YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 8 năm 2021 có đáp án Trường THCS Trưng Vương

Tải về
 
NONE

Xin giới thiệu với các em tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 8 năm 2021 có đáp án Trường THCS Trưng Vương do HOC247 biên soạn nhằm ôn tập và củng cố các kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ 2 sắp tới. Mời các em tham khảo tại đây!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS TRƯNG VƯƠNG

KIỂM TRA HỌC KỲ II

Năm học 2020-2021

MÔN: VẬT LÝ 8

Thời gian: 45p

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Hãy phát biểu định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng? Khi cưa thép, đã có sự chuyển hóa và truyền năng lượng nào xảy ra?

Câu 2. Khi dùng củi khô để đun nước, phần nhiệt năng mà nước nhận được bao giờ cũng nhỏ hơn phần nhiệt năng do đốt cháy củi khô cung cấp. Điều này có chứng tỏ năng lượng không được bảo toàn không? Vì sao?

Câu 3. Một quả cầu đặc bằng đồng có nhiệt dung riêng là 380J/kgK. Để đun nóng quả cầu đó từ 20°C lên 200°C cần cung cấp nhiệt lượng là 12175,2kJ, biết Dđồng = 8 900kg/m3. Tính thể tích của quả cầu trước khi đun?

Câu 4. Một ấm nhôm có khối lượng 400g chứa 1 lít nước ở nhiệt lượng 20°C. Tính nhiệt lượng cần thiết đổ đun sôi lượng nước này, bỏ qua nhiệt lượng tỏa ra môi trường ngoài.

Câu 5. Một ô tô chạy 100km với lực kéo không đổi là 700N thì tiêu thụ hết 5 lít xăng. Tính hiệu suất của động cơ ô tô đó. Biết khi đốt cháy hoàn toàn lkg xăng ta thu được nhiệt lượng q = 46.106J, khối lượng riêng của xăng là 700kg/m3.

ĐÁP ÁN

Câu 1. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng: Năng lượng không tự sinh ra và cũng không tự mất đi, nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Khi cưa thép, cơ năng đã chuyển hóa nhiệt năng làm nóng lưỡi cưa và miếng thép.

Câu 2. Không, vì một phần nhiệt năng của củi khô bị đốt cháy được truyền cho ấm và không khí xung quanh. Tổng phần nhiệt năng mà nước nhận đuợc và nhiệt năng truyền cho ấm, không khí xung quanh vẫn bằng năng lượng do củi khô bị đốt cháy tỏa ra. Nghĩa là, năng lượng vẫn được bảo toàn.

Câu 3. Thể tích của quả cầu \(V =\dfrac {Q }{{c\Delta t.D}} = 2.10^{ - 5}\) m3 \(= 20\) cm3.

Câu 4. Nhiệt lượng ấm nhôm thu vào : Q1 = 28 160J.

Nhiệt lượng nuớc thu vào : Q2 = 336 000J.

Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi lượng nước này : Q = Q1 + Q2 = 364 160J.

Câu 5. Đổi V = 5\(l\) = 0,005m3; s = 100km = 100 000m

Khối lượng xăng tiêu thụ là : m = D.V = 700.0,005 = 3,5kg.

Nhiệt lượng toàn phần do xăng bị đốt cháy trong động cơ tỏa ra là:

Q = m.q = 3,5.4,6.107 = 16,1.107 J

Công mà động cơ ô tô thực hiện là: A = F.s = 700.100 000 = 7.107 J

Hiệu suất của động cơ ô tô là:

\(H = \dfrac{A }{ V}.100\% = \dfrac{{{{7.10}^7}}}{{16,{{1.10}^7}}}.100\% \)\(\,≈ 43,5\%\)

---(Hết đề thi số 1)--

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Tại sao khi thả quả bóng cao su từ một độ cao nào đó xuống mặt bàn nằm ngang, quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu? Dựa vào định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng để giải thích hiện tượng này.

Câu 2. Người ta thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng. Trong ba miếng kim loại trên thì miếng nào thu nhiệt nhiều nhất, ít nhất vì sao? Hãy so sánh nhiệt độ cuối của ba miêng kim loại trên?

Câu 3. Tính nhiệt lượng cần thiết để đun nóng 5 lít nước từ 20°C lên 40°C, biết nhiệt dung riêng của nước là 4 200J/kg.K.

Câu 4. Đổ 738g nước ở nhiệt độ 15°C vào một nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng 100g, rồi thả vào đó một miếng đồng có khối lượng 200g và nhiệt độ 100°C. Nhiệt độ khi bắt đầu có cân bằng nhiệt là 17°C. Tính nhiệt dung riêng của đồng, lấy nhiệt dung riêng của nước là 4186J/kg.K.

ĐÁP ÁN

Câu 1.

Trong quá trình quả bóng rơi xuống, thế năng chuyền dần sang động năng. Khi quả bóng nảy lên, động năng chuyển dần sang thế năng. Ngoài ra, có một phần cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng làm nóng quả bóng và không khí xung quanh quả bóng cũng vì thế cơ năng giảm, quả bóng không bay lên đến độ cao ban đầu.

Câu 2.

Trong ba miếng kim loại trên thì miếng nhôm thu nhiệt nhiều nhất, miếng chì thu nhiệt ít nhất vì nhiệt dung riêng của nhôm lớn nhất, của chì bé nhất. Nhiệt độ cuối của ba miếng kim loại trên là bằng nhau.

Câu 3

Nhiệt lượng cần thiết: Q = c.m (t2°- t1º).

Thay số tính được: Q = 420 000J.

Câu 4

Đã cho:

m1 = 200g; t1= 100°C; m2 = 738g; t2 = 15°C; C2 = 4186J/kg.K; m3 = 100g; t = 17°C

Tìm C1 = ?

Giải

Nhiệt lượng do miếng đồng tỏa ra.

Q1 = m1c1(t- t) = 0,2c1(100 - 17) = 16,6c1

Nhiệt lượng do nước và nhiệt lượng kế thu vào:

Q2 = m2c2(t - t2) = 0,738.4186(17 - 15)= 6178,5

và Q3 = m3c1(t - t2) = 0, lc1(17 - 15) = 0,2c1

Vì nhiệt lượng tỏa ra = nhiệt lượng thu vào nên :

Q1 = Q2 + Q3

Thay số vào phương trình trên sẽ tính được c1:

16,6c1 = 6178,5 + 0,2c1 \(\Rightarrow\) 16,4c1 = 6,1785

Vậy c1 ≈ 377 J/kg.K.

---(Hết đề thi số 2)--

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Có mấy cách truyền nhiệt từ một bếp lửa đến một người đứng gần đó? Trong trường hợp này cách nào là chủ yếu?

Câu 2. Nhiệt năng chuyển hóa thành cơ năng và ngược lại cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng được không, lấy thí dụ minh họa?

Câu 3. Tại sao khi thả quả bóng cao su từ một độ cao nào đó xuống mặt bàn nằm ngang, quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu? Dựa vào định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng để giải thích hiện tượng này.

Câu 4. Muốn có 100 lít nước ở nhiệt độ 35°C thì phải đổ bao nhiêu lít nước đang sôi vào bao nhiêu lít nước ở nhiệt độ 15°C. Lấy nhiệt dung riêng của nuớc là 4190J/kg.K?

ĐÁP ÁN

Câu 1. Có 3 cách truyền nhiệt từ một bếp lửa đến một người đứng gần đó là: dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt. Trong trường hợp này cách truyền nhiệt từ bếp lửa đến người là bức xạ nhiệt.

Câu 2. Nhiệt năng chuyển hóa thành cơ năng và ngược lại cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng đều được.

Thí dụ: Nhiệt năng chuyển hóa thành cơ năng: Nút đậy ống nghiệm có chứa nước bật ra khi nước được đun sôi.

Cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng: Miếng kim loại nóng lên khi được cọ xát nhiều lần vào mặt bàn.

Câu 3. Trong quá trinh quả bóng rơi xuống, thế năng chuyền dần thành động năng. Khi quả bóng nảy lên, động năng chuyển dần thành thế năng. Ngoài ra, có một phần cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng làm nóng quả bóng và không khí xung quanh quả bóng vì thế cơ năng giảm, quả bóng không bay lên đến độ cao ban đầu.

Câu 4. Giải: Gọi x là khối lượng nước ở 15°C và y là khối lượng nước đang sôi.

Ta có : x + y = 100kg         (1)

Nhiệt lượng y kg nước đang sôi tỏa ra:

Q1 = y.4190.(100 - 35)

Nhiệt lượng x kg nước ở nhiệt độ 15°C thu vào để nóng lên 35°C:

Q= x.4190.(35 - 15)

Nhiệt lượng tỏa ra bằng nhiệt lượng thu vào:

Q1 = Q2 =  x.4190.(35 – 15) = y.4190.(100 -35)    (2)

Giải hệ phương trình (1) và (2) ta được:

x = 76,5kg; y ≈ 23,5kg

Phải đổ 23,5 lít nước đang sôi vào 76,5 lít nước ở 15°C.

---(Hết đề thi số 3)--

 

4. ĐỀ SỐ 4

A. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng. Khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt thì xảy ra trường hợp nào dưới đây?

A. Nhiệt độ của ba miếng bằng nhau.

B. Nhiệt độ của miếng nhôm cao nhất, rồi đến của miếng đồng, miếng chì.

C. Nhiệt độ của miếng chì cao nhất, rồi đến của miếng đồng, miếng nhôm.

D. Nhiệt độ của miếng đồng cao nhất, rồi đến của miếng nhôm, miếng chì.

Câu 2. Cần cẩu A nâng được l000kg lên cao 3m trong 0,5 phút, cần cẩu B nâng được 800kg lên cao 5m trong 45 giây. Hãy so sánh công suất cùa hai cần cẩu.

A. Công suất cửa A lớn hơn.

B. Công suất của B lớn hơn

C. Công suất của A và của B bằng nhau.

D. Chưa đủ dữ liệu để so sánh hai công suất này.

Câu 3. Nhiệt lượng cần truyền cho 5kg đồng để tăng nhiệt độ từ 20°C lên 50°C là bao nhiêu? Cd = 380 J/kg.K

A. 57000kJ.              B. 57000J.             

C.5700J.                   D. 5700kJ.

Câu 4. Hai vật 1 và 2 trao đổi nhiệt với nhau. Khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của vật 1 giảm bớt ∆t1, nhiệt độ của vật 2 tăng thêm ∆t2.

Hỏi ∆t1 = ∆t2, trong trường hợp nào dưới đây ?

A. Khi m= m2, c1 = c2, t1 = t2

B. Khi m= \(\dfrac{3 }{ 2}\)m2 , c1 = \(\dfrac{2 }{ 3}\)c2, t1 > t2

C. Khi m1 = m2, c1 = c2, t1 < t2

D.Khi m1 = \(\dfrac{3}{ 2}\)m2, c1 = \(\dfrac{2 }{ 3}\)c2, t1< t2

Câu 5. Một miếng chì khối lượng lkg rơi tự do từ độ cao h = 10m xuống đất. Ngay trước khi chạm đất:

A. Cơ năng của vật là 100J.                 

B. Thế năng của vật là 100J.

C. Động năng của vật là 100J.           

D. Cả (A), (C) đúng.

B.TỰ LUẬN

Câu 1. Tính công phải thực hiện để đưa một vật có khối lượng 50kg lên cao l,5m bằng một mặt phẳng nghiêng, cho biết hiệu suất làm việc của mặt phẳng nghiêng là 80%.

Câu 2. Người ta đun 450g nhôm đến 100°C rồi thả vào một cốc nước ở 45°C. Miếng nhôm nguội xuống còn 57°C.

a. Hỏi nhiệt độ của nước là bao nhiêu khi có cân bằng nhiệt? Giải thích.

b. Tính nhiệt lượng, tỏa ra của miếng nhôm.

c. Tính lượng nước trong cốc.

d. Nếu muốn làm cho lượng nước trên đến sôi thì cần bao nhiêu củi khô?

Biết năng suất tỏa nhiệt của nhôm 880J/kg.K, của nước là 4200J/kg.K; Biết khi đốt cháy hoàn toàn lkg củi khô ta thu được nhiệt lượng q = 10.10\(^6\) J. Bỏ qua sự tỏa nhiệt ra môi trường.

Câu 3. Một máy bơm nước sau khi chạy hết 10\(l\) dầu (khoảng 8kg) thì đưa được 700m3 nước lên cao 8m. Tính hiệu suất của máy bơm đó, Biết khi đốt cháy hoàn toàn lkg dầu ta thu được nhiệt lượng q = 46.106J.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

A

A

B

B

D

 

Câu 1.  Từ công thức:  \(H=\dfrac{{{A_1}}}{ A}\).

với A1 = P.h, công thực hiện là: A = 937,5J.

Câu 2.

a) Nhiệt độ của nước là 57°C khi có cân bằng nhiệt, vì khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của nhôm và nước bằng nhau.

b) Tính nhiệt lượng tỏa ra của miếng nhôm:

Qtỏa = m1.c1.(t1-t) = 0,45.880.43 = 17028 (J).

c) Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có nhiệt lượng do nhôm tỏa ra bằng nhiệt lượng mà nước hấp thụ:

Qtỏa = Qthu = 17028 (J)         

Qthu = m2.c2.(t – t2)

Khối lượng của nước: \(m_2=\dfrac{{{Q_{thu}}}}{{c(t - {t_2})}} = 0,34\) (kg)

d) Nhiệt lượng mà 0,34kg nước hấp thụ tăng nhiệt độ từ 57°C đến 100°C:

Q’ = m2.c2.(t3 - t) = 0,34.4200.( 100 - 57) = 61404 (J)

Nhiệt lượng này bằng nhiệt lượng do củi khô tỏa ra Q’:

\(Q’ = m.q \Rightarrow m = \dfrac{{Q'} }{ q}  = 0,0061\, (kg)\)

Câu 3. Nhiệt luợng do dầu đốt cháy tỏa ra là:

Q = md.q = 8.4,6.10\(^7\) = 36,8.10\(^7\) J.

Trọng lượng của 700m3 nước là :

P = 10.mn - 10.Dn.Vn = 10.1 000.700 = 0,7. 10\(^7\)N.

Công mà máy bơm thực hiện : A = P.h = 0,7. 10\(^7\).8 = 5,6. 10\(^7\)J.

Hiệu suất của máy bơm nước là:

\(H = \dfrac{A }{ Q} . 100\% = \dfrac{{5,{{6.10}^7}}}{ {36,{{8.10}^7}}}.100\% \)\(\,≈ 15,2\%\)

---(Hết đề thi số 4)--

 

5. ĐỀ SỐ 5

A. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng. Khi nào vật vừa có động năng, vừa có thế năng?

A. Khi vật đang đi lên và đang rơi xuống.

B. Chỉ khi vật đang đi lên.

C. Chỉ khi vật đang rơi xuống.

D. Chỉ khi vật lên tới điểm cao nhất.

Câu 2. Một máy đóng cọc có quả nặng khối lượng 100kg rơi từ độ cao 5m đến đập vào cọc móng, sau đó cọc bị đóng sâu vào đất 40cm. Cho biết khi va chạm búa máy đã truyền 80% công của nó cho cọc. Lực cản của đất đối với cọc là :

A. 1000N.                     B. 10000N             

C. 1562,5N.                  D. 15625N

Câu 3. Nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kgK, điều đó có nghĩa là :

A. Để nâng 1 kg nưóc tăng lên 1 độ ta phải cung cấp cho nó nhiệt lượng là 4200J

B. Để lkg nước sôi ta phải cung cấp cho nó nhiệt lượng là 4200J.

C. Để lkg nước bay hơi ta phải cung cấp cho nó nhiệt lượng là 4200J.

D. lkg nước khi biến thành nước đá sẽ giải phóng nhiệt lượng là 4200J.

Câu 4. Vì sao quả bóng bay dù buộc thật chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp?

A. Vì khi thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.

B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng, nó tự động co lại.

C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua lỗ buộc ra ngoài.

D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể chui qua đó thoát ra ngoài.

Câu 5. Chọn câu giải thích đúng nhất

Lí do mùa đông áo bông giữ cho ta được ấm vì :

A. Áo bông truyền cho cơ thể nhiều nhiệt lượng hơn áo thường.

B. Sợi bông dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự truyền nhiệt từ khí lạnh bér ngoài vào cơ thể.

C. Bông xốp nên bên trong áo bông có chứa không khí, mà không khí dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự dẫn nhiệt từ cơ thể ra ngoài.

D. Khi ta vận động, các sợi bông cọ xát nhau làm tăng nhiệt độ bên trong áo bông.

B. TỰ LUẬN

Câu 1. Khi dùng củi khô để đun nước, phần nhiệt năng mà nước nhận được bao giờ cũng nhỏ hơn phần nhiệt năng do đốt cháy củi khô cung cấp. Điều này có chứng tỏ năng lượng không được bảo toàn không? Vì sao?

Câu 2. Người ta thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khôi lượng, cùng nhiệt độ vào một cốc nước nóng. Trong ba miếng kim loại trên thì miếng nào thu nhiệt nhiều nhất, ít nhất vì sao? Hãy so sánh nhiệt độ cuối của ba miếng kim loại trên?

Câu 3. Nguời ta dùng bếp dầu hỏa để đun sôi 2 lít nước từ 20°C đựng trong một ấm nhôm có khối lượng 0,5kg. Tính lượng dầu hỏa cần thiết, biết chỉ có 30% nhiệt lượng do dầu tỏa ra làm nóng nước và ấm. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, của nhôm 880J/kg.K; Biết khi đốt cháy hoàn toàn lkg dầu hỏa ta thu được nhiệt lượng q = 46.10\(^6\) J.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

A

B

A

D

C

 

Câu 1. Không, vì một phần nhiệt năng của củi khô bị đốt cháy được truyền cho ấm và không khí xung quanh. Tổng phần nhiệt năng mà nước nhận được và nhiệt năng truyền cho ấm, không khí xung quanh vẫn bằng năng lượng do củi khô bị đốt cháy tỏa ra. Nghĩa là, năng lượng vẫn được bảo toàn.

Câu 2. Trong ba miếng kim loại trên thì miếng nhôm thu nhiệt nhiều nhất, miếng chì thu nhiệt ít nhất vì nhiệt dung riêng của nhôm lớn nhất, của chì bẻ nhất. Nhiệt độ cuối của ba miếng kim loại trên là bằng nhau.

Câu 3. Nhiệt lượng cần thiết để đun nóng nước :

Q1 = c1m1(t2 – t1) = 672000 J

Nhiệt lượng cần để đun nóng ấm:

Q2 = c2(t2 – t1) = 35200 J

Nhiệt lượng do dầu tỏa ra để đun nóng ấm và nước:

Q = Q1 + Q2 = 707200J

Tổng nhiệt lượng do dầu tỏa ra: QTP = 2357333 J

Mặt khác: QTP = m.q nên m = 0,051 kg.

---(Hết đề thi số 5)--

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 8 năm 2021 có đáp án Trường THCS Trưng Vương. Để xem thêm nhiều tài liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF