Dưới đây là nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 8 năm 2021 có đáp án Trường THCS Phạm Phú Thứ giúp các em học sinh lớp 8 có thêm tài liệu ôn tập rèn luyện kĩ năng làm bài để chuẩn bị cho kì thi sắp đến cũng như gửi đến quý thầy, cô tham khảo. Hi vọng tài liệu sẽ có ích và giúp các em có kết quả học tập tốt!
TRƯỜNG THCS PHẠM PHÚ THỨ |
KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học 2020-2021 MÔN: VẬT LÝ 8 Thời gian: 45p |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1: (0,75 điểm): Một vật được kéo di chuyển trên một mặt dốc nghiêng. Lực tác dụng lên vật gồm trọng lực P, lực kéo F , lực nâng N và lực ma sát Fms của mặt dốc, có phương và chiều được mô tả trên hình. Cho biết lực nào có thực hiện công?
Câu 2: (1,0 điểm): Hãy cho biết nhiệt năng của vật trong các mô tả sau thay đổi theo cách thực hiện công hay truyền nhiệt?
a) Miếng kim loại được cọ xát xuống mặt bàn.
b) Cục nước đá bỏ vào ly nước nóng.
Câu 3: (1,0 điểm): Vật (hay người) nào trong những tình huống sau có dạng cơ năng: thế năng trọng trường, thế năng đàn hồi, động năng?
a) Xe chạy trên đường.
b) Con chim đang bay trên trời.
c) Dây thun được kéo dãn.
Câu 4: (0,5 điểm): Một người đi xe đạp trên đường, tác dụng lực kéo không đổi 80 N vào xe. Xe chuyển động với tốc độ 72 km/h. Tính công suất của người.
Câu 5: (2,0 điểm): Trong y tế, các chuyên gia sử dụng muối dưới dạng dung dịch nước muối sinh lý (NaCl 0,9 %) để sát khuẩn, khử trùng. Dung dịch nước muối sinh lý được điều chế theo tỷ lệ 1 lít nước cất với 9 g muối tinh khiết.
a) Tại sao cho muối vào nước sau một thời gian có vị mặn?
b) Tại sao muối tan nhanh trong nước nóng, tan chậm trong nước lạnh?
Câu 6: (1,25 điểm): Nồi bằng inox hay nồi bằng thủy tinh cùng nấu một lượng thức ăn và cùng được cung cấp lượng nhiệt thì nồi nào thức ăn chín nhanh hơn? Tại sao?
Câu 7: (1,0 điểm): Hãy cho biết người chạy xe đạp xuống dốc có chuyển hóa cơ năng từ dạng nào sang dạng nào?
Câu 8: (2,5 điểm): Một ô tô đi được quãng đường dài 10 km mất 20 phút. Biết lực kéo trung bình của động cơ là 5000 N.
a) Tính công mà ô tô đã thực hiện.
b) Tính công suất của ô tô.
ĐÁP ÁN
Câu 1:
Lực tác dụng lên vật không thực hiện công khi lực có phương vuống góc với quãng đường dịch chuyển của vật.
=>Các lực thực hiện công là trọng lực P, lực kéo F và lực ma sát Fms của mặt dốc vì phương của lực cùng phương với phương chuyển động.
Còn lực nâng N có phương vuông góc với phương chuyển động nên không sinh công.
Câu 2:
a) Miếng kim loại được cọ sát xuống mặt bàn, tức là ta đã tác dụng một lực làm cho miếng kim loại chuyển động và nóng lên => nhiệt lượng tăng => Thực hiện công.
b) Cục nước đá bỏ vào ly nước nóng, tức là nhiệt độ của cục nước đá bị thay đổi => Truyền nhiệt.
Câu 3:
a) Xe chạy trên đường có tồn tại cơ năng dưới dạng động năng vì xe đang chuyển động.
b) Con chim đang bay trên trời có cơ năng tồn tại dưới dạng động năng và thế năng trọng trường vì con chim đang chuyển động và ở một độ cao xác định so với mặt đất.
c) Dây thun được kéo dãn có cơ năng tồn tại dưới dạng thế năng đàn hồi vì dây chun có độ biến dạng.
Câu 4:
Đổi 72 km/h = 20 m/s
Công suất của người là:
\(P = F.v = 80.20 = 1600{\rm{W}}\)
Câu 5:
a) Giữa các phân tử nước có khoảng cách với nhau, khi thả muối vào nước thì các phân tử muối sẽ xen lẫn vào các phân tử nước, khi xen lẫn thì các phân tử muối sẽ hòa tan và tạo thành dung dịch muối có vị mặn.
b) Ta có: nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
=>Ta hòa tan muối trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh là vì: Nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử muối và nước chuyển động nhanh hơn.
...
---(Nội dung tiếp theo của phần đáp án, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
2. ĐỀ SỐ 2
A.TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Hãy chọn câu đúng nhất A,B,C hoặc D.
Câu 1: Công suất được xác định bằng:
A. Lực tác dụng trong một giây
B. Công thức \(P = A.t\)
C. Công thực hiện được trong một giây
D. Công thực hiện khi vật dịch chuyển một mét
Câu 2: Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng?
A.Khối lượng
B. Thể tích
C. Nhiệt năng
D. Nhiệt độ
Câu 3: Cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt đến kém là:
A. Đồng, nước, thủy tinh, không khí
B. Đồng, thủy tinh, nước, không khí
C. Đồng, thủy tinh, không khí, nước
D. Thủy tinh, đồng, nước, không khí
B. TỰ LUẬN: (7 điểm)
Bài 1: (2 điểm) Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống của những câu sau đây:
a) Khi ….(1)….của vật càng cao, thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động …(2)… và nhiệt năng của vật càng lớn.
b) Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng hai cách, đó là:….(3)…..và bằng cách …..(4)….
Bài 2: (2 điểm) Hãy chọn từ thích hợp cho các chỗ trống ở bảng sau:
Bài 3: (3 điểm) Có 2 lít nước sôi đựng trong một cái ca. Hỏi khi nhiệt độ của nước hạ xuống còn 400C thì nước đã tỏa ra môi trường xung quanh một nhiệt lượng là bao nhiêu? Cho nhiệt dung của nước là C = 4200 J/Kg.k.
ĐÁP ÁN
A.TRẮC NGHIỆM
Câu 1:
Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
Biểu thức : \(P = \frac{A}{t}\)
Chọn C
Câu 2:
Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì nhiệt năng cũng sẽ tăng lên => nhiệt độ tăng => thể tích tăng, chỉ còn lại khối lượng của vật là không thay đổi.
Chọn A
Câu 3:
Cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt đến kém là: Đồng, thủy tinh, nước, không khí.
Chọn B
B. TỰ LUẬN
Bài 1:
a)
(1) nhiệt độ
(2) càng nhanh
b)
(3) thực hiện công
(4) truyền nhiệt
Bài 2:
Bài 3:
Tóm tắt:
V = 2 lít = 0,002 m3
t1 = 1000C
t = 400C
C = 4200 J/Kg.K
Q = ?
Lời giải
Khối lượng của nước là:
\(m = V.D = 0,002.1000 = 2(kg)\)
Nhiệt lượng tỏa ra môi trường là:
\(Q = mc\Delta t = mc.\left( {{t_1} - t} \right) \\= 2.4200.\left( {100 - 40} \right) = 504000J\)
Vậy Q = 504000 J
---(Hết đề thi số 2)---
3. ĐỀ SỐ 3
Câu 1: (3 điểm)
a) Viết công thức tính công suất, chỉ ra các đại lượng và đơn vị của các đại lượng có trong công thức.
b) Một con ngựa kéo một cái xe đi được 18 km trong 2 giờ, biết lực kéo của con ngựa là 200N. Tính công suất của con ngựa.
c) Một chiếc máy bay đang bay trên bầu trời. Máy bay có cơ năng không? Nếu có thì cơ năng của máy bay thuộc dạng cơ năng nào?
Câu 2: (2 điểm)
a) Dẫn nhiệt là gì? Tìm hai ví dụ về hiện tượng dẫn nhiệt?
b) Tại sao nồi, xoong thường làm bằng kim loại? còn bát đĩa thường làm bằng sứ ?
Câu 3: (2 điểm)
a) Các chất được cấu tạo như thế nào? Nêu hai đặc điểm của nguyên tử, phân tử?
b) Một lọ nước hoa trong lớp học. Sau vài giây cả lớp đều ngửi thấy mùi nước hoa. Hãy giải thích tại sao?
Câu 4: (3 điểm)
Thả một quả cầu đồng khối lượng 0,2 kg được đun nóng tới 1000C vào một cốc nước ở 200C. Sau một thời gian nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 250C. Tính khối lượng nước, coi như chỉ có quả cầu và nước truyền nhiệt cho nhau. Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K, nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K.
ĐÁP ÁN
Câu 1:
a)
Công suất là đại lượng được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
Công thức: \(P = \frac{A}{t}\) , trong đó:
P : công suất (oát - W)
A: công thực hiện (jun - J)
t : thời gian thực hiện công đó (giây - s)
b)
Đổi: 18 km = 18000 m
2 giờ = 2.60.60 = 7200 s
Công mà con ngựa đã thực hiện được là:
A = F.s = 200.18000 = 3600000 (J)
Công suất của con ngựa là:
\(P = \dfrac{A}{t} = \dfrac{{3600000}}{{7200}} = 500\left( {\rm{W}} \right)\)
c)
Một máy bay đang bay trên bầu trời có cơ năng. Cơ năng của máy bay thuộc dạng động năng và thế năng trọng trường, vì:
+ Máy bay đang bay, tức là nó đang ở một độ cao nhất định so với mặt đất nên máy bay có thế năng trọng trường.
+ Khi máy bay cất cánh bay, tức là nó đang chuyển động nên máy bay có động năng.
Câu 2:
a)
Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sáng vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.
Ví dụ:
- Khi đun nước trong ấm. nước sẽ nóng dần lên. Nếu thò một ngón tay vào nước ta thấy ấm tay => Nước đã truyền nhiệt từ lửa sang tay ta.
- Dùng một que sắt đưa một đầu vào bếp than đang cháy, một lúc sau cầm vào đầu còn lại ta thấy nóng tay => Thanh sắt đã dẫn nhiệt từ bếp than sang tay ta.
b)
-Xoong, nồi dùng để nấu thức ăn. Làm xoong, nồi bằng kim loại vì kim loại dẫn nhiệt tốt làm cho thức ăn nhanh chín.
- Bát đĩa dùng để đựng thức ăn, muốn cho thức ăn lâu bị nguội thì bát đĩa làm bằng sứ là tốt nhất vì sứ là chất dẫn nhiệt kém.
Câu 3:
a)
- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
- Đặc điểm:
+ Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.
+ Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
b)
Khi mở lọ nước hoa thì các phân tử nước hoa bay ra khỏi lọ và chuyển động không ngừng về mọi phía len vào khoảng cách giữa các phân tử không khí. Sau một thời gian thì các phân tử nước hoa tỏa ra khắp lớp học.
...
---(Nội dung tiếp theo của phần đáp án, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
4. ĐỀ SỐ 4
Câu 1: (1,0 điểm)
a) Khi nào lực tác dụng lên vật thực hiện được công?
b) Công suất là gì?
Câu 2: (1,0 điểm)
Vì sao quả bóng cao su hoặc quả bóng bay bơm căng dù có buộc chặt sau một thời gian lại bị xẹp dần dù bóng không bị thủng.
Câu 3: (2,0 điểm)
Thả một miếng kim loại đã được đun nóng vào một ly nước lạnh. Hỏi:
a) Nhiệt năng của miếng kim loại và nước thay đổi như thế nào?
b) Sự thay đổi nhiệt năng trên được thực hiện bằng cách nào? Nhiệt năng là gì?
Câu 4: (2,0 điểm)
a) Hãy kể tên các hình thức truyền nhiệt
b) Vì sao khi trời rét, mặc nhiều áo mỏng lại có thể thấy ấm hơn một áo vải dày?
Câu 5: (4,0 điểm)
Một người kéo một vật nặng 12 kg chuyển động đều lên cao 4 m theo phương thẳng đứng trong 20 giây.
a) Tính công và công suất của người ấy.
b) Nếu kéo vật lên độ cao trên bằng một mặt phẳng nghiêng dài 8 m thì lực kéo của người đó có giá trị là bao nhiêu? (bỏ qua ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng).
ĐÁP ÁN
Câu 1:
a)
Khi lực tác dụng lên vật làm cho vật chuyển động. Ta nói lực thực hiện một công cơ học hay lực sinh công.
b)
Công suất là đại lượng được tính bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
Câu 2:
Quả bóng cao su hoặc quả bóng bay bơm căng dù có buộc chặt sau một thời gian lại bị xẹp dần dù bóng không bị thủng, vì:
Thành bóng cao su hay quả bóng bay được cấu tạo từ các phân tử cao su, giữa chúng có khoảng cách. Các phân tử không khí ở trong bóng có thể chui qua các khoảng cách này mà ra ngoài làm cho bóng xẹp dần.
Câu 3:
a)
Đây là quá trình truyền nhiệt: nhiệt lượng từ miếng kim loại truyền cho nước.
Khi đó, ta có nhiệt độ của nước tăng lên, của miếng kim loại giảm đi => Nhiệt năng của nước tăng lên, của miếng kim loại giảm đi.
b)
- Sự thay đổi nhiệt năng trên được thực hiện bằng cách truyền nhiệt.
- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
Câu 4:
a) Các hình thức truyền nhiệt:
- Bức xạ nhiệt
- Dẫn nhiệt
- Đối lưu.
b) Khi trời rét, mặc nhiều áo mỏng lại có thể thấy ấm hơn một áo vải dày vì khi mặc nhiều áo mỏng ta đã tạo ra được nhiều lớp không khí giữa các lớp áo mỏng. Các lớp không khí này dẫn nhiệt kém nên có thể giữa ấm cho cơ thể tốt hơn, giúp thân thể người cách nhiệt với môi trường bên ngoài tốt hơn khi mặc một chiếc áo dày.
...
---(Nội dung tiếp theo của phần đáp án, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
5. ĐỀ SỐ 5
Câu 1: (2,5 điểm)
a) Khi nào lực thực hiện công? Cho một ví dụ trường hợp lực tác dụng lên vật thực hiện được công và một ví dụ trường hợp không thực hiện được công.
b) Viết công thức tính công. Nêu rõ ký hiệu và đơn vị các đại lượng trong công thức.
Câu 2: (2 điểm)
a) Nhiệt năng là gì? Cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật?
b) Xoa hai bàn tay vào nhau, ta thấy tay nóng lên. Trong hiện tượng này đã có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng nào sang dạng nào? Có thể nói tay nhận nhiệt lượng được không? Vì sao?
Câu 3: (1,5 điểm)
Giải thích tại sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng lại ấm hơn mặc một áo dày?
Câu 4: (3 điểm)
Người ta dùng cần cẩu để nâng một thùng hàng có khối lượng 1500 kg lên cao 12m trong 20 giây.
a) Tính công cần thực hiện.
b) Tính công suất cần cẩu.
c) Dùng cần cẩu có công suất trên để đưa một container lên cao 8m mất 25 giây. Tính trọng lượng của container.
Câu 5: (1 điểm)
Một xe chạy trên đoạn đường nằm ngang với tốc độ 45 km/h. Khi xe đến một đoạn đường dốc, xe phải chuyển động với lực kéo động cơ tăng gấp đôi so với khi xe chuyển động trên đoạn đường nằm ngang, nhưng tài xế mở “ga” tối đa thì cũng chỉ tăng được công suất của động cơ lên gấp rưỡi lần so với đoạn đường nằm ngang.
a) Chứng minh rằng P = F.v
b) Tìm tốc độ tối đa của xe trên đoạn đường dốc.
ĐÁP ÁN
Câu 1:
a)
Khi lực tác dụng lên vật làm cho vật chuyển động. Ta nói lực thực hiện một công cơ học hay lực sinh công.
Ví dụ:
-Trường hợp lực tác dụng lên vật thực hiện công:
Một người đi siêu thị đẩy xe hàng, người đó đã tác dụng lực đẩy lên xe làm xe chuyển động => có công cơ học.
- Trường hợp lực tác dụng lên vật không thực hiện công:
Một người giữ cho cái thang không bị lung lay để người phía trên trèo xuống. Mặc dù cũng có lực do người tác dụng lên thang nhưng thang không di chuyển => không có công cơ học.
b)
Công thức tính công: \(A = F.s\)
Trong đó:
A: Công cơ học (jun –J)
F: lực tác dụng lên vật (Niuton – N)
s: quãng đường vật dịch chuyển (mét – m)
Câu 2:
a)
- Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
- Các cách làm biến đổi nhiệt năng: thực hiện công và truyền nhiệt.
+ Để làm tăng nhiệt năng của vật ta thực hiện công bằng cách cho vật chuyển động hoặc tác động lực lên vật.
+ Truyền nhiệt là cách làm thay đổi nhiệt năng mà không cần thực hiện công.
b)
- Trong hiện tượng này đã có sự chuyển hóa từ cơ năng sang nhiệt năng. Đây là sự thực hiện công.
- Có thể nói tay ta đã nhận nhiệt lượng vì khi xoa hai bàn tay vào nhau thì tay ta đã thực hiện công, làm cho nhiệt độ của tay tăng lên => nhiệt năng tăng.
Câu 3:
Khi trời rét, mặc nhiều áo mỏng lại có thể thấy ấm hơn một áo vải dày vì khi mặc nhiều áo mỏng ta đã tạo ra được nhiều lớp không khí giữa các lớp áo mỏng,. Mà không khí truyền nhiệt kém nên không khí lạnh khó truyền vào cơ thể người ,giúp thân thể người cách nhiệt với môi trường bên ngoài tốt hơn khi mặc một chiếc áo dày.
Câu 4:
a)
Lực cần tác dụng là:
\(F = 10m = 10.1500 = 15000N\)
Công cần thực hiện là:
\(A = F.h = 15000.12 = 180000J\)
b)
Công suất của cần cẩu là:
\(P = \dfrac{A}{t} = \dfrac{{180000}}{{20}} = 9000{\rm{W}}\)
c)
Gọi A’ là công cần thực hiện để đưa container lên cao 8m.
Tá có: \(P = \dfrac{{A'}}{t}\\ \Rightarrow A' = P.t = 9000.25 = 225000J\)
Lại có: \(A' = F.h\)
=>Trọng lượng của container là:
\(F = \dfrac{{A'}}{h} = \dfrac{{225000}}{8} = 28125N\)
Kết luận:
a) A = 180000 J
b) P = 9000 W
c) F = 28125 N
...
---(Nội dung tiếp theo của phần đáp án, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 8 năm 2021 có đáp án Trường THCS Phạm Phú Thứ. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tốt!