YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 8 năm 2021 có đáp án Trường THCS Sư Vạn Hạnh

Tải về
 
NONE

Chuyên đề Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 8 năm 2021 có đáp án Trường THCS Sư Vạn Hạnh dưới đây tổng hợp lại những kiến thức quan trọng đã học, qua đó giúp các em có thể tự luyện tập và tham khảo thêm. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập tốt kiến thức, chuẩn bị hành trang sẵn sàng cho kì thi sắp tới của mình. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS SƯ VẠN HẠNH

KIỂM TRA HỌC KỲ II

Năm học 2020-2021

MÔN: VẬT LÝ 8

Thời gian: 45p

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: (2,0 điểm)

a) Kể tên các dạng cơ năng. Động năng của một vật phụ thuộc vào các yếu tố nào?

b) Một con ngựa kéo một cái xe chạy đều với một lực không đổi là 1000 N và đi được 6 km trong 25 phút. Tính công và công suất trung bình của con ngựa.

Câu 2: (2,0 điểm)

a) Kể tên các hình thức truyền nhiệt và cho biết các hình thức truyền nhiệt đó xảy ra chủ yếu của chất nào? Cho ví dụ.

b) Giải thích tại sao về mùa hè ta thường mặc áo sáng màu mà không mặc áo tối màu?

Câu 3: (1,5 điểm)

Thả một chiếc thìa vào nồi canh nóng. Nhiệt năng của chiếc thìa và của nước canh thay đổi như thế nào? Nhiệt năng được truyền từ vật nào sang vật nào, bằng hình thức gì?

Câu 4: (2,0 điểm): Giải thích một số hiện tượng sau:

a) Giải thích tại sao khi trộn 50 cm3 nước vào 50 cm3 rượu ta lại không thu được 100 cm3 hỗn hợp nước và rượu?

b) Giải thích tại sao cứ vài ngày sau khi bơm căng săm xe đạp, dù không sử dụng thì săm xe cũng bị xẹp xuống?

Câu 5: (2,5 điểm)

Người ta nung nóng một miếng nhôm nặng 1 kg đến 1000C rồi thả vào một thau nước ở 200C làm nước nóng tới 500C.

a) Tính nhiệt độ của nhôm ngay khi có cân bằng nhiệt?

b) Tính nhiệt lượng mà nhôm tỏa ra.

c) Tính khối lượng của nước? (Coi như chỉ có nhôm và nước truyền nhiệt cho nhau). Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K và của nước là 4200 J/kg.K. 

ĐÁP ÁN

Câu 1:

a)

- Các dạng của cơ năng bao gồm:

+ Động năng

+ Thế năng trọng trường

+ Thế năng đàn hồi.

- Động năng của một vật phụ thuộc vào các yếu tố:

+ Vận tốc

+ Khối lượng của vật.

b)

Đổi 6 km = 6000 m

25 phút  = 25.60 = 1500 s

Công thực hiện được của con ngựa là:

\(A = F.s = 1000.6000 = 6000000J\)

Công suất trung bình của con ngựa là:

\(P = \dfrac{A}{t} = \dfrac{{6000000}}{{1500}} = 4000{\rm{W}}\)

Câu 2:

a)

Các hình thức truyền nhiệt:

- Bức xạ nhiệt: truyền năng lượng dạng sóng điện từ từ bề mặt nóng hơn sang bề mặt lạnh hơn. Bức xạ đi xuyên qua không khí và cả chân không.

Ví dụ: Để một vật ngoài trời nắng, một lúc sau vật nóng lên do có nhiệt truyền từ Mặt trời đến Trái đất.

- Dẫn nhiệt: năng lượng nhiệt truyền trong lòng chất rắn, chất lỏng hoặc qua bề mặt tiếp xúc thông qua dao động phân tử.

Ví dụ: Hơ nóng một đầu của một thanh sắt, lúc sau đầu còn lại của thanh sắt nóng lên.

- Đối lưu nhiệt: thông qua dòng chuyển động của chất lỏng hoặc chất khí. Dạng đối lưu nhiệt gây cảm giác nóng cho con người là sự đối lưu của dòng không khí.

Ví dụ: Khi đun nước, ta đun ở đáy ấm để tạo dòng đối lưu, nước mau sôi.

b)

Về mùa hè ta thường mặc áo sáng màu mà không mặc áo tối màu là vì: các vật có màu càng tối thì hấp thụ tia nhiệt càng nhiều, còn các vật có màu sáng thì ít hấp thụ các tia nhiệt hơn nên mặc áo màu sáng vào mùa hè sẽ giảm khả năng hấp thụ các tia nhiệt, làm cho ta có cảm giác mát hơn.

Câu 3:

Thả một chiếc thìa vào nồi canh nóng thì nước cung cấp nhiệt lượng cho thìa làm thìa nóng lên => Nhiệt năng của thìa tăng lên nhờ nhiệt của nước nóng. Còn nhiệt năng của nước giảm đi do cung cấp cho thìa.

Nhiệt năng được truyền từ nước canh sang thìa bằng hình thức truyền nhiệt.

Câu 4:

a)

Khi trộn 50 cm3 nước vào 50 cm3 rượu ta lại không thu được 100 cm3 hỗn hợp nước và rượu vì: giữa các phân tử nước và phân tử rượu có khoảng cách nên khi đổ rượu vào nước thì các phân tử rượu xen lẫn vào các phân tử nước nên thể tích của hỗn hợp rượu và nước nhỏ hơn 100 cm3 .

b)

Cứ vài ngày sau khi bơm căng săm xe đạp, dù không sử dụng thì săm xe cũng bị xẹp xuống là vì: Săm xe đạp được cấu tạo từ các phân tử cao su, giữa chúng có khoảng cách, nên các phân tử khí ở trong săm xe có thể chui qua các khoảng cách này mà ra ngoài làm cho săm xe bị xẹp xuống dần.

...

---(Nội dung tiếp theo của phần đáp án, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

2. ĐỀ SỐ 2

PHẦN I- TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Công thức nào sau đây dùng để tính công suất của một vật

A. \(P = A.t\)               

B. \(P = \frac{t}{A}\)

C. \(P = F.S\)              

D. \(P = \frac{A}{t}\)

Câu 2: Môi trường nào không có nhiệt năng? 

A. Môi trường rắn

B. Môi trường khí

C. Môi trường lỏng 

D. Môi trường chân không

Câu 3: Viên bi lăn trên mặt đất, năng lượng của nó tồn tại ở dạng nào?

A. Thế năng hấp dẫn

B. Thế năng đàn hổi

C. Động năng

D. Một loại năng lượng khác

Câu 4: Khi đun nóng một khối nước thì:

A. Thể tích của nước giảm

B. Khối lượng nước tăng

C. Nhiệt năng của nước tăng

D. Trọng lượng riêng của nước giảm

Câu 5: Sắp xếp theo thứ tự giảm dần về khả năng dẫn nhiệt của các chất sau: thép, đồng, thủy tinh, nhựa

A. Thép, đồng, nhựa, thủy tinh

B. Thép, đồng, thủy tinh, nhựa

C. Thủy tinh, thép, đồng, nhựa

D. Đồng, thép, thủy tinh, nhựa

Câu 6: Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của môi trường nào?

A. Lỏng và khí    B. Lỏng và rắn

C. Khí và rắn      D. Rắn, lỏng, khí.

PHẦN II – TỰ LUẬN

Câu 7: Một học sinh nói: “Một cốc nước ở nhiệt độ 300C có nhiệt năng nhỏ hơn một giọt nước ở nhiệt độ 900C”. Theo em bạn đó nói đúng hay sai? Tại sao?

Câu 8:

Trong cốc nước đường có các phân tử đường và các phân tử nước. Hãy cho biết:

a) Các phân tử này có giống nhau không?

b) Vị trí các phân tử đường và nước trong cốc có xác định được không? Tại sao?

Câu 9:

a) Tính nhiệt lượng cần để đun sôi 0,8 kg nước ở trên mặt đất từ nhiệt độ 200C. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K 

b) An thực hiện được một công 36kJ trong 10 phút. Bình thực hiện một công 42 kJ trong 14 phút. Ai làm việc khỏe hơn?

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM

1-D

2-D

3-C

4-C

5-D

6-A

 

PHẦN II – TỰ LUẬN

Câu 7:

Không thể nói “Một cốc nước ở nhiệt độ 300C có nhiệt năng nhỏ hơn một giọt nước ở nhiệt độ 900C”. Vì nhiệt năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ của vật và khối lượng của vật.

Câu 8:

a) Trong cốc nước đường có các phân tử đường và các phân tử nước, chúng là các phân tử khác nhau.

b) Vị trí các phân tử đường và nước trong cốc không xác định cụ thể được vì chúng chuyển động hỗn loạn không ngừng.

Câu 9:

Tóm tắt:

a)\(m = 0,8kg;c = 4200J/kg;{t_0} = {20^0}C;\)

\({t_1} = {100^0}C\)

b)\({A_{An}} = 36kJ;{t_{An}} = 10ph = 600{\rm{s}};\)

\({A_B} = 42kJ;{t_B} = 14ph = 840s\)

 Bài làm:

a) Nhiệt lượng cần để đun sôi 0,8 kg nước ở trên mặt đất từ nhiệt độ 200 C là:

\(Q = m.c.\Delta t = 0,8.4200.\left( {100 - 20} \right) \)

\(= 268\,800{\rm{ }}J\)

b) Công suất của An là:

\({P_{An}} = \dfrac{{{A_{An}}}}{{{t_{An}}}} = \dfrac{{36000}}{{600}} = 60{\rm{W}}\)

Công suất của Bình là :

\({P_{Binh}} = \dfrac{{{A_{Binh}}}}{{{t_{Binh}}}} = \dfrac{{42000}}{{840}} = 50{\rm{W}}\)

Vì công suất của An lớn hơn của Bình nên An làm việc khỏe hơn Bình.

---(Hết đề thi số 2)---

 

3. ĐỀ SỐ 3

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra

A. Chỉ ở chất khí

B. Chỉ ở chất lỏng

C. Chỉ ở chất khí và chất lỏng 

D. Ở cả chất rắn, chất lỏng và chất khí

Câu 2: Một cần trục thực hiện một công 3000 J để nâng một vật năng lên cao trong thời gian 5 giây. Công suất của cần trục sản ra là:

A. 15 000 W                      

B. 600 kW

C. 6 kW                            

D. 0,6 kW

Câu 3: Thế năng hấp dẫn của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào?

A. Khối lượng và vị trí của vật so với mặt đất 

B. Khối lượng và vận tốc của vật

C. Trọng lượng riêng

D. Khối lượng

Câu 4: Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh hơn thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng?

A. Thể tích                       

B. Khối lượng

C. Nhiệt năng                   

D. Nhiệt độ

PHẦN II – TỰ LUẬN

Câu 5:

a) Phát biểu định luật về công?

b) Nêu các nguyên lý truyền nhiệt? Khi thả một cục nước đá vào một cốc nước ở nhiệt độ phòng. Nhiệt năng đã được truyền từ vật nào sang vật nào?

Câu 6:

Một quả dừa có khối lượng 2 kg rơi thẳng đứng từ độ cao 4 m xuống đất.

a) Lực nào đã thực hiện công cơ học? Tính công của lực này?

b) Môt làn gió thổi theo phương song song với mặt đất có cường độ 130 N tác dụng vào quả dừa đang rơi. Tính công của gió tác dụng vào quả dừa.

Câu 7:

Một bếp điện đun sôi 1 lít nước trong một cái ấm bằng nhôm có khối lượng 0,3 kg từ nhiệt độ ban đầu 200C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm và của nước lần lượt là: 880 J/kg.K và 4200 J/kg.K

a) Tính nhiệt lượng đun sôi ấm nước này?

b) Biết thời gian đun sôi nước là T1 = 10 phút. Nếu dùng bếp trên để đun 2 lít nước trong cùng điều kiện thì sau bao lâu nước sôi? Cho rằng nhiệt do bếp điện cung cấp một cách đều đặn. 

ĐÁP ÁN

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM

1-C

2-D

3-A

4-B

 

PHẦN II – TỰ LUẬN

Câu 5:

a)

Định luật về công: Không máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi.

b)

- Nguyên lý truyền nhiệt: 

+ Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

+ Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật cân bằng nhau thì ngừng lại.

+ Nhiệt lượng do vật này toả ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào.

- Khi thả một cục nước đá vào một cốc nước ở nhiệt độ phòng. Nhiệt năng đã được truyền từ nước sang cục đá vì nước có nhiệt độ cao hơn cục đá.

Câu 6:

a) Quả dừa chịu tác dụng của trọng lực nên nó rơi xuống đất.

Trọng lực sinh công cơ học:

\(A = F.s = P.s = 10m.s = 10.2.4 \)

\(= 80J\)

b) Gió thổi theo phương song song với mặt đất, tức là vuông góc với phương chuyển động của quả dừa nên nó không sinh công. A = 0.

Câu 7:

Tóm tắt:

\({}{m_{nc}} = 1kg;{m_{Al}} = 0,3kg;{t_0} = {20^0}C;\)

\(t = {100^0}C\\{c_{Al}} = 880J/kg.K;{c_{nc}} = 4200J/kg.K\)

a) Q = ?

b) Nếu  thời gian đun là T1 = 10 phút thì khi đun 2 lít nước hết bao lâu?

Giải:

a) Nhiệt lượng đun sôi ấm nước là:

\({}Q = {m_{nc}}{c_{nc}}.\left( {t-{\rm{ }}{t_0}} \right)\)

\(+ {m_{Al}}.{c_{Al}}.\left( {t-{t_0}} \right)\\\,\,\,\,\, = 1.4200.\left( {100 - 20} \right) \)

\(+ 0,3.880.\left( {100 - 20} \right) = 357120{\rm{ }}J\)

b) Nếu dùng bếp này đun 2 lít nước thì cần nhiệt lượng là:

\({}Q' = {m_{nc}}'.{c_{nc}}.\left( {t-{\rm{ }}{t_0}} \right) \)

\(+ {m_{Al}}.{c_{Al}}.\left( {t-{t_0}} \right)\\\,\,\,\,\,\,\, = 2.4200.\left( {100 - 20} \right) \)

\(+ 0,3.880.\left( {100 - 20} \right) = 693120{\rm{ }}J\)

Vậy thời gian để đun sôi 2 lít nước là:

\(T' = T.\dfrac{{Q'}}{Q} = 10.\dfrac{{693120}}{{357120}} = 19,4\,\,(phut)\)

Vậy thời gian để đun sôi 2 lít là 19,4 phút. 

---(Hết đề thi số 3)---

 

4. ĐỀ SỐ 4

I. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Trong các vật sau đây, vật nào có thế năng:

A. Quả bóng bay trên cao

B. Hòn bi lăn trên mặt sàn

C. Con chim đậu trên nền nhà 

D. Quả cầu nằm trên mặt đất

Câu 2: Khi nhiệt độ của vật tăng thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật:

A. Chuyển động không ngừng

B. Chuyển động nhanh lên

C. Chuyển động chậm  lại

D. Chuyển động theo một hướng nhất định

Câu 3: Bỏ vài hạt thuốc tím vào một cốc nước, thấy nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên trên. Lí do nào sau đây là đúng?

A. Do hiện tượng truyền nhiệt 

B. Do hiện tượng đối lưu

C. Do hiện tượng bức xạ nhiệt

D. Do hiện tượng dẫn nhiệt

Câu 4: Đơn vị của công suất là

A. J.s                              B. m/s 

C. Km/h                          D. W

Câu 5: Nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K chi biết điều gì?

A. Muốn làm cho 1 kg nước nóng thêm 10 C cần truyền cho nước một nhiệt lượng là 4200 J

B. Muốn làm cho 1 g nước nóng thêm 10 C cần truyền cho nước một nhiệt lượng là 4200 J

C. Muốn làm cho 10 kg nước nóng thêm 10 C cần truyền cho nước một nhiệt lượng là 4200 J

D. Muốn làm cho 1 kg nước nóng thêm 10 C cần truyền cho nước một nhiệt lượng là 420 J

Câu 6: Hai bạn Long và Nam kéo nước từ giếng lên. Long kéo gầu nước nặng gấp đôi gầu nước của Nam. Thời gian kéo gầu nước của Nam lại chỉ bằng một nửa thời gian của Long. So sánh công suất trung bình của Long và Nam

A. Công suất của Long lớn hơn vì gầu nước của Long nặng gấp đôi

B. Công suất của Nam lớn hơn vì thời gian kéo nước của Nam chỉ bằng một nửa thời gian kéo nước của Long.

C. Công suất của Nam và Long như nhau

D. Không so sánh được

Câu 7: Công thức tính nhiệt lượng nào sau đây là đúng?

A. \(Q = m.c.\Delta t\)       

B. \(c = Q.m.\Delta t\)   

C. \(m = \frac{{Q.c}}{{\Delta t}}\)

D. \(Q = m.c.t\)

Câu 8: Tại sao người ta thường dùng chất liệu sứ mà không dùng chất liệu nhôm để làm bát ăn cơm?

A. Sứ làm cho cơm ngon hơn 

C. Sứ dẫn nhiệt tốt hơn

B. Sứ rẻ tiền hơn

D. Sứ cách nhiệt tốt hơn

Câu 9: Trong các sự truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào không phải bức xạ nhiệt?

A. Sự truyền nhiệt từ mặt trời đến trái đất.

B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò tới người đứng gần bếp lò

C. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng.

D. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đền điện đang sáng ra ngoài khoảng không gian bên trong bóng đèn

Câu 10: Công thức tính công suất là

A. \(P = 10.m\)      

B. \(P = \dfrac{A}{t}\)

C. \(P = \dfrac{F}{v}\)            

D. \(P = d.h\)

...

ĐÁP ÁN

I – Trắc nghiệm

1-A

2-B

3-B

4-D

5-A

6-C

7- A

8-D

9-C

10-C

11-C

12-B

 

...

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

5. ĐỀ SỐ 5

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đối lưu là hình thức truyền nhiệt xảy ra trong chất nào?

A. Chỉ ở chất lỏng

B. Chỉ ở chất khí

C. Chỉ ở chất lỏng và chất khí

D. Ở chất rắn, chất lỏng và chất khí

Câu 2: Tính chất nào sau đây không phải  của nguyên tử, phân tử?

A. chuyển động không ngừng

B. chỉ có thế năng, không có động năng

C. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.

D. Giữa các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có khoảng cách

Câu 3: Chọn câu trả lời đúng. Để chuyển một vật nặng lên cao, người ta dùng nhiều cách. Liệu có cách nào cho ta lợi về công?

A. Dùng ròng rọc động

B. Dùng ròng rọc cố định

C. Dùng mặt phẳng nghiêng

D. Không có cách nào cho ta lợi về công

Câu 4: Câu nào sau đây nói về nhiệt năng của một vật là không đúng?

A. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng và thế năng của vật

B. Nhiệt năng của một vật là một dạng năng lượng

C. Nhiệt năng của một vật là năng lượng vật lúc nào cũng có

D. Nhiệt năng  của một vật là tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật

Câu 5: Một học sinh kéo đều một gầu nước trọng lượng 60N từ giếng sâu 6m lên mất 0,5 phút. Công suất của lực kéo là:

A. 360W                     B. 720W

C. 180W                     D. 12W

Câu 6: Đơn vị của công cơ học là:

A. Jun (J)                     

B. Niu – tơn (N)

C. Oat (W)                    

D. Paxcan (Pa)

Câu 7: Nhiệt truyền từ bếp lò đến người đứng gần bếp lò chủ yêu bằng hình thức:

A. Đối lưu             

B. Bức xạ nhiệt

C. Dẫn nhiệt         

D. Dẫn nhiệt và đối lưu

Câu 8: Hãy chọn câu trả lời đúng. Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp?

A. Vì khi mới thổi không khí từ miệng vào còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại

B.Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại

C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui ra khỏi chỗ buộc ra ngoài

D. Vì giữa các phân tử làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể chui qua đó thoát ra ngoài.

PHẦN II – TỰ LUẬN

Câu 1: Tại sao trong các phòng kín có gắn quạt thông gió thì quạt thường đặt ở trên cao?

Nếu thay quạt bằng máy điều hòa nhiệt độ thì máy đó phải đặt ở đâu? Vì sao?

Câu 2: Các chất được cấu tạo như thế nào? Để chống gián cắn quần áo, người ta thường để băng phiến trong tủ đựng quần áo. Khi mở tủ ra ta ngửi thấy mùi thơm của băng phiến. Hãy giải thích tại sao?

Câu 3: Một người thả 420g chì ở nhiệt độ 1000C vào 260g nước ở nhiệt độ 580C làm cho nước nóng lên tới 600C. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K và bỏ qua sự hao phí nhiệt ra môi trường bên ngoài. Hãy tính:

a) Nhiệt độ của chì khi có cân bằng nhiệt

b) Nhiệt lượng nước đã thu vào? 

c) Nhiệt dung riêng của chì? 

ĐÁP ÁN

Phần I - Trắc nghiệm

1-C

2-B

3-D

4-A

5-D

6-A

7-B

8-D

Phần II – Tự luận

Câu 1:

Quạt thông gió thường được đặt trên cao vì không khí trong phòng luôn chuyển động và sự hình thành các dòng khí do đối lưu di chuyển từ dưới lên trên. Không khí nóng di chuyển lên cao và theo quạt thông gió đi ra ngoài. Vì vậy cần đặt quạt trên cao.

Khi thay quạt bằng điều hòa nhiệt độ thì cần đặt điều hòa trên cao. Vì điều hòa tạo ra không khí lạnh, nó sẽ di chuyển xuống phía dưới không gian phòng, không khí nóng trong phòng do đối lưu sẽ di chuyển lên trên và lại được điều hòa làm mát. Cứ như vậy tạo ra không khí mát trong phòng.

Câu 2:

Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

Băng phiến có tính chất đặc biệt, nó có thể thăng hoa trực tiếp chuyển từ thể rắn sang thể khí. Đặt băng phiến trong tủ quần áo, nó sẽ thăng hoa thành thể khí, các phân tử băng phiến chuyển động hỗn loạn không ngừng trong không khí, mở tủ ra, các phân tử này bay vào mũi ta, làm ta cảm nhận được mùi thơm của băng phiến.

Câu 3:

Tóm tắt: 

\({{m_{Pb}} = 420g = 0,42kg;{\rm{ }}{t_0} = {{100}^0}C;\\{\rm{ }}{m_{nc}} = 260g = 0,26g{\rm{ }}\\{t_1} = {{58}^0}C;{\rm{ }}{t_{cb}} = {{60}^0}C;{\rm{ }}\\{c_{nc}} = 4200{\rm{ }}J/kg.K.}\\{}\)

a)\({t_{cb}} = ?\)

b)\({Q_{thu}} = ?\)

c)\({c_{Pb}} = ?\) 

Giải:

a) Khi xảy ra cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của chì và của nước bằng nhau và bằng 600C.

b) Nhiệt lượng nước đã thu vào là:

\({Q_{thu}} = {m_{nc}}{c_{nc}}\left( {{t_{cb}} - {t_1}} \right)\)

\(= 0,26.4200.\left( {60 - 58} \right) = 2184J\)

c) Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt:

\({Q_{toa}} = {Q_{thu}} \Leftrightarrow {m_t}.{c_t}.({t_0} - {t_{cb}})\\ = {m_{th}}.{c_{th}}.({t_{cb}} - {t_1})\\0,42.{c_{Pb}}.(100 - 60) = 2184\\ \Rightarrow {c_{Pb}} = 130(J/kg.K)\)

---(Hết đề thi số 5)---

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 8 năm 2021 có đáp án Trường THCS Sư Vạn Hạnh. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF