YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 11 năm 2021 Trường THPT Lê Văn Việt

Tải về
 
NONE

Ban biên tập HOC247 xin gửi đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Lê Văn Việt nhằm ôn tập và củng cố các kiến thức chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Mời các em cùng theo dõi!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT LÊ VĂN VIỆT

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

MÔN: NGỮ VĂN 11

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. Đọc văn bản sau và thực hiện theo yêu cầu:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?

Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?

(Trích Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)

Câu 1. Câu thơ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” mang sắc thái ý nghĩa như thế nào? (1 điểm)

Câu 2. Nêu nội dung chính của khổ thơ thứ nhất. (1 điểm)

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ trong 2 câu thơ sau:

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc (2 điểm)

Câu 4. Từ “kịp” trong câu thơ “Có chở trăng về kịp tối nay?” đã giúp người đọc hiểu gì về tình cảnh và tâm trạng của Hàn Mặc Tử? (2 điểm)

Câu 5. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 15- 20 dòng) trình bày cảm nhận của anh/ chị về câu thơ cuối bài: “Ai biết tình ai có đậm đà?”. (4 điểm)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1:

Câu thơ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” mang sắc thái ý nghĩa:

- Hỏi, hờn trách, nhắc nhở, mời mọc.

- Thực chất là lời Hàn Mặc Tử tự vấn lòng mình với bao tiếc nhớ, xót xa.

Câu 2:

Nêu nội dung chính của khổ thơ thứ nhất:

- Cảnh vườn thôn Vĩ tràn đầy sức sống trong buổi sớm mai qua hồi ức của nhà thơ.

- Diễn đạt dài dòng, đúng nội dung: 

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Phần I. Đọc hiểu (4 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Người ta có thể yêu nhau và ghét nhau nhưng xin đừng hãm hại nhau. Tôi sợ lắm những gì mang đến bất hạnh cho con người. Hãy cố gắng mang đến cho nhau những giấc mơ, những giấc mơ làm nên hạnh phúc. Đi đâu, đến đâu cũng chỉ thấy những nụ cười. Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận. Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái”.

   (Trích Viết bên bờ Loiret- Trịnh Công Sơn)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 2: Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích?

Câu 3: Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn sau: “Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận”?

Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với ý kiến: “Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái” Vì sao?

Phần II. Làm văn (6 điểm)

Phân tích bức tranh phố huyện lúc về đêm cho đến khi đoàn tàu đi qua trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Phần I: Đọc hiểu:

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2: Nội dung chính đoạn trích: Đoạn trích là lời cầu khẩn tha thiết về mối quan hệ tốt đẹp, nhân ái giữa con người với con người.

Câu 3:

- Biện pháp so sánh: Những nụ cười với đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận

- Hiệu quả nghệ thuật:

+ Tạo cách nói sinh động, giàu hình ảnh gợi cảm

+ Khẳng định ý nghĩa của những nụ cười yêu thương mà con người trao tặng cho nhau

Câu 4: Nêu rõ quan điểm đồng tình hay không đồng tình, lý giải hợp lí, thuyết phục.

Phần II: Làm văn

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

- Không gian phố huyện lúc đêm khuya: Bóng tối tối dày đặc bao trùm lên phố huyện đối lập với ánh sáng nhỏ nhoi, mong manh. Thế giới bóng tối cũng chính là cuộc sống tăm tối và tù túng đang bao phủ con người

- Cuộc sống của con người nghèo khó, bấp bênh, bế tắc. Nhịp sống cứ lặp đi lặp lại một cách đơn điệu, quẩn quanh, tẻ nhạt, mỏi mòn, buồn chán. “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”.

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (5 điểm): Đọc hiểu văn bản

Đọc hai câu thơ sau:

"Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru."

(Trích: Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa - Nguyễn Duy)

a. Xác định nội dung của hai câu thơ trên. (1 điểm)

b. Xác định biện pháp nghệ thuật và nêu hiệu quả nghệ thuật của các từ sau: "đi" (câu 1); "đi" (câu 2). (1.5 điểm)

c. Giải thích ý nghĩa của cụm từ: "mấy lời mẹ ru". (0.5 điểm)

d. Từ hình ảnh người mẹ trong hai câu thơ trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn nghị luận bàn về tình mẫu tử trong cuộc đời. (2 điểm)

Câu 2: Đánh giá về thơ Huy Cận, có ý kiến cho rằng: Nếu như Xuân Diệu là nhà thơ của cảm thức thời gian, thì Huy Cận lại là nhà thơ của những ám ảnh không gian. Tràng giang là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Huy Cận.

Anh, chị hãy phân tích hình ảnh tạo vật thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai khổ đầu bài thơ Tràng giang của nhà thơ Huy Cận. (5 điểm)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1:

- Nội dung:

+ Nhận thức của người con về tình cảm, ước mong, lời khuyên nhủ của mẹ dành cho con: sống hết cả cuộc đời con cũng không thể hiểu hết, thấy hết, dùng hết những tình cảm, ước mong, lời khuyên nhủ ấy.

+ Tình cảm của con dành cho mẹ: tình yêu thương, sự biết ơn, ngợi ca...

- Xác định biện pháp nghệ thuật:

+ "Đi" (1): ẩn dụ: sống hết cuộc đời một người;

+ "Đi" (2): ẩn dụ: hiểu, thấy, dùng hết những tình cảm, ước mong, khuyên nhủ của mẹ.

- Phép ẩn dụ làm cho câu thơ gợi hình, gợi cảm hơn.

- Giải thích từ ngữ: "mấy lời mẹ ru": câu ca dao, dân ca; những tình cảm, ước mong, lời khuyên nhủ.... của mẹ.

- Giải thích ý kiến. Bàn luận:

+ Những biểu hiện của vấn đề

+ Vai trò của tình mẫu tử

+ Thái độ cần có đối với tình mẫu tử

+ Phê phán những hiện tượng chưa đúng đắn đối với tình mẫu tử

- Bài học nhận thức và hành động

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

“Những kẻ ở vườn thấy quan sang, quan quyền, cũng bén mùi làm quan. Nào lo cho quan, nào lót cho lại, nào chạy ngược nào chạy xuôi, dầu cố ruộng dầu bán trâu cũng vui lòng, chỉ cần được lấy một chức xã trưởng hoặc cai tổng, đặng ngồi trên, đặng ăn trước, đặng hống hách thì mới thôi. Những kẻ như thế mà vẫn không ai khen chê, không ai khinh bỉ, thật cũng lạ thay! Thương ôi! Làng có một trăm dân mà người này đối với kẻ kia đều ngó theo sức mạnh, không có một chút gì gọi là đạo đức là luân lí cả. Đó là nói người trong một làng đối với nhau, chí như đối với dân kiều cư kí ngụ thì lại càng hà khắc hơn nữa. Ôi! Một dân tộc như thế thì tư tưởng cách mạng nảy nở trong óc chúng làm sao được! Xã hội chủ nghĩa trong nước Việt Nam ta không có là cũng là vì thế”.

(SGK Ngữ văn 11, tập 2)

Câu 1. Đoạn trích trên trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả của tác phẩm ấy?

Câu 2. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên? Đọc đoạn văn anh/chị liên tưởng đến thực trạng nào của xã hội hiện nay?

Câu 3. Tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Ý nghĩa sử dụng của những biện pháp ấy?

Câu 4. Từ nội dung đoạn trích trên, anh chị hãy viết một đoạn văn (5 - 7 dòng) trình bày suy nghĩ của mình về việc thực hiện pháp luật Nhà nước của giới trẻ hiện nay?

---(Để xem tiếp những câu hỏi còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

“Người ta chẳng qua là một cây sậy, cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hóa nhưng là một cây sậy có tư tưởng.

Cần gì cả vũ trụ phải tòng hành nhau (hùa vào nhau) mới đè bẹp cây sậy ấy? Một chút hơi, một giọt nước cũng đủ làm chết được người. Nhưng dù vũ trụ có đè bẹp người ta, người ta so với vũ trụ vẫn cao hơn vì khi chết thì biết rằng mình chết chứ không như vũ trụ kia, khỏe hơn người nhiều mà không tự biết rằng mình khỏe.

Vậy thì giá trị chúng ta là ở tư tưởng”.

 (Theo  Pa-xcan, bản dịch của Nghiêm Toản, trong Luận văn thị phạm)

Câu 1: (0.5đ) Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 2: (0.5đ) Xác định câu chủ đề của văn bản

Câu 3: (0.5đ) Nội dung chính của văn bản là gì?

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi

Trời lại phê cho: “Văn thật tuyệt!

Văn trần được thế chắc có ít!

Nhời văn chuốt đẹp như sao băng!

Khí văn hùng mạnh như mây chuyển!

Êm như gió thoảng, tinh như sương!

Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết!”

 (Trích Hầu trời – Tản Đà, Ngữ văn 11, tập 2)

Câu 4: (0.5đ) Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ.

Câu 5: (1,0 đ) Xác định biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong đoạn thơ? Hiệu quả nghệ thuật  của biện pháp tu từ ấy?

II. PHẦN LÀM VĂN (7đ)

Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện trong đoạn thơ sau:                                 “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim…

 

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh với đời.”

 (Trích Từ ấy- Tố Hữu - Theo Sách Ngữ văn 11- tập hai – NXB Giáo dục, 2008)

Từ tâm trạng người thanh niên khi giác ngộ lí tưởng của Đảng, anh/chị suy nghĩ gì về lẽ  sống của tuổi trẻ ngày nay.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1:

Phong cách ngôn ngữ chính luận

Câu 2:

“Người ta chẳng qua là một cây sậy, cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hóa nhưng là một cây sậy có tư tưởng”.

Câu 3:

Một số gợi ý:  tự sự, miêu tả, biểu:

+ Con người nhỏ yếu nhưng có tư thế lớn lao trong vũ trụ vì con người có tư tưởng.// Điều làm nên giá trị của con người là ở tư tưởng chứ không phải là sự giàu có của không gian, đất cát// Giá trị đích thực của con người chính là ở tư tưởng.// Tầm vóc lớn lao, bao trùm vũ trụ của con người là ở tư tưởng…

Câu 4:

Các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu

Câu 5:

- Biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng: so sánh

- Hiệu quả nghệ thuật: Giúp người đọc cảm nhận, hình dung về vẻ đẹp kì diệu của văn chương Tản Đà qua những hình ảnh thiên nhiên, đồng thời nhấn mạnh tài thơ văn độc đáo, có một không hai của tác giả.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 11 năm 2021 Trường THPT Lê Văn Việt. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF