 tại Inđô) - Hội nghị cấp cao ASEAN lần tứ 19(17-19/11/2011 tại Inđô) - Hội nghị cấp cao ĐNA lần thứ 6 - Hôi nghị cấp cao về diễn đàn hợp tác kinh tế CA-TBD lần 19(12-13/11/2011 tại Hoa Kỳ) - Hội nghị biến đổi khí hậu thế giới lần thứ 17 (28/11-10/12/2011 tại Nam Phi) |
|
Câu II |
|
Hãy nêu sự hình thành và mục đích của sự kiện giờ trên Trái Đất? Giờ trên Trái Đất năm 2012 có thông điệp gì? |
- Hình thành: + Là sáng kiến của Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên(WWF) về biến đổi khí hậu + Diễn ra đầu tiên tại Otraylia vào ngày 31/03/2007 |
||
- Mục đích: + Tiết kiệm năng lượng. + Tác động ý thức BVMT của mọi người |
||
Ý nghĩa của biểu tượng 60+ là gì? |
||
- 60 phút kêu gọi tắt điện. - Dấu “+” sau số 60 là không chỉ dừng lại ở 60 phút mà còn hơn nữa, |
||
{-- Nội dung đáp án câu 3, 4 của đề số 3 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --} |
||
Câu V |
1 |
Trình bày các nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự phát triển nhảy vọt “thần kỳ” của kinh tế Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ II? |
- Chú trọng tăng cường đầu tư vốn, hiện đại hóa nền sản xuất. - Tập trung cao độ vào những ngành kinh tế then chốt, ngành sinh lời nhanh, có những ngành trọng điểm trong từng giai đoạn(DC) - Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng. - Sự giúp đỡ của HK |
||
Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì về sự phát triển? |
||
- Có chiến lược tập trung vốn trong và ngoài nước để nhanh chóng đổi mới thiết bị, công nghệ, mua các phát minh, các bằng sáng chế,. - Có chiến lược phát triển các ngành kinh tế phù hợp cho từng thời kỳ tránh đầu tư phát triển tràn lan mà cần đầu tư phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm. - Phát triển cơ cấu kinh tế hai tầng. - Áp dụng chính sách mở cửa, đẩy mạnh liên kết các nước, các khu vực. |
||
2 |
Tại sao Nhật Bản lại chú trọng phát triển các ngành công nghiệp hiện đại đòi hỏi nhiều chất xám? Hãy nêu vai trò của những ngành này trong nền kinh tế Nhật Bản? |
|
- Phát triển những ngành đòi hỏi nhiều chất xám vì : + NB là nước nghèo tài nguyên khoáng sản. + Do ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng năng lượng. + Phẩm chất người lao động NB. + Tăng sức cạnh tranh với các cường quốc khác. + Nguyên nhân khác: Không thỏa mãn với những thành tựu đạt được, kinh tế phụ thuộc nhiều thị trường nước ngoài,….. |
||
- Vai trò của những ngành này trong nền kinh tế Nhật Bản? |
||
+ Là ngành kinh tế mũi nhọn được ưu tiên phát triển. + Góp phần đem lại lợi nhuận đáng kể, tạo vị trí cao của nền kinh tế NB. |
4. ĐỀ 4
Câu I
1. Phân tích tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến sự phát triển kinh tế - xã hội thế giới. Việt Nam cần phải làm gì trước tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại?
2. Trình bày những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, xã hội của khu vực Tây Nam Á. Tại sao vấn đề chính trị, xã hội ở Tây Nam Á luôn bất ổn định?
Câu II
1. Chứng minh rằng dân số thế giới đang có xu hướng già hóa. Cơ cấu dân số già dẫn tới những tác động gì đến sự phát triển kinh tế - xã hội?
2. Điều kiện kinh tế - xã hội của Hoa Kì có thuận lợi gì đối với sự phát triển công nghiệp? Trình bày và giải thích sự thay đổi không gian sản xuất nông nghiệp và công nghiệp của Hoa Kì.
Câu III
1. Chứng minh rằng Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức liên kết khu vực đạt nhiều thành tựu lớn trên thế giới.
2. Giải thích tại sao ngành nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản? Trình bày và giải thích đặc điểm phân bố ngành công nghiệp của Nhật Bản.
Câu IV
Cho bảng số liệu: Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của Liên bang Nga (Đơn vị: triệu tấn)
Năm |
1995 |
2001 |
2003 |
2005 |
Dầu mỏ |
305,0 |
340,0 |
400,0 |
470,0 |
Than |
270,8 |
273,4 |
294,0 |
298,3 |
Giấy |
4,0 |
5,6 |
6,4 |
7,5 |
Thép |
48,0 |
58,0 |
60,0 |
66,3 |
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của Liên bang Nga thời kì 1995 - 2005.
2. Nhận xét và giải thích về tốc độ tăng trưởng sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của Liên bang Nga thời kì 1995 - 2005.
ĐÁP ÁN
Câu |
Ý |
Nội dung |
I |
|
|
1 |
Phân tích tác động của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến sự phát triển kinh tế - xã hội các nước đang phát triển. Việt Nam cần phải làm gì trước tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. |
|
a. Phân tích tác động: - Khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp (sản xuất phần mềm, công nghiệp điện tử...) - Làm xuất hiện nhiều ngành mới, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. - Thay đổi cơ cấu lao động (tỉ lệ những người làm việc trí óc để trực tiếp tạo ra sản phẩm tăng cao) - Tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ (Phân tích…) - Phát triển nhanh chóng mậu dịch quốc tế, đầu tư nước ngoài trên phạm vi toàn cầu - Làm cho nền kinh tế thế giới chuyển dần từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức b. Liên hệ Việt Nam: - Đầu tư phát triển khoa học - công nghệ, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp kĩ thuật cao. - Thu hút vốn, công nghệ từ nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội. |
||
2 |
Trình bày những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, xã hội của khu vực Tây Nam Á. Tại sao vấn đề chính trị, xã hội ở Tây Nam Á luôn bất ổn định? |
|
a. Trình bày những đặc điểm nổi bật của khu vực Tây Nam Á. - Về tự nhiên: + Tây Nam Á là khu vực rộng lớn, nằm ở tây nam châu Á, vị trí mang tính chiến lược, ngã ba đường của ba châu lục Á, Âu, Phi. + Khí hậu khô nóng, phần lớn lãnh thổ là hoang mạc, bán hoang mạc. + Khoáng sản: là khu vực có trữ lường dầu khí lớn nhất thế giới. - Về dân cư - xã hội: + Tây Nam Á có 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, diện tích khoảng 7 triệu km2, số dân hơn 313 triệu người (năm 2005), là nơi xuất hiện nhiều quốc gia có nền văn minh lâu đời. + Là cái nôi của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới, phần lớn dân cư theo đạo Hồi. + Là khu vực tồn tại nhiều bất ổn về xã hội. b. Vấn đề chính trị, xã hội ở Tây Nam Á luôn bất ổn định, vì: - Vị trí mang tính chiến lược, nằm ở ngã ba đường của ba châu lục Á, Âu, Phi. - Nguồn tài nguyên khoáng sản dầu, khí trữ lượng rất lớn, phân bố quanh vịnh Pecxich (các nước có nhiều dầu khí là Arập Xêut, I rắc, I ran, Côoet,…). - Xung đột sắc tộc, tôn giáo với sự tồn tại các vấn đề dân tộc mang tính lịch sử các tôn giáo, tín ngưỡng khác biệt và các phần tử cực đoan của các tôn giáo, giáo phái. - Sự can thiệp mang tính vụ lợi của các thế lực bên ngoài và nạn khủng bố. |
II |
|
|
||||||||||||
1 |
Chứng minh rằng dân số thế giới đang có xu hướng già hóa. Dân số già dẫn tới những tác động gì đến sự phát triển kinh tế - xã hội? |
|
||||||||||||
a. Chứng minh dân số thế giới đang già đi - Trong cấu dân số theo độ tuổi, tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng thấp, tỉ lệ người trên 65 tuổi ngày càng cao và tuổi thọ của dân số thế giới ngày càng tăng Bảng: Cơ cấu dân số theo các nhóm tuổi, giai đoạn 2000 – 2005 (Đơn vị:%)
b. Tác động của cơ cấu dân số già - Thuận lợi: + Giảm sức ép với ngành giáo dục, lao động có kinh nghiệm + Tỉ lệ gia tăng dân số giảm - Hạn chế: + Thiếu lao động, nguy cơ suy giảm dân số. + Chi phí phúc lợi cho người già lớn, sức ép đối với y tế |
||||||||||||||
2 |
Điều kiện kinh tế - xã hội của Hoa Kì có thuận lợi gì đối với sự phát triển công nghiệp? Trình bày và giải thích sự thay đổi không gian sản xuất nông nghiệp và công nghiệp của Hoa Kì. |
|||||||||||||
a. Các điều kiện kinh tế - xã hội của Hoa Kì thuận lợi phát triển công nghiệp: - Dân cư, lao động: + Dân số đông thứ 3 trên thế giới (296,5 triệu người năm 2005) nên lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. + Người nhập cư đã đem lại cho Hoa Kì nguồn tri thức, vốn và lược lượng lao động lớn mà ít phải mất chi phí đầu tư ban đầu. - Hoa Kì sớm trở thành nền kinh tế hàng hóa, nền kinh tế thị trường điển hình, phát triển mạnh công nghiệp từ lâu đời, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển đồng bộ, hiện đại bậc nhất thế giới (mạng lưới giao thông vận tải, cơ sở năng lượng, các nhà máy, xí nghiệp…) - Có trình độ khoa học - kĩ thuật cao, trang thiết bị hiện đại, nguồn vốn lớn, qui mô GDP khổng lồ, sự hỗ trợ của các ngành kinh tế khác cho công nghiệp… - Thị trường rộng lớn (thị trường trong nước, thị trường nước ngoài). b. Sự thay đổi không gian sản xuất nông nghiệp và công nghiệp của Hoa Kì: - Trong nông nghiệp: + Phân bố sản xuất nông nghiệp ở Hoa Kỳ đã thay đổi theo hướng mở rộng lãnh thổ về phía Tây do vùng lãnh thổ phía Tây rộng lớn còn nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp (đặc biệt là chăn nuôi, phát triển cây lương thực ở các đồng bằng ven Thái Bình Dương…). + Các vành đai chuyên canh trước kia như: rau, lúa mì, nuôi bò sữa… đã chuyển thành các vùng sản xuất nhiều loại nông sản hàng hóa theo mùa vụ nhằm đa dạng hóa nông sản trên cùng một lãnh thổ, tận dụng tài nguyên đất, tăng giá trị sản xuất… - Trong công nghiệp: + Vùng công nghiệp ở Đông Bắc có xu hướng giảm tỉ trọng giá trị sản lượng do đây là vùng công nghiệp phát triển lâu đời với các ngành công nghiệp truyền thống như luyện kim, chế tạo..; Dân cư đông, sức ép về cơ sở vật chất; Sự xuống cấp của cơ sở hạ tầng vật chất- kĩ thuật… + Vùng phía Nam và ven Thái Bình Dương tăng tỉ trọng giá trị sản lượng. Do: vùng phía Tây rộng lớn, nhiều tài nguyên (vàng, đồng, boxit, tài nguyên năng lượng…), chính sách đầu tư phát triển hướng về phía Tây, đẩy mạnh và mở rộng nhiều ngành công nghiệp mới: điện tử, tin học, hàng không vũ trụ… |
||||||||||||||
III |
|
|||||||||||||
1 |
Chứng minh rằng Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức liên kết khu vực đạt nhiều thành tựu lớn trên thế giới. |
|
||||||||||||
- Quá trình phát triển: + Số lượng thành viên tăng liên tục: từ 6 nước (1957) lên 27 nước (2007). + Mở rộng theo các hướng khác nhau trong không gian địa lí (mở rộng về phạm vi lãnh thổ). + Mức độ liên kết, thống nhất ngày càng cao: Từ những liên kết kinh tế đơn thuần trong Cộng đồng kinh tế châu Âu (1957)và Cộng đồng châu Âu (1967) đến những liên kết toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị, an ninh quốc phòng trong liên minh châu Âu (EU)… - Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới + EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới: . Là một trong 3 trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới: năm 2004 GDP vượt Hoa Kì và Nhật Bản (chiếm 31 % GDP thế giới trong khi chỉ chiếm 7,1 % dân số thế giới). + EU là trung tâm thương mại lớn nhất thế giới: tỉ trọng EU trong xuất khẩu thế giới và tỉ trọng xuất khẩu/GDP của EU đều đứng đầu thế giới, vượt trên Hoa Kì và Nhật Bản (Năm 2004: Tỉ trọng xuất khẩu trong GDP là 26,5%, tỉ trọng của EU trong xuất khẩu của thế giới: 37,7%). - Tạo ra thị trường chung: + Tự do lưu thông: Tự do di chuyển, tự do lưu thông dịch vụ, tự do lưu thông hang hóa, tự do lưu thông tiền vốn + Sử dụng đồng tiền chung của EU - Hợp tác trong sản xuất và dịch vụ: Sản xuất máy bay E-bớt, đường hầm giao thông dưới biển Măng - sơ. |
|
|||||||||||||
2 |
Giải thích tại sao ngành nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản? Trình bày và giải thích đặc điểm phân bố công nghiệp Nhật Bản. |
|
||||||||||||
a. Ngành nông nghiệp ngày càng đóng vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản: - Tỉ trọng GDP của nông nghiệp chỉ chiếm 1% trong cơ cấu GDP (2004). Đất nông nghiệp ít, điều kiện sản xuất khó khăn trong khi nguy cơ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp do công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa. - Nền nông nghiệp vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nông phẩm cho thị trường trong nước do vậy phải nhập khẩu nhiều nông sản. Chính phủ ít chú trọng đầu tư cho nông nghiệp do đây là lĩnh vực ít sinh lời. b. Trình bày và giải thích đặc điểm phân bố công nghiệp Nhật Bản. - Trình bày đặc điểm phân bố công nghiệp Nhật bản: + Ngành công nghiệp Nhật bản phân bố không đều trên lãnh thổ + Các trung tâm công nghiệp tập trung chủ yếu ven bờ phía Nam Thái Bình Dương (DC). - Giải thích: + Vùng biển ven Thái Bình Dương có đường bờ biển khúc khuỷu, nhiều vịnh kín thuận tiện cho xây dựng các hải cảng. Đồng thời đây cũng là vùng tập trung đông dân cư, lao động, các cơ sở phát triển kinh tế của Nhật,.... tạo tiền đề cho việc hình thành các trung tâm công nghiệp. + Nhật Bản nghèo tài nguyên để phát triển công nghiệp nên nguyên -nhiên-vật liệu phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nên các trung tâm công nghiệp phải phân bố ở vùng ven biển để thuận tiện cho việc nhập khẩu. + Hàng công nghiệp của Nhật được bán ra thị trường thế giới nhiều nên cũng phải đặt các trung tâm công nghiệp ở gần biển để tiết kiệm chi phí sản xuất; vận chuyển; hạ giá thành… + Nguyên nhân khác: Hạn chế được ô nhiễm môi trường vùng nội địa, Mặt khác, vùng biển này thông ngay ra vùng biển quốc tế nên thuận tiện cho việc đi lại của Nhật Bản… |
|
|||||||||||||
{-- Nội dung đáp án câu 4 của đề số 4 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --} |
|
5. ĐỀ 5
Câu 1:
Hãy nêu những tác động của cách mạng khoa học-công nghệ hiện đại tới sự phát triển kinh tế-xã hội thế giới.
Câu 2:
Thời cơ của toàn cầu hóa đối với Việt Nam và một số khó khăn, thách thức gì khi Việt Nam gia nhập vào WTO?
Câu 3: Nêu những khó khăn, trở ngại của thiên nhiên Hoa Kỳ đối với quá trình phát triển kinh tế.
Câu 4: Trong chiến lược phát triển kinh tế của Trung Quốc hiện nay là phải ưu tiên phát triển miền Tây, góp phần ổn định chính trị, xã hội cho đất nước. Điều đó thể hiện như thế nào qua chiến lược đại khai phá miền Tây?
Câu 5: Cho bảng số liệu:
Giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc qua các năm
(Đơn vị: tỉ USD)
Năm |
1986 |
1995 |
2006 |
Xuất khẩu |
30,94 |
148,78 |
960,0 |
Nhập khẩu |
42,90 |
132,08 |
810,0 |
a.Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu xuất nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1986-2006.
b.Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu của Trung Quốc qua các năm và nêu nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó.
ĐÁP ÁN
Câu 1.
Những tác động của cách mạng khoa học-kỹ thuật hiện đại tới sự phát triển kinh tế-xã hội thế giới:
1-/ Tác động tới sự phát triển kinh tế-xã hội toàn cầu.
- Khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, có thể trực tiếp làm ra sản phẩm: sản xuất phần mềm, các ngành điện tử…
- Làm xuất hiện các ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao: sản xuất vật liệu mới, công nghệ gen, các dịch vụ kiến thức: bảo hiểm, viễn thông…
- Làm thay đổi cơ cấu lao động: tăng tỷ lệ lao động làm việc bằng trí óc trực tiếp tạo ra sản phẩm: các lập trình viên, nhà thiết kế công nghệ, sản phẩm trên máy tính…
- Phát triển nhanh chóng mậu dịch quốc tế, đầu tư của nước ngoài trên phạm vi toàn cầu.
2-/ Tác động tới sự phát triển kinh tế-xã hội của các nước phát triển:
- Ngành dịch vụ trở thành ngành có đóng góp lớn nhất trong GPD.
- Chất lượng cuộc sống của đại bộ phận dân chúng đạt ở mức cao.
3-/ Tác động tới sự phát triển kinh tế-xã hội của các nước đang phát triển:
- Gia tăng tốc độ phát triển kinh tế: Tận dụng cơ hội chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển, nhiều nước đang phát triển áp dụng thành tựu khoa học-công nghệ vào một số ngành kinh tế và đã đạt được thành quả đáng kể. Ví dụ: Công nghệ tin học phát triển ở An Độ đã đưa lại sự nổi tiếng cho đất nước này về công nghệ thông tin.
- Thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp dịch vụ trong GDP. Chất lượng cuộc sống của đa số người dân lao động chưa được cải thiện, sự chênh lệch giữa người giàu, người nghèo ngày càng gia tăng (nguyên nhân: do các chính sách xã hội của những nước này chưa quan tâm đến giải quyết vấn đề bình đẳng, công bằng xã hội).
Câu 2:
Từ ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của WTO.
- Thời cơ:
- Mở rộng thị trường ra nước ngoài, tìm thị trường mới trên cơ sở các Hiệp định thương mại song phương, đa phương. Khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ hưởng quyền ưu đãi tối huệ quốc (MFN) và có nhiều thuận lợi về xuất khẩu hàng hóa vào các nước khác trong WTO.
- Có cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Có nhiều cơ hội tiếp nhận và đổi mới công nghệ, trang thiết bị.
- Mở cửa, tạo điều kiện phát huy nội lực.
- Có sự phân công lao động mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra trên nhiều phương diện.
- Những khó khăn, thách thức:
- Thực trạng nền kinh tế nước ta có nhiều mặt lạc hậu so với khu vực và thế giới.
- Trình độ quản lý kinh tế nhìn chung còn thấp.
- Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế còn chậm.
- Sử dụng các nguồn vốn còn kém hiệu quả.
Câu 3:
- Lãnh thổ rộng lớn làm cho việc khai thác, sử dụng điều kiện tự nhiên không dễ dàng.
- Thiên tai thường xuyên xảy ra:
+ Núi lửa phun và động đất (chủ yếu tập trung ở miền Tây và Nam Hoa Kỳ).
+ Các cơn bão nhiệt đới có sức tàn phá lớn, gây lụt lội ở vùng bờ biển Đông Nam.
+ Mùa Đông bão tuyết (blizzard) từ Canada tràn xuống đồng bằng Trung tâm làm cho Florida, New Orleans tuy nằm gần vùng nhiệt đới mà có lúc nhiệt độ xuống tới gần 0º, những ngày cực lạnh làm thiệt hại mùa màng, ngược lại mùa hè khối khí nhiệt đới nóng ẩm từ vịnh Mehico lấn lên phía Bắc gây ra những ngày nóng đặc biệt, New York, Chicago có lúc nhiệt độ lên tới 37ºC.
- Hiện tượng thiếu nước nghiêm trọng trên khu vực rộng lớn ở khu vực phía Tây.
- Nạn xói mòn đất nghiêm trọng ở phía Bắc vùng đồng bằng Trung Tâm và các bang quanh dãy Appalaches.
- Tài nguyên Hoa Kỳ tuy rất phong phú nhưng không thể đầy đủ cho tất cả nhu cầu của các ngành công nghiệp, càng phát triển kinh tế Hoa Kỳ càng phải phụ thuộc vào việc nhập nguyên liệu, nhiên liệu của nhiều nước khác (nhất là ở các nước đang phát triển).
- Tuy nhiên, nhờ có mạng lưới GTVT và thông tin được tổ chức tốt, nên sự rộng lớn của lãnh thổ lại trở thành một ưu thế có tính chất quyết định đối với sức mạnh kinh tế của Hoa Kỳ.
Câu 4:
Chiến lược tiến công Miền Tây Trung Quốc.
Miền Tây Trung Quốc là khu vực có vị trí địa lý quan trọng, có những tiềm năng để phát triển kinh tế nhưng chưa được chú ý khai thác, quá trình vươn lên không ngừng của Trung Quốc đã làm gia tăng khoảng cách chênh lệch, phân hóa giữa miền Đông và miền Tây. Điều này đặt ra nhiệm vụ lớn trong chiến lược phát triển kinh tế của Trung Quốc là phải ưu tiên phát triển miền Tây, góp phần ổn định chính trị, xã hội cho toàn đất nước.
Miền Tây Trung Quốc bao gồm các tỉnh, thành phố, khu tự trị là Thiểm Tây, Cam Túc, Ninh Hạ, Thanh Hải, Tân Cương, Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên, Tây Tạng, Trùng Khánh, Nội Mông với dân số gần 400 triệu người, có nhiều dân tộc ít người, cơ sở hạ tầng yếu kém, mạng lưới giao thông thưa, bình quân thu nhập đầu người thấp hơn nhiều so với mức trung bình cả nước.
Chính vì vậy, từ cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX và sang thế kỷ XXI, Nhà nước Trung Quốc đã thực hiện Chiến lược đại khai phá miền Tây, quan tâm đặc biệt đến miền Tây thông qua một loạt các chính sách đầu tư, hỗ trợ cho sự phát triển miền Tây như:
* Quy hoạch toàn diện nguồn tài nguyên khoáng sản và sử dụng hiệu quả, hợp lý, bảo vệ nguồn tài nguyên.
* Xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng môi trường sinh thái, phát triển các ngành nghề ưu thế đặc sắc của miền Tây.
* Phát triển sự nghiệp khoa học, giáo dục, đào tạo sử dụng tốt nhân tài.
* Phát triển các ngành truyền thống và các ngành kỹ thuật cao.
* Cải thiện môi trường đầu tư, có chính sách thuế, thuê đất ưu tiên cho các nhà đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, tham gia vào khai phá phát triển miền Tây.
* Mở rộng hợp tác với các nước láng giềng, xây dựng khu vực mậu dịch tự do, phát triển mậu dịch biên giới. Phấn đấu trong một, hai thập kỷ tới miền Tây sẽ có bước phát triển nhảy vọt đáp ứng yêu cầu phát triển toàn bộ nền kinh tế
Câu 5:
a. - Xử lí số liệu
- Vẽ biểu đồ thích hợp,khoa học, thẩm mĩ tròn/ cột chồng/ miền Đơn vị :%
Năm |
1986 |
1995 |
2006 |
Xuất khẩu |
42 |
53 |
54,2 |
Nhập khẩu |
58 |
47 |
45,8 |
b. Nhận xét:
*/Cơ cấu xuất nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1986 – 2006 có sự chuyển dịch theo hướng tích cực :
- Tăng tỉ trọng xuất khẩu 12,2 %
- Giảm tỉ trọng nhập khẩu 12,2%
- Năm 1986 Trung Quốc nhập siêu nhưng đến 1995 và 2006 đã xuất siêu
*/ Nguyên nhân: Do Trung Quốc áp dụng nhiều chính sách cải cách thương mại tiến bộ, hội nhập với nền kinh tế thế giới
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi HSG môn Địa lý 11 năm 2021 - Trường THPT Lê Hồng Phong có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Ngoài ra, các em còn có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục:
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.